Đề kiểm tra học kì II - Địa lí lớp 10

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD – TD - QP

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 10

 

Học sinh học được những nội dung sau đây:

  1. PHẦN LÍ THUYẾT

ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP (6 câu TN)

Nhận biết:

- Trình bày được  được vai trò và đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp.

- Trình bày được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới :

+ Công nghiệp năng lượng.

+ Công nghiệp cơ khí.

+ Công nghiệp điện tử - tin học.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Công nghiệp thực phẩm.

Thông hiểu:

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

+ Vị trí địa lí.

+ Tự nhiên ( khoáng sản, khí hậu – nguồn nước, đất, rừng, biển).

+ Kinh tế - xã hội ( dân cư – lao động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, thị

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Điểm công nghiệp.

+ Khu công nghiệp.

+ Trung tâm công nghiệp.

+ Vùng công nghiệp.

Vận dụng:

- Giải thích được sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.

Vận dụng cao:

- Liên hệ với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.

ĐỊA LÍ DỊCH VỤ (13 câu TN)

Nhận biết:

- Trình bày được vai trò, cơ cấu các ngành dịch vụ. 

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

- Trình bày được  đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

- Trình bày được vai trò, đặc điểm phân bố của địa lí các ngành giao thông vận tải cụ thể.

- Trình bày được vai trò của ngành thương mại.

- Trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu).

Thông hiểu:

- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

- Phân tích các được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:

+ Điều kiện tự nhiên.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm của thị trường thế giới.

MÔI TRƯỜNG VA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (5 câu TN)

Nhận biết:

- Trình bày được khái niệm về môi trường.

- Trình bày được khái niệm tài nguyên thiên nhiên.

- Trình bày được khái niệm phát triển bền vững.

- Trình bày được một số vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn cầu :

+ Thủng tầng ôdôn.

+ Hiệu ứng nhà kính.

+ Ô nhiễm không khí.

Thông hiểu:

- Tìm hiểu được một số vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu : 

B. PHẦN KĨ NĂNG (4 câu TN)

- Sử dụng bản đồ để trình bày và giải thích được tình hình phát triển, phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới. 

- Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ; phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thuương mại trên thế giới.

C- BỘ CÂU HỎI- BÀI TẬP THAM KHẢO

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở chỗ

A. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế. 

B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  

C. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến. 

D. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Câu 2: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, nghành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.        B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.

C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.    D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp?

A. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.    B. Củng cố an ninh quốc phòng.

C. Tạo việc làm cho người lao động.            D. Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế.

Câu 4: Ý nào sau đây là đặc điểm của ngành công nghiệp?

A. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn.              B. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. 

C. Sản xuất có tính mùa vụ                D. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

Câu 5: Để tạo ra sản phẩm cuối cùng, ngành công nghiệp cần

A. có sự phối hợp, phân công tỉ mỉ nhiều ngành.       B. thu hút nhiều nguồn lao động.

C. nâng cao trình độ sản xuất.                     D. tác động vào đối tượng lao động.

Câu 6 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp?

A. Sản xuất phân tán trong không gian.  

B. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn. 

C. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

D. Sản xuất có tính tập trung cao độ.  

Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật?

A. Luyện kim.       B. Hóa chất.           C. Năng lượng.           D. Cơ khí.

Câu 8: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ?

A. Than            B. Dầu mỏ.            C. Sắt.                D. Mangan.

Câu 9: Ngành nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. Công nghiêp cơ khí.                B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.            D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây sản xuất ra công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế?

A. Cơ khí.                        B. Điện tử - tin học.

C. Năng lượng.                        D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 11: Ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là

A. dệt - may.                        B. da giày.

C. nhựa.                        D. sành - sứ - thuỷ tinh.

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ?

A. Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống con người .

C. Không có khả năng xuất khẩu.

D. Phục vụ cho nhu cầu con người.

Câu 13: Nguồn năng lượng nào sau đây được sử dung sớm nhất trong việc sử dụng năng lượng của thế giới ?

A. Than đá.               B.  Dầu mỏ.                     C.  Sức nước.                 D.  Năng lượng Mặt Trời.

Câu 14: Sản phẩm nào sau đây không thuộc ngành Công nghiệp điện tử - tin học?

A. Thiết bị công nghệ, phần mền.             B. Linh kiện điện tử, các tụ điện,..

C. Máy fax, điện thoại,...                D.  Máy cày, xe đạp,..

Câu 15: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành

A. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản.        B. Khai thác khoáng sản, thủy sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.            D. Khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.

Câu 16: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không có đặc điểm nào sau đây ?

A. Vốn đầu tư ít                    B. Thời gian xây dựng tương đối ngắn

C. Quy trình sản xuất tương đối đơn giản        D. Thời gian thu hồi vốn lâu

Câu 17: Đâu không phải là nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm ?

A. Sản phẩm của ngành trồng trọt.            B. Sản phẩm của ngành chăn nuôi.

C. Sản phẩm của ngành thuỷ sản.            D. Sản phẩm của ngành lâm nghiệp.

Câu 18: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ?

A. Bắc Mĩ.             B. Châu Âu.        C. Trung Đông.         D. Châu Đại Dương.

Câu 19: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước

A. Có tiềm năng dầu khí lớn.                B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn.                D. Có nhiều sông lớn.

Câu 20: Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về linh vực công nghiệp điện tử - tin học ?

A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ .            B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.            D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

Câu 21: Ngành dệt - may hiện nay được phân bố

A. Chủ yếu ở châu Âu.                B. Chủ yếu ở châu Á.

C. Chủ yếu ở châu Mĩ.                    D. Ở nhiều nước trên thế giới

Câu 22: Các nhân tố không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố công nghiệp gồm:

A. tự nhiên, kinh tế, chính trị                B. khoáng sản, đất, rừng, biển

C. dân cư, khoa học kĩ thuật, thị trường.        D. chế độ nhiệt ẩm, đồng cỏ, giống cây trồng

Câu 23: Nhân tố nào sau đây không có tính quyết định đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Khoáng sản.                        B. Dân cư – lao động.

C. Tiến bộ khoa học – kỹ thuật.            C. Thị trường.

Câu 24: Nhân tố quan trọng nhất làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp là

A. tiến bộ khoa học - kỹ thuật.                B. thị trường.

C. đường lối chính sách.                D. dân cư - lao động.

Câu 25: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ?

A. Đồng nhất với một điểm dân cư.

B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu.

Câu 26: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mà sản phẩm chỉ dành cho xuất khẩu được gọi là

A. điểm công nghiệp.                                        B. khu chế xuất. 

C. khu công nghiệp.                                          D. trung tâm công nghiệp. 

Câu 27: Vùng công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn liền với đô thị vừa và lớn.        

B. Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp.

C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.

D. Có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân.

Câu 28: Điểm nào sau đây không đúng với trung tâm công nghiệp?

A. Là khu vực tập trung công nghiệp gắn với các điểm dân cư.

B. Gồm một vài khu công nghiệp hay nhóm xí nghiệp công nghiệp.

C. Có các xí nghiệp hạt nhân hay nòng cốt.

D. Giữa các xí nghiệp trong trung tâm công nghiệp không có mối liên hệ. 

Câu 29: Một trong những đặc điểm chinh của khu công nghiệp tập trung là

A. Có các xí nghiệp hạt nhân.

B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.

C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.

D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Câu 30: Các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục …thuộc nhóm ngành

A. dịch vụ công.                    B. dịch vụ tiêu dùng.

C. dịch vụ cá nhân.                    D. dịch vụ kinh doanh.

Câu 31: Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Giao thông vận tải.                    B. Tài chính.

C. Bảo hiểm.                        D. Các hoạt động đoàn thể.

Câu 32: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành

A. dịch vụ công.                    B. dịch vụ tiêu dùng.

C. dịch vụ kinh doanh.                    D. dịch vụ cá nhân.

 

Câu 33: Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc.        B. kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp.

C. tài chính, bảo hiểm.                    D. bán buôn, bán lẻ, du lịch.

Câu 34: Dịch vụ  là ngành

A. phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

B. tạo ra nhiều cây trồng, vật nuôi.

C. trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

D. làm giảm giá trị hàng hóa nhiều lần.

Câu 35: Vai trò của ngành giao thông vận tải là

A. nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho con người.

B. tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục.

C. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

D. sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.

Câu 36: Vai trò của ngành giao thông vận tải là

A. thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.

B. tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.

C. tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.

D. đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 37: Vai trò của ngành giao thông vận tải là

A. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ.

B. nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm thông qua quá trình vận chuyển.

C. thúc đẩy kinh tế,  văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.

D. làm thay đổi sự phân công lao động giữa các vùng lãnh thổ.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải? 

A. Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

B. Tham gia vào quá trình sản xuất, giúp cho sản xuất diễn ra liên tục.

C. Thực hiện mối giao lưu kinh tế giữa các vùng và các nước.

D. Thúc đẩy kinh tế,  văn hóa của các vùng núi xa xôi phát triển.

Câu 39: Đâu là vai trò của ngành giao thông vận tải?

A. phục vụ nhu cầu đi lại và sinh hoạt của người dân.

B. bổ sung lao động cho các ngành kinh tế khác.

C. làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, phân bố lại dân cư và lao động.

D. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.

Câu 40: Đặc điểm của ngành giao thông vận tải là

A. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá.

B. chất lượng sản phẩm được đo bằng tổng chiều dài, sự tiện nghi, an toàn.

C. tiêu chí đánh giá là số lượng phương tiện giao thông, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

D. số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km.  

Câu 41: Đặc điểm của ngành giao thông vận tải là

A. sản phẩm là số lượng con người và khối lượng hàng hoá.

B. chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi.

C. tiêu chí đánh giá là số lượng phương tiện giao thông  và cự li vận chuyển trung bình.

D. số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km.  

Câu 42: Chất lượng của ngành giao thông vận tải được đo bằng

A. tổng chiều dài mặt đường xây dựng.

B. số lượng phương tiện giao thông và hành khách vận chuyển.

C. sự tiện nghi và an toàn cho con người và hàng hóa.

D. khối lượng hàng hóa vận chuyển.

Câu 43: Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải là

A. khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

B. khối lượng hàng hóa, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

C. khối lượng di chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

D. khối lượng vận chuyển, khối lượng di chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

Câu 44: Đơn vị tính của khối lượng vận chuyển là

A. số hành khách và số tấn hàng hóa.                     B. người.km và tấn.km.

C. km                                                                      D. kg

Câu 45: Đơn vị tính của khối lượng luân chuyển là

A. số hành khách và số tấn hàng hóa.            B. người.km và tấn.km.

C. km                            D. mét

Câu 46: Đơn vị tính của cự li vận chuyển trung bình là

A. số hành khách và số tấn hàng hóa.            B. người.km và tấn.km.

C. km                             D. km2

Câu 47: Khu vực nào sau đây có chiều dài đường sắt đang bị thu hẹp do sự cạnh tranh của ngành đường ô tô?

A. Tây Âu và Hoa Kỳ.        B. Nhật Bản và CHLB Đức. 

C.  Nga và các nước Đông Âu.        D. Các nước đang phát triển. 

Câu 48:  Các nước phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông, hồ là

A. Trung Quốc, LB Nga, Ca-na-đa.    B. Hoa Kì, Trung Quốc, Ca-na-đa.     

C. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa.        D. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc.

Câu 49: Ngành giao thông vận tải sử dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật nhất là

A. Đường hàng không.            B. Đường biển.     

C. Đường ống.                 D. Đường sắt. 

Câu 50: Ưu thế nổi bật nhất của ngành vận tải đường ô tô so với các ngành vận tải khác là

A. Tốc độ nhanh.            B. Rất cơ động.     

C. Vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau.             D. Giá thành rẻ. 

Câu 51. Loại hình giao thông vận tải có thể phối hợp với các phương tiện vận tải khác là

A. Đường biển.            B. Đường sắt.     

C. Đường ô tô.                 D. Đường sông hồ. 

Câu 52. Ưu điểm nào sau đây thuộc về loại hình giao thông vận tải đường ống?

A. Giá rẻ.            B. Tốc độ nhanh.     

C. An toàn.                 D. Cơ động. 

Câu 53. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất và hàng tiêu dùng là  

A. thị trường                  B. hàng hóa       C.thương mại                    D. tiền tệ 

Câu 54. Ý nào sau đây không thuộc vai trò của ngành thương mại

A. là khâu nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng                 B. điều tiết quá trình sản xuất 

C. hướng dẫn hoạt động tiêu dùng                         D. là khâu nối liền giữa sản xuất với sản xuất

Câu 55: Thương mại gồm những hoạt động nào?

A. Nội thương và ngoại thương.                 B. Xuất khẩu và nhập khẩu.

C. Tài chính và ngân hàng                    D. Bên mua và bên bán.

Câu 56: Thị trường được hiểu là

A. Nơi tiến hành trao đổi những sản phẩm hàng hóa.        B. Nơi gặp gỡ giữa bên bán bên mua.

C. Nơi diễn ra tất cả các hoạt động dịch vụ.            D. Nơi có các chợ và siêu thị.

Câu 57: Cán cân xuất nhập khẩu là

A. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất 

B. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương

C. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu

D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu

Câu 58. Xuất siêu là tình trạng 

A. khối lượng hàng xuất khẩu lớn trong khi khối lượng hàng nhập khẩu nhỏ. 

B. khối lượng hàng xuất khẩu quá lớn làm cho hàng hóa bị ứ đọng. 

C. giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu. 

D. xuất khẩu rất lớn của các nước phát triển tràn ngập trong thị trường thế giới. 

Câu 59: Khi giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị hàng xuất khẩu thì gọi là

A. Xuất siêu.                            B. Nhập siêu.

C. Cán cân xuất nhập dương.                    D. Cán cân xuất nhập âm.

Câu 60: Nhân tố nào sau đây tác động lớn nhất đến viêc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?

A. Năng suất lao động xã hội                    B. Quy mô và cơ cấu dân số.

C. Mức sống và thu nhập thực tế                D. Phân bố và mạng lưới dân cư

Câu 61: Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến 

A. cơ cấu ngành dịch vụ                    B. sức mua và nhu cầu dịch vụ.

C. hình thành các điểm du lịch                    D. mạng lưới ngành dịch vụ.

Câu 62: Sức mua và nhu cầu của dịch vụ ảnh hưởng đến

A. truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.        B. mức sống và thu nhập thực tế.

C.quy mô, cơ cấu dân số.                    D. phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

Câu 63. Trình độ phát triển kinh tế xã hội và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến 

A. sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.        B  hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

C. đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.        D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

Câu 64: Nhân tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố hoạt động của ngành giao thông vận tải?

A. Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp.    B. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế.

C. Mối quan hệ kinh tế giữa sản xuất và tiêu thụ.    D. Trình độ phát triển kinh tế của một vùng

Câu 65: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

A. Là tiêu chí để đặt yêu cầu về tốc độ vận chuyển.

B. Quyết định sự phát triển và phân bố mạng lưới giao thông vận tải.

C. Quy định mật độ mạng lưới các tuyến đường giao thông.

D. Quy  định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

Câu 66: nhận định nào sau đây không phải là ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?

A. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.

B. Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.

C. Hoạt động của các phương tiện vận tải.

D. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

Câu 67: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải là

A. quyết định sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.

B. ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.

C. ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

D. ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của ngành giao thông vận tải.

Câu 68: Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách là

A. cơ sở hạ tầng.                        B. điều kiện kĩ thuật.

C. các ngành kinh tế .                        D. sự phân bố dân cư.

Câu 69. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường thế giới

A. là một hệ thống toàn cầu        B. ngày càng tỏ ra chật hẹp với các nước đang phát triển

C. ổn định và ít biến đổi            D. quyền kiểm soát thuộc về các nước đang phát triển

Câu 70. Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới

A. nông sản       B. thiết bị văn phòng      C. viễn thông        D.sản phẩm công nghiệp chế biến

Câu 71: Ba trung tâm buôn bán lớn nhất của thế giới hiện nay là

A. Trung Quốc, Hoa Kì, Châu Á.                B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

C. Bắc Mĩ, Châu Âu, Châu Á.                    D. Nam Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 72: Môi trường sống của con người bao gồm

A. môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

B. môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo. 

C. môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.

D. môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường địa lí.

Câu 73: Môi trường thiên nhiên bao quanh Trái Đất và có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người trong địa lý học gọi  là

A. Môi trường tự nhiên.                B. Môi trường xã hội.

C. Môi trường địa lí.                     D. Môi trường nhân văn.

Câu 74: Tài nguyên thiên nhiên là

A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất.

B. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.

C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con người.

D. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Câu 75: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. Đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lanh mạnh.

B. Đời sống vật chát, tinh thần ngày càng đầy đủ.

C. Sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cao.

D. Môi trường sống an toàn, mở rộng.

Câu 76: Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chât, tinh thần ngày càng cao trong

A. Môi trường sống lành mạnh.            B. Tinh hình an ninh toàn cầu tốt.

C. Nền kinh tế tăng trưởng cao.            D. Xã hội đảm bảo sự ổn định.

Câu 77: Những vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu là 

A. Thủng tầng Ôzôn, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí.

B. Hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. 

C. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, thủng tầng ôzôn.

D. Suy giảm sinh vật, ô nhiễm nguồn nước, hiệu ứng nhà kính.

Câu 78: Dấu hiệu nào sau đây không cảnh báo về khủng hoảng môi trường và mất cân bằng sinh thái hiện nay?

A. Thủng tầng ôzôn                         B.Sự nóng lên tòan cầu 

C.Mưa axit và hiệu ứng nhà kính                 D.mực nước biển hạ thấp.

Câu 79: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là

A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.            B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.

C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.            D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.

Câu 80: Lĩnh vực phát khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thuộc về ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp.        B. Nông nghiệp.    C. Giao thông vận tải.         D. Du lịch.

Câu 81: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.

B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.

C. Hậu quả chiến tranh, xung đột triền miên.

D. Gánh nặng nợ nước ngoài , sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.

Câu 83. Quốc gia nào dưới đây phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính?

A. Nhật Bản.          b. Hàn quốc.         C.Hoa Kì.        D. Đức.

Câu 84. Nguyên nhân sâu xa làm cho môi trường các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng

A.Đói nghèo, nợ, dân số đông.                    B. Khí thải công nghiệp.

C. Giàu tài nguyên.                        D.Diện tích lớn.

Câu 85: Ý nào dưới đây là nguyên nhân làm cho diện tích đất trồng, đồi núi trọc tăng nhanh và thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các nước đang phát triển ?

A. Đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng rừng và chăn nuôi.

B. Đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy gỗ,củi,mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ.

C. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững.

D. Phát triển công nghiệp và đô thị hóa trong các thành phố.

Câu 86: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là

A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.

B. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Chiến tranh và xung đột triền miên khiến suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

D. Công ty xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

Câu 87. Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn về

A. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.        B. Sử dụng hợp lý nguồn lao động.

C. Chính trị, kinh tế và khoa học kỹ thuật.        D.hạn chế rác thải ra môi trường.

Câu 88: Căn cứ vào hình dưới đây, cho biết khu vực nào trên thế giới có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất?

3

A. Bắc Mĩ        B. Nam Mĩ          C. Trung Đông        D. Tây Âu

Câu 89: Đây là hình thức nào của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

KI0001

A. Điểm công nghiệp                     B. Khu công nghiệp tập trung    

C. Trung tâm công nghiệp                D. Vùng công nghiệp         

Câu 90: Cho bảng số liệu

 

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN

 

CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

 

Năm

Tổng sản lượng

 

Sản lượng nuôi trồng

Giá trị xuất khẩu

(nghìn tấn)

 

(nghìn tấn)

(triệu USD)

2010

5 143

 

2 728

5 017

2013

6 020

 

3 216

6 693

2014

6 333

 

3 413

7 825

2015

6 582

 

3 532

6 569

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Để thể hiện tổng sản lượng, sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Đường.        B. Miền.    C. Kết hợp.            D. Cột.

Câu 91: Cho bảng số liệu

Không có mô tả.

Dựa vào bảng số liệu trên cho biết vào năm 2017 loại hình vận tải nào ở nước ta có khối lượng luân chuyển lớn nhất?

A. Đường sắt.        B. Đường sông.        C. Đường biển.        D. Đường ô tô.

Câu 92: Dựa vào bảng số liệu trên cho biết vào năm 2017 loại hình vận tải nào ở nước ta có khối lượng vận chuyển lớn nhất?

A. Đường sắt.        B. Đường sông.        C. Đường biển.        D. Đường ô tô.

Câu 93: Cho bảng số liệu

Không có mô tả.

Dựa vào bảng số liệu trên cho biết quốc gia nào có giá trị nhập siêu lớn nhất?

A. Hoa Kì.            B. Anh.        C. Pháp.        D. Ca – na – đa.

Câu 93: Cho biểu đồ:












 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tình hình phát triển một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

B. Sự thay đổi cơ cấu một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

C. Quy mô tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

D. Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta.

Câu 94: Dựa vào bảng số liệu sau:

CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2017

Nước

Khách du lịch
( triệu lượt người)

Doanh thu
(Tỉ USD)

Pháp

86.8

67.9

Tây Ban Nha

81.9

75.9

Hoa Kỳ

77.2

251.5

Trung Quốc

60.7

38.6

                            (Nguồn: Số liệu thống kê năm 2018, NXB giáo dục)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu?

A. Pháp có lượng khách du lịch nhiều nhất, doanh thu du lịch đứng thứ ba.

B. Hoa Kì có lượng khách du lịch đứng thứ ba, doanh thu du lịch đứng thứ nhất.

C. Tây Ban Nha có lượng khách du lịch đứng thứ hai, doanh thu du lịch đứng thứ hai.

D. Trung Quốc có lượng khách du lịch đứng thứ tư, doanh thu du lịch đứng thứ ba.

Câu 95: Dựa vào bảng số liệu sau:

CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2017

Nước

Khách du lịch
( triệu lượt người)

Doanh thu
(Tỉ USD)

Pháp

86.8

67.9

Tây Ban Nha

81.9

75.9

Hoa Kỳ

77.2

251.5

Trung Quốc

60.7

38.6

                            (Nguồn: Số liệu thống kê năm 2018, NXB giáo dục)

Mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch ở Pháp, Hoa Kì lần lượt là

A. 782,3 USD; 3257,8 USD.            B. 926,7  USD; 3257,8 USD.

C. 635,9 USD; 782,3 USD.             D. 782,3 USD; 926,7  USD.

Câu 96: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

2005

12,7

2010

13,4

2015

14,1

2018

14,5

Nhận xét nào sau đây đúng về bảng số liệu?

A. Diện tích rừng Việt Nam tăng không ổn định.

B. Từ năm 2005 đến 2018 diện tích rừng tăng 1,8 nghìn ha.

C. Từ năm 2010 đến 2018 diện tích rừng tăng 0,4 triệu ha.

D. Diện tích rừng Việt Nam tăng liên tục qua các năm.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải.

Câu 2: Tại sao các thành phố lớn đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn?

Câu 3: Cho bảng số liệu

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN 

NĂM 2004 VÀ NĂM 2017

Quốc gia

Năm 2004

Năm 2017

Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)

Dân số (triệu người)

Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)

Dân số (triệu người)

Hoa Kì

819

293,6

1546

325,4

Nhật Bản

566,5

127,6

698

126,7

a. Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì và Nhật Bản qua 2 năm trên.

b. Nhận xét giá trị xuất khẩu và bình quân theo đầu người về giá trị xuất khẩu của Hoa Kì và Nhật Bản qua 2 năm trên.

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau:

CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2017

Nước

Khách du lịch
( triệu lượt người)

Doanh thu
(Tỉ USD)

Pháp

86.8

67.9

Tây Ban Nha

81.9

75.9

Hoa Kỳ

77.2

251.5

Trung Quốc

60.7

38.6

                            (Nguồn: Số liệu thống kê năm 2018, NXB giáo dục)

a. Tính thu nhập bình quân đầu người về Mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch ở các quốc gia trên.

b. Nhận xét tình hình phát triển du lịch của các quốc gia.