Phần I
Câu 1:
- Hai câu thơ trên được trích từ văn bản " Chị em Thúy Kiều "
- Tác giả: Nguyễn Du
Câu 2:
- Làn thu thủy (làn nước mùa thu) => gợi lên đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu
- Nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) => miêu tả đôi lông mày thanh tú của Kiều, như dáng núi mùa xuân
Câu 3:
" Hoa cười ngọc thốt đoan trang " - câu thơ này cũng được trích từ văn bản " Chị em Thúy Kiều " => sử dụng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng
Phần II
Câu 1:
- Nguồn gốc, xuất xứ: tác phẩm được viết dựa trên " Kim Vân Kiều truyện " của Thanh Tâm Tài Nhân
Câu 2:
- Giá trị nhân đạo: ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp và thương xót cho những số phận bi kịch của con người, nhất là những người phụ nữ " bạc mệnh " trong xã hội phong kiến cũ. Đồng thời cũng phê phán, lên án những thế lực xấu xa.
Câu 3:
a, Hãy chép chính xác sáu câu thơ tiếp theo
" Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi "
b, Viết đoạn văn có độ dài khoảng một trang vở theo cách trình bày diễn dịch phân tích tám câu thơ trên để thấy rõ tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều.
Bài làm:
Phải nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức thành công trong việc tả cảnh ngụ tình, là mượn cảnh vật để nói tâm trạng của Thúy Kiều, một nỗi buồn, sự trông mong, chờ đợi đến mòn mỏi...Mở đầu cho bức tranh tâm trạng, tác giả viết: " Buồn trông cửa bể chiều hôm // Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa ". Chỉ với hai câu thơ thôi mà Nguyễn Du đã gợi lên cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc. Thời gian ở đây được vẽ ra vào lúc chiều muộn, một khoảng thời gian gợi nhớ, gợi thương trong lòng người ta những khoảnh khắc chờ đợi, giống như ca dao từng viết: " Chiều chiều ra đứng ngõ sau // Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều ". Vâng, buổi chiều luôn là thế. Thêm vào đó là nơi cửa bể, là nơi lắm thác nhiều ghềnh, nơi có dòng chảy không ổn định. Trong không gian, thời gian ấy, hình ảnh con thuyền gợi nhiều liên tưởng, phải chăng đó là con thuyền trong mong ước của Kiều, con thuyền có thể đưa nàng rời khỏi nơi đây. Nhưng cũng có khi con thuyền là hình ảnh ẩn dụ cho Thúy Kiều đang lênh đênh trên sóng nước, rồi chẳng biết sẽ phiêu bạt về đâu. Dù hiểu bằng cách nào thì cũng là nỗi lo sợ đến vô cùng. Mạch cảm xúc tiếp tục được mở ra: " Buồn trông ngọn nước mới sa // Hoa trôi man mác biết là về đâu ? ". Đến đây, không gian không phải là cửa biển nữa mà dường như gần hơn, nơi đó là dòng sông: " Hoa trôi ". Mặc dù ít sóng gió hơn những hình ảnh " hoa trôi ", một cách nói ẩn dụ cũng mang nhiều ý nghĩa, hoa ở đây chính là Thúy Kiều; và cánh hoa ấy, dù đẹp đến cỡ nào nhưng giữa dòng đời trôi nổi thì hoa làm sao mà giữ được hương sắc, hoa đâu còn là hoa. Làm sao mà không xót thương cho được? Đến bức tranh thứ ba, không gian được vẽ ra là ở mặt đất: " Buồn trông nội cỏ rầu rầu // Chân mây mặt đất một màu xanh xanh ". Rõ ràng, nơi đây không có sóng nước nào cả nhưng chân mây và mặt đất không đường ranh giới và tất cả chỉ là một màu xanh mờ mịt làm cho người ra có cảm giác rợn ngợp. Viết về cảm giác xanh này, ta từng bắt gặp trong Chinh phụ ngâm khúc: " Càng trông lại mà càng chẳng thấy // Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu // Ngàn dâu xanh ngắt một màu // Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ". Đoạn trích khép lại là nỗi buồn lo của Thúy Kiều càng được nhấn mạnh: " Buồn trông gió cuốn mặt duềnh // Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ". Lúc này, cái nhìn của Kiều chẳng phải xa xăm nữa, mà là ngay trước mặt. Nhưng không vì thế mà bớt đi nỗi hoang mang vô định. Thậm chí còn gợi hơn thế nữa, âm thanh của tiếng sóng ầm ầm ngay trước mặt, không chỉ kéo Kiều về thực tại mà còn gợi tả những biến cố ở chặng đường tiếp theo...
P/s: Chắc cũm hông hay lắm .-. Tại bài này hồi lớp 9 mình viết sơ sơ, chủ yếu là làm cả bài văn nên đoạn văn thì mình chỉ lọc ý lại thoai à
rì com men nho nhỏ là bạn cũng nên tự viết để ôn lại bài cũ, đừng dựa vào bài của mình nhiều quá, mai mốt thi vào lớp 10 khum ai viết giùm đou =)))