a nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uốn ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lăng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta từng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm riêng phần bí mật ?
Than ôi ! Thời oanh liệt nay con đâu ?
b/
Có thể tham khảo theo các ý sau:
- Nằm trong cũi sắt, con hổ nhớ về chốn sơn lâm – nơi nó từng ngự trị, đó là nơi có hàng ngàn cây đại thụ, có tiếng gió rít qua từng kẽ lá, tiếng của rừng già ngàn năm. Tất cả gợi ra một khu rừng hoang dã, hùng vĩ như vô cùng bí ẩn.
- Một loạt những hình ảnh sóng đôi giữa rừng già và loài chúa tể sơn lâm: "Đêm vàng bên bờ suối" – "ta say mồi…uống ánh trăng", "ngày mưa" – "ta lặng ngắm giang sơn", "bình minh…nắng gội" – "giấc ngủ ta tưng bừng", "chiều…sau rừng" – "ta đợi chết…".
- Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa.
- Việc sử dụng 1 loạt câu hỏi tu từ, đặc biệt là câu cuối đoạn đã thể hiện tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung một quá khứ vàng son, một thời kì oanh liệt, tự do, ngạo nghễ làm chủ thiên nhiên núi rừng.
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Tiếng than u uất bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, nhớ cuộc sống tự do của mình, nhớ những cảnh không bao giờ còn thấy nữa giấc mơ huy hoàng đã khép lại.
- Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhân hóa.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.