Violympic toán 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hello hello

1. Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A , trung tuyến AM = 5cm , AB = 6cm

a. Tính số đo góc \(\widehat{B}\) và đường cao AH

b. C/m : BC = AB . cosB + AC . cosC

c. Kẻ \(HE\perp AB\) , \(HN\perp AC\) . C/m : AE . AB = AN . AC

d. C/m : \(EN\perp AM\)

Trịnh Thị Thúy Vân
2 tháng 11 2018 lúc 12:21

a) Xét \(\Delta ABC\) vuông tại A có AH là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC

\(\Rightarrow AM=\dfrac{1}{2}BC\Rightarrow5=\dfrac{1}{2}BC\Rightarrow BC=10\left(cm\right)\)

Xét \(\Delta ABC\) vuông tại A có \(\cos B=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{6}{10}=0.6\Rightarrow\widehat{B}\approx53^o\)

\(\Rightarrow\sin B=\sin53^o\approx0.8=\dfrac{AH}{AB}=\dfrac{AH}{6}\Rightarrow AH=4,8\left(cm\right)\)

Trịnh Thị Thúy Vân
2 tháng 11 2018 lúc 12:24

b) Xét \(\Delta ABH\) vuông tại H: \(BH=AB.\cos B\)

Tương tự: \(HC=AC.\cos C\)

Cộng hai vế của hai đẳng thức trên, ta được điều phải chứng minh

Trịnh Thị Thúy Vân
2 tháng 11 2018 lúc 12:53

c) Áp dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác cho \(\Delta ABH\) có HE là đường cao: \(HA^2=AE.AB\)

Tương tự: \(HA^2=AN.AC\)

Nên AE.AB = AN.AC

Nguyễn Nam
2 tháng 11 2018 lúc 12:48

a) \(\Delta\)ABC vuông tại A, có trung tuyến AM

=> AM = BC/2 ( tc đường trung tuyến )

=> BC = 2.AM = 2.5 = 10 (cm)

\(\Delta\)ABC vuông tại A

\(cosB=\dfrac{AB}{BC}=\dfrac{6}{10}=\dfrac{3}{5}\) (TSLG)

=> \(\widehat{B}\approx53^o8'\)

\(AB^2+AC^2=BC^2\) (ĐL pitago)

=> \(AC^2=BC^2-AB^2=10^2-6^2=64\)

=> AC = 8 (cm)

\(AB.AC=AH.BC\) ( HT cạnh và đường cao )

=> \(AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{6.8}{10}=4,8\left(cm\right)\)

Nguyễn Nam
2 tháng 11 2018 lúc 12:55

c) \(\Delta\)AHB vuông tại H ; \(HE\perp AB\)

\(AH^2=AE.AB\) ( HT cạnh và đường cao ) (1)

\(\Delta\)AHC vuông tại H ; \(HN\perp AC\)

\(AH^2=AN.AC\) ( HT cạnh và đường cao ) (2)

- Từ (1) và (2): => \(AE.AB=AN.AC\left(dfcm\right)\)

Trịnh Thị Thúy Vân
2 tháng 11 2018 lúc 13:02

d) Gọi I là giao điểm của AM và EN

Vì AE.AB = AN.AC \(\Rightarrow\dfrac{AE}{AN}=\dfrac{AC}{AB}\)

Dễ chứng minh được: \(\Delta AEN\sim\Delta ACB\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{ENA}=\widehat{CBA}\)

Như đã chứng minh ở câu a: \(AM=\dfrac{BC}{2}=BM=MC\)

\(\Rightarrow\Delta ABM\) cân tại M \(\Rightarrow\widehat{MBA}=\widehat{BAM}\Rightarrow\widehat{BAM}=\widehat{ENA}\)

Dễ chứng minh được: \(\Delta EIA\sim\Delta EAN\left(g.g\right)\Rightarrow\widehat{EIA}=\widehat{EAN}=90^o\)

\(\Rightarrow EN\perp AM\)


Các câu hỏi tương tự
Măm Măm
Xem chi tiết
Yêu lớp 6B nhiều không c...
Xem chi tiết
JakiNatsumi
Xem chi tiết
Phương Minh
Xem chi tiết
Dương Thị Ngọc Hân
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Bùi Xuân Anh
Xem chi tiết
Tdq_S.Coups
Xem chi tiết
Tran Thiên Anh
Xem chi tiết