Chương VII. Quả và hạt

Bùi Nguyên Thư
Xem chi tiết
Dương Sảng
17 tháng 2 2018 lúc 7:39

Vì sao các cây như thông, tuế, trắc bách diệp, hoàng đàn,... có tên là hạt trần?

Trả lời:

Những cây như thông, tuế, trắc bách diệp, hoàng đàn, .... có tên là hạt trần vì những loài cây này sinh sản bằng hạt nằm lộ ➝ Hạt trần. Tên gọi này chỉ ra rằng các hạt không được hình thành trong noãn hay bên trong quả như ở thực vật hạt kín, mà được tìm thấy trên các vảy bắc của quả nón hoặc các cấu trúc tương tự ( hay nói cách khác là hạt nằm trên các lá noãn hở, chưa có hoa và quả )

Bình luận (2)
TLMTHONG
22 tháng 2 2018 lúc 12:40

Thư đúng ko, ko để ý cô nói à. Vì các cây như thông tuế, trắc bách diệp, hoàng đàn,...có tên gọi là hạt trần vì chúng sinh sàn nằm lộ ở trên các lá noãn hở.(SGK)

Bình luận (0)
Phuong Dang Linh
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
12 tháng 2 2018 lúc 20:59

Câu 1:

a. + Bầu phát triển thành quả

+ Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt

+ Chức năng của quả: bao bọc và bảo vệ hạt

b.

- Phát tán nhờ gió: quả bồ công anh, hạt hoa sữa, quả chò

+ Có cánh hoặc có lông

+ Hạt hoặc quả nhỏ, nhẹ

giúp gió phát tán quả và hạt đi xa hơn

- Phát tán nhờ động vật: ké đầu ngựa, hạt thông

+ Có gai hoặc có móc để bám vào cơ thể động vật

+ Có hương thơm, vị ngọt: thu hút các loài động vật ăn quả và hạt

+ Hạt thường có vỏ cứng

- Tự phát tán: quả đậu bắp, quả cải, quả chi chi ...

+ Khi chín vỏ quả có khả năng tự tách ra hoặc tự mở ra để hạt rơi ra ngoài và phát tán đi nơi khác.

+ Quả và hạt được phát tán gần hơn hơn so với phát tán nhờ gió và động vật

Câu 2:

+ Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là: đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp

+ Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mẩm là: chất lượng hạt giống (hạt giống ko bị sâu mọt, sứt sẹo, nấm mốc ...)

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
12 tháng 2 2018 lúc 21:02

Câu 3:

a. + Rêu: chưa có rễ, thân, lá thật và chưa có mạch dẫn

+ Dương xỉ: đã có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn

b. Rêu ở cạn nhưng chỉ sống ở nơi ẩm ướt vì

+ Rêu chưa có rễ, thân, lá thật và chưa có mạch dẫn nên rễ ko có khả năng hút nước mà nước được lấy vào cơ thể thông qua quá trình hấp thụ trực tiếp qua bề mặt tế bào

+ Trong quá trình phát triển của rêu bào tử cần môi trường ẩm ướt để nảy mầm thành rêu con

c. Quá trình phát triển của cây dương xỉ

Túi bào tử nằm ở mặt dưới lá - túi bào tử chín - bào tử nảy mầm - nguyên tản nảy mầm - cây dương xỉ

Bình luận (0)
thỏ
Xem chi tiết
Trần Minh An
9 tháng 3 2017 lúc 14:25
Hạt 1 lá mầm Hạt 2 lá mầm
Phôi có 1 lá mầm Phôi có 2 lá mầm
Chất dinh dưỡng của hạt chứa trong phôi nhũ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm

Bình luận (0)
Giang Cherry
9 tháng 3 2017 lúc 14:26
Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm (hạt đỗ đen) và cây 1 lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.


Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhũ.
Bình luận (0)
happy time
9 tháng 3 2017 lúc 15:25

- Sự khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là ở số lá mầm của phôi, hạt 1 lá mầm phôi có 1 lá mầm, hạt 2 lá mầm phôi có 2 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt 1 lá mầm được chứa trong lá mầm, còn chất dinh dưỡng dự trữ của hạt 2 lá mầm dược chứa trong phôi nhũ.

- Sự giống nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm là đều có bộ phận vỏ hạt bao bọc và bảo vệ, phôi gồm những bộ phận như chồi mầm, thân mầm, lá mầm, rễ mầm

Bình luận (0)
Min Đểu
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 4 2017 lúc 11:59

- Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
- Lá có mô giậu kém phát triển.
- Chiều cao thân bị hạn chế.
- Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
- Điều tiết thoát hơi nước kém.

Bình luận (0)
Lê Phan Duyên Hải
Xem chi tiết
Thanh Thảo Trịnh
3 tháng 2 2018 lúc 23:46

Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

Bình luận (0)
minh nguyen tuyen
25 tháng 3 2019 lúc 19:34

ta phai san xuat nong nghiep nguoi ta phai gieo trong theo dung lich thoi cu vi khi lam vay nang xuat xe duoc cai thien vi moi loai cay deo can nhu cau ve :anh sang ,nhiet do,...khac nhau

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Phương
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
26 tháng 1 2018 lúc 20:35

Câu 3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc. năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Trả lời: Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.

Bình luận (1)
Đinh Phước Hoàng
26 tháng 1 2018 lúc 20:41

-Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Huyền
26 tháng 1 2018 lúc 21:27

Câu 3. Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc. năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Trả lời

Rau là loại cây có nhu cầu về nước rất cao. Nếu trồng rau trên đất khô cằn ít được tưới thì rề sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng. Thiếu nước và muối khoáng, lá cũng sẽ quang hợp kém, chỉ chế tạo được ít chất dinh dưỡng nên lá không thể xanh tốt. Các cơ quan khác như rễ thân được cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng không thể lớn nhanh, kết quả cây còi cọc, năng suất thấp.

Bình luận (0)
EDOGAWA CONAN SHINICHI
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
25 tháng 1 2018 lúc 17:11

Tất cả sơ đồ tư duy của các bài trong chương trình SH 6 cô đã vẽ và đăng trong khóa học. Link khóa học ở bên dưới em có thể đăng kí để tham khảo nha! Chúc em học tập tốt. hihi

https://hoc24.vn/bg/sinhhoc_lop6/

Bình luận (1)
Agnes Williams
25 tháng 1 2018 lúc 14:33

Quả Quả khô Quả thịt Quả khô nẻ Quả khô không nẻ Quả mọng Quả hạch

Lần đầu vẽ sơ đồ tư duy, có lỗi gì mong bạn thông cảm nha :)

Bình luận (1)
Lê Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 1 2018 lúc 18:59

-Môi trường nước

Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
-Môi trường cạn
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
-Ở môi trường đặc biệt

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

Bình luận (0)
Thành Trương
24 tháng 1 2018 lúc 18:59

-Môi trường nước

Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
-Môi trường cạn
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
-Ở môi trường đặc biệt

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

Bình luận (0)
nguyễn thị thảo ngân
24 tháng 1 2018 lúc 18:57

thích nghi với j vậy bn

Bình luận (0)
minagi
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 5 2017 lúc 9:33

1.Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
2.
- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau.
- Tác động váo một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
VD:
Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
7 tháng 5 2017 lúc 8:11

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt : Gồm vỏ quả và hạt

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước : Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được.

3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả : Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây : Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

5. Nảy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống : Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây : Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút.

Bình luận (0)
Ái Nữ
7 tháng 5 2017 lúc 11:28

Các chức năng chính của mỗi cơ quan

Đặc điểm chính về cấu tạo

1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt

- Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lòng hút.

2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

- Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây.

3. Thực hiện thụ phẩn, thụ tinh, kết hạt và tạo quà

- Gồm vỏ quả và hạt

4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.

- Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bàoinh dục cái.

5. Nảy mầm thành cây con. duy trì và phát triển nòi giống.

-Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khỉ đóng mở được.

6. Hấp thu nước và các muối khoáng cho cây.

- Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dư trữ.


Bình luận (0)
Tống Ánh
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
31 tháng 1 2018 lúc 14:10

Tràng hoa ( gồm nhiều cánh hoa) tạo thành bao hoa để bảo vệ nhụy và nhị.

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
31 tháng 1 2018 lúc 14:13

Tràng hoa ( gồm nhiều cánh hoa) tạo thành bao hoa để bảo vệ nhụy và nhị.

Không phải các loại hoa đều có đài, tràng, nhị, nhụy vì ở một số cây có hoa thì chỉ có nhụy còn có hoa thì chỉ có nhị.

Thấy đúng nhớ tick mik nha hehe

Bình luận (0)