1) Thế nào là đất trồng? Vai trò của đất trồng.Nêu thành phần và một số tính chất của đất trồng.
2) Nêu các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
3) Trình bày tác dụng của phân bón. Cách sử dụng các loại phân bón? Cách bảo quản các loại phân bón
4) Vai trò của giống cây trồng,Tiêu chí của giống cây trồng,Phương pháp chọn giống cây trồng
5) Nêu một số phương pháp chọn tạo giống, quy trình sản xuất giống cây trồng.Nêu một số phương pháp nhân giống vô tính.
Tham Khảo:
C2:
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
Thâm canh tăng vụ Không bỏ đất hoang Chọn cây trồng phù hợp với đất Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất | Tăng sản lượng thu được Không để đất trống giữa 2 vụ thu hoạch Cây sinh trưởng tốt, phát triển cho năng suất cao Để sớm có thu hoạch |
Biện pháp cải tạo đấtMục đíchÁp dụng cho đất
Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơLàm ruộng bậc thangTrồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanhCày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyênBón vôi | Tăng bề dày lớp đất trồngHạn chế xói mònTăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôiRửa phènGiảm độ chua của đất | Đất xám bạc màuĐất đồi dốcĐất dốc và các vùng đất để cải tạoĐất phènĐất chua |
câu 1:
+ Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản
Vai trò của đất trồngĐất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
+ Thành phần chính của đất trồng:
- Phần rắn: Gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây
- Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.
- Phần khí: Gồm oxi, nitơ và CO2 cung cấp cho cây
+ Tính chất chính cả đất:
- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng,
- Có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu
- Thành phần cơ giới của đất
Tham Khảo:
C4:
1. Vai trò của giống cây trồng là
- Tăng năng suất cây trồng
- Tăng chất lượng nông sản
- Tăng vụ
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
2. Tiêu chí của giống cây trồng là
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương
- Có chất lượng tốt
- Có năng suất cao và ổn định
- Chống, chịu được sâu bệnh
3. Phương pháp chọn giống cây trồng
- Gây đột biến nhân tạo:
+ Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể: tạo giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106…; tạo giống đậu tương DT55 từ xử lí đột biến giống DT74 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ, chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng…
+ Phối hợp giữa lai hữu tính và phối hợp đột biến: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến H20 × H30.
+ Chọn giống bằng chọn lọc tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: giống táo đào vàng được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.
- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có:
+ Tạo biến dị tổ hợp: tạo giống lúa DT17 từ phép lai hai giống lúa DT10 × OM80 cho giống có năng suất cao, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo.
+ Chọn lọc cá thể: giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan.
- Tạo giống ưu thế lai (ở F1): các giống ngô lai được tạo ra như: LVN10, LVN98, HQ2000 là giống ngô dài ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh; LVN20, LVN24, LVN25 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt.
- Tạo giống đa bội thể: giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) được lai giữa thể tứ bội (4n - giống dâu Bắc Ninh) với giống lưỡng bội (2n) cho giống có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao.
Trong các phương pháp chọn giống trên, phương pháp lai hữu tính vẫn được coi là phương pháp cơ bản.