1) Chứng minh biển Việt Nam giàu tiềm năng ?
– Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).
– Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ).
2) Chứng minh " Suốt miền Trung núi chồi ra biển ? "
Do địa hình miền trung nước ta có các dãy nuí hai sườn không đối xứng. Sườn đông hẹp, dốc nhiều nhánh núi ăn sát ra biển. Các đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kém phì nhiêu, chủ yếu là cát
3) Vì sao mùa đông thời tiết khí hậu 3 miền không giống nhau ?
Không giống nhau: miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
4) Vì sao sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn ?
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
5) Nêu vấn đề cải tạo và sử dụng đất
Hàng ngàn đời nay cuộc sống của nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Những kinh nghiệm vé sử dụng, cải tạo đất của cha ông ta còn lưu truyền và được chúng ta tiếp nhận, phát huy.
Ngày nay nhiều vùng đất nông nghiệp của nước ta đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, năng suất và sản lượng cây trồng đã tăng nhiều lần so với trước đây. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn có nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cán phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
Nhà nước ta đã ban hành Luật đất đai để bảo vệ và sử dụng đất ngày càng tốt hơn.