Văn bản ngữ văn 9

Hỏi đáp

Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà Đấu tranh cho một thế giới hòa bình- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két) Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh- Phạm Đình Hổ Hoàng Lê nhất thống chí- Ngô gia văn phái Truyện Kiều- Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều- Nguyễn Du Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du Mã Giám Sinh mua Kiều- Nguyễn Du Thúy Kiều báo ân báo oán- Nguyễn Du Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga- Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên gặp nạn Đồng chí- Chính Hữu Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận Bếp lửa- Bằng Việt Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm Ánh trăng - Nguyễn Duy Làng - Kim Lân Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng Cố hương - Lỗ Tấn Những đứa trẻ - M.Go-rơ-ki Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. -- H.Ten Con cò- Chế Lan viên Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải Viếng lăng Bác- Viễn Phương Sang thu- Hữu Thỉnh Nói với con- Y Phương Mây và sóng- Ta-go Bến quê- Nguyễn Minh Châu Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang- Đi-phô Bố của Xi-mông -- Mô-pa-xăng Con chó bấc- G.Lân đơn Tôi và chúng ta- Lưu Quang Vũ
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 12 2016 lúc 23:57

Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu đánh Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mĩ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo. Hình ảnh người nông dân cầm súng được miêu tả trong bài thơ với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thật lãng mạn, bay bổng.

Là những nông dân quanh năm lam lũ với con trâu, mảnh ruộng, nghe theo tiếng gọi cứu nước, các anh đã tình nguyện từ giã quê hương đi chiến đấu. Phần đông chưa biết chữ, vào quân đội mới bắt đầu học i tờ nhưng họ lại rất giàu lòng yêu nước. Họ hiểu đơn giản mà rất đúng đắn rằng: chiến đấu để bảo vệ tự do cho dân tộc cũng là bảo vệ mảnh vườn, thửa ruộng, mái ấm gia đình. Quyền sống thiết thực của mỗi con người đã thôi thúc họ hành động.


Cuộc đời chiến sĩ gian nan, vất vả, vào sống ra chết đã khẳng định phẩm chất cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Từ bốn phương trời, không hẹn mà nên, họ gặp nhau, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.

Sinh ra và lớn lên từ những vùng quê nghèo khổ, cơ cực, các anh mang bản chất hồn nhiên, chất phác của người lao động. Đi chiến đấu chống xâm lăng, các anh để lại sau lưng lũy tre, mảnh ruộng quen thuộc và mái tranh nghèo cùng với những người thân. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Mặc kệ là lối nói tự nhiên, mộc mạc của người nông dân, bày tỏ thái độ dứt khoát trọng việc nước hơn việc nhà.

nguyễn thị mỹ hảo
Xem chi tiết
Phương Thảo
22 tháng 12 2016 lúc 15:11

1. Người Việt xưng hô theo phương châm “xưng khiêm, hô tốn”, nghĩa là khi xưng thì khiêm nhường (thường dùng từ thể hiện mình ở tuổi ít hơn hoặc vị trí xã hội thấp hơn người đối thoại), khi hô (gọi) thì tôn kính (thường dùng từ gọi đặt người đôi thoại ở vị trí cao hơn mình, lớn tuổi hơn mình).

Vì những từ ngữ xưng hô của tiếng Việt không mang tính trung hòa như từ ngữ xưng hô các nước khác. Nó hết sức phong phú và giàu sắc thái biểu cảm. Nếu không sử dụng đúng tình huống, đúng quan hệ, đúng sắc thái biểu cảm sẽ làm tổn hại đến hiệu quả giao tiếp.

- Thời xưa, xưng: hàn sĩ, học trò, bần tăng, thảo dân,...; gọi: đại nhân, đại huynh, tiên sinh, bệ hạ,...

- Thời nay, cũng còn khá phổ biến cách xưng theo vai dưới (thường hạ một bậc) và gọi người đối thoại bằng vai trên (thường cao hơn một bậc).

Hai người đối thoại bằng vai nhưng khi xưng thì xưng là em, khi gọi thì gọi là bác.

Những người phụ nữ thường xưng cháu, nhà cháu với người ngang hàng hoặc dưới hàng (đây là cách xưng gọi thay vai).

Trong tình huống xã giao lịch sự, trang trọng, người nói thường gọi người đối thoại là quý ông, quý bà, quý cô,...

 

 

Hà Trang
Xem chi tiết
Lê Võ Ngọc Hân
21 tháng 2 2017 lúc 19:59

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Dieu Ngo
Xem chi tiết
Hân Di
Xem chi tiết
Hân Di
23 tháng 12 2016 lúc 20:31

.

Hân Di
23 tháng 12 2016 lúc 21:03

...

 

Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 12 2016 lúc 23:57

Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Chính vì thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đối với ta. Phận làm con phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thế, tôi đã làm được một việc tốt khiến mẹ tôi vui lòng và tự hào về tôi.

Vào thứ năm tuần trước, tôi và các bạn đi chơi ở công viên nước. Tại đây tôi đã cùng với các bạn cua mình làm một việc tốt. Tuy đó chỉ là một sự giúp đỡ nhỏ nhưng với tôi thì chuyện đó mang nhiều ý nghĩa lắm. Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó. Do thứ năm tuần trước, trường tôi cúp điện nên cả trường được nghỉ.Chỉ riêng nhóm tôi, cả đám tổ chức đi chơi ở công viên nước. Sáng hôm ấy. từ chín giờ sáng chúng tôi đã khởi hành trong tâm trạng vui vẻ. Vừa thay đồ bơi xong thì tôi và các bạn đã chạy ào xuống hồ bơi. Cảm giác nóng nực,oi bức đã bị những dòng nước mát trong hồ xua đi. Không khí lúc này thật náo nhiệt, âm thanh của nước chảy xuống hồ hay các con thác nhân tạo làm cho chúng tôi thêm phấn khởi. Nhìn xung quanh là những chiếc cầu tuột đủ màu sắc, những chiếc phao đủ hình dạng ngộ nghĩnh đang đưa chúng tôi bồng bềnh trên mặt nước. Các làn sóng nhàn tạo cứ từ từ đập vào bờ làm cho mọi người lênh đênh trong dòng nước mát. Tất cả mọi người và mọi cành vật đang hòa mình theo lời gọi mời của các bờ hồ. Lúc này, những ánh nắng chói chang của buổi trưa hè đã bị xoa dịu đi. Trong lúc mọi người ai ai cũng chơi đùa thật vui vẻ thì bỗng từ xa có một cô bé chỉ chừng khoảng bay tuổi ngồi khóc. Thấy vậy chúng tôi liền chạy đến bên em và hỏi thăm. Cô bé có một gương mặt trái xoan và đôi mắt to tròn cùng làn da trắng hồng đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh ngay lần đầu tiên gặp em. Cô bé cứ oà lên khóc khiến chúng tôi lúng túng, không ai biết phải đồ em ấy như thế nào. Ngay lúc đó, Hoa đã đến ngồi cạnh em. Hoa cười tươi nhìn em, vừa vồ nhẹ vai, Hoa vừa an ủi cô bé. Một lúc sau, có bé đã ngừng han tiếng khóc và kể cho chúng tôi nghe về chuyện em bị lạc mẹ. Vừa nghe cô bé kể xong, chúng tôi đâ lập tức dẫn em đi một vòng lớn hồ bơi để tìm mẹ của cô bé. Nhưng do người quá đông nên tôi và các bạn không thế tìm thấy bác ấy lúc này, cô bé có vẻ rất thất vọng, trong đôi mắt của em hiện rõ sự lo lắng và sợ hãi. Nhìn vào đôi mắt ấy mà tôi thấy thương em quá! Trong đầu tôi đang suy ra mọi cách để có thế giúp em giảm bớt đi nỗi sợ ấy. Tôi liền đề ra một ý với các bạn là cho em ấy chơi chung cùng chúng tôi. Các bạn ai cũng đồng ý. Cuộc hành trình của chúng tôi và cô bé bắt đầu ở những chiếc cầu tuột cao ngoằn ngoèo bảy màu kia. Trước khi trượt, cô bé có vẻ hơi sợ nên tôi đã ôm em vào lòng để cùng trượt với tôi. Nước cứ theo tốc độ trượt của chúng tôi mà bắn tung toé Sau nhiều lần trượt cùng tôi và các bạn dường như em đã đỡ buồn và lo hơn một chút rồi. Thời gian chơi cùng những chiếc cầu tuột cũng đã trôi qua. Chúng tôi lại tiếp tục ngồi trên phao để thả mình theo con sông lười. Những cảm giác táo bạo trong dòng nước của câu tuột ban nãy chẳng còn đâu nữa mà bây giờ chúng tôi đang thả mình một cách êm đềm. Sau đó, chúng tôi lại chuyển sang các trái bóng đầy màu sắc và nhiều trò chơi dưới nước. Một tiếng đồng hồ cùng đã trôi qua, bây giờ em đã cười lại rồi. Đôi mắt em cũng không còn ẩn chứa nồi sợ hãi như lúc ấy nữa. Đã đến lúc quay lại việc tìm mẹ cô bé. Thật may mắn là chúng tôi đã tìm được bác. Cô bé lúc này đang vỡ oà trong hạnh phúc vì được gặp lại người mẹ thân yêu. Sau khi chào tạm biệt cô bé, chúng tôi cùng kết thúc buổi vui chơi. Vừa về đến nhà, tôi đã kể cho mẹ biết ngay việc đó. Mẹ cười tươi và khen tôi rất nhiều. Nụ cười của mẹ hiện rõ sự hài lòng và tự hào về tôi.

Sự việc hôm ấy là một niềm tự hào lớn lao của tôi. Hôm đó, tôi đã có một khoảng thời gian chơi đùa thật vui và ý nghĩa bên cô bé. Tôi đã khiến mẹ cảm thấy tự hào vê tôi. Đó là điều tôi luôn muốn làm cho mẹ. Tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tôt hơn nữa để mang đến cho mẹ thật nhiều niềm vui.

 

K2
24 tháng 1 2017 lúc 21:17

Đánh nhau chẳng hạn

Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
K2
24 tháng 1 2017 lúc 21:16

Làng tôi là một làng quê nhỏ cách biển không xa . Bao đời nay , dân làng tôi làm nghề đánh cá và cµy ruộng .
Thuë lên tám , lên chín tuổi , chiều chiều tôi thường cùng đám bạn chăn dong trâu ra đồng ra bãi .Trong lúc lũ trâu thong dong gặm cỏ thì bọn trẻ tụi tôi nghĩ ra bao nhiêu là trò chơi vui . Chúng tôi thường mải mê chơi đến nỗi trời tối lúc nào không biết . Ngước lên nhìn vầng trăng cong vút như cặp sừng trâu đã lấp loa sau rặng tre làng .
Mùa hè trôi đi rất nhanh . Trên đầm , sen đã tàn gần hết . Đám trẻ chúng tôi bắt đầu bàn về chuyện đón tết trung thu . Chúng tôi không quên bảo bà hoặc bảo mẹ khi nào đi chợ thì mua cho chiếc đèn ông sao thật lớn .
Đêm rằm tháng tám , trăng tròn vành vạnh trên bầu trời chi chít sao . Ánh trăng vằng vặc soi khắp nẻo đường quê rộn rã tiếng trẻ con rước đèn đón trăng . Tuổi thơ tôi gắn bó với trăng . Trăng dịu dàng tỏa sáng trên những cánh đồng lúa bát ngát , trăng chiếu lấp lánh trên sông , trăng dập dờn theo sóng trên biển . Trăng đã trở thành người bạn thân thiết và tình nghĩa trong cuộc sống của chúng tôi .
Lớn lên , tôi cùng bạn bè rời làng quê yêu dấu để lên đường vào miền Nam đánh Mĩ . Những ngày tháng gian khổ ở rừng , vầng trăng đã thành người bạn tri kỉ , làm vơi đi những mất mát đau thương , đem lại cho chúng tôi niềm hứng khởi trước vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên mà không một thứ bom đạn nào có thể tàn phá nổi .
Chiến tranh đã đi qua , miền Nam đã được giải phóng , đất nước thống nhất thành một dải từ Bắc vào Nam. Cả đất nước bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới , cuộc sống trong hòa bình . Những người lính chúng tôi bước vào một giai đoạn mới . Tạm biệt chiến khu với những cánh rừng bát ngát một mầu xanh , chúng tôi vào thành phố . Biết bao là bỡ ngỡ lạ lùng trước nhịp sống sôi động , trước những dãy nhà cao tầng san sát nhau , trước những con đường nhộn nhịp đông vui . Ngày tháng trôi qua dần , tôi cũng quen với cuộc sống hiện đại nơi đây . Đêm đêm , cả thành phố sáng rực ánh đèn , lấp lánh cửa gương . Theo quy luật của thiên nhiên , vầng trăng vẫn hiện lên đều đều giữa không trung , như mọi người và cả đám trẻ con ngày nào . Bây giờ chúng tôi nhìn trăng với ánh mắt xa xôi như nhìn một người khách lạ , hay chỉ như nhìn một người dưng đi qua đường .
Một lần , tôi cùng cả nhà đang ngồi xem Ti vi thì cả thành phố bị cúp điện . Căn phòng bỗng nhiên tối om , ngột ngạt . Tôi vội bật tung cánh cửa sổ cho thoáng và sững người trước vầng trăng tròn đầy đang lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền ảo lên mặt đất . Tôi mừng như gặp lại người bạn thân sau bao ngày xa cách . Đối diện với trăng , trong lòng tôi đột ngột dâng lên một cảm giác rưng rưng , khó tả . Tất cả kỉ niệm vui buồn của ngày xưa chợt hiện lên trong tâm trí tôi . Tôi lặng đi , chìm đắm trong hồi tưởng về một thời chưa xa . Những cánh đồng bát ngát lúa , những dòng sông , những cánh rừng , biển cả , làng mạc , thôn xóm …nơi tôi và đồng đội đã từng sống và chiến đấu . Có bao nhiêu người đã ngã xuống ở tuổi thanh xuân để đất nước , để dân tộc được tự do độc lập ? Vậy mà không ít người , trong đó có tôi đã vội quên đi …
Tôi miên man suy nghĩ và tự trách mình . Chúng ta không thể viện lí do này , lí do nọ để đổ lỗi cho cuộc sống bon chen hối hả hiện tại để quên đi quá khứ gian khổ , nhọc nhằn mà oanh liệt của đất nước và dân tộc . Trên cao kia , vầng trăng vẫn ngời ngợi tỏa sáng mặc cho những kẻ vô tình . Vầng trăng vẫn cứ im lặng giống như một lời trách móc , một lời nhắc nhở nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thủy chung tình nghĩa .
Qua câu chuyện nhỏ về vầng trăng , tôi muốn gửi tới các bạn lời nhắc nhở chân tình về lẽ sống thủy chung ân nghĩa . Và tôi mong tất cả cá bạn : Hãy trân trọng tất cả những gì mình đang có vì đó là thành quả của bao nhiêu gian khó nhọc nhằn , bao hi sinh xương máu của những người đã vĩnh viễn ra đi . Bạn phải giữ thật chặt những điều ấy để không phải ân hận như tôi trong câu chuyện với văng trăng tri kỉ của mình .

Ngô Hoài Thanh
Xem chi tiết
Chris Yetter
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Ngọc
30 tháng 12 2016 lúc 20:29

Hình tượng người lính tư thế ung dung"ung dung buồng lái ta ngồi",câu thơ đặt chúng ta vào hành trình của người lính mặc cho kính vỡ,họ vẫn ngồi nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tầm nhìn như được mở rộng và cả đất trời như ùa vào trong buồng lái.Những người lính lái xe trên những chiếc xe ko bình thường xe ko có kính,ko có đèn,ko có mui xe và thungf xe thì có xước nhưng những người lính lái xe vẫn kiên định bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy và gian khổ ở phía trước để hướng về miền nam.Ta ko cảm thấy sự nguy hiểm mà chỉ thấy yêu sao những người lính họ thật lãng mạn và yêu đời.Họ ko chịu lùi bước trước mọi khó khăn thử thách nào,vì vậy chúng ta càng thêm yêu quý,nể phục những người lính đã giúp cho chúng ta có đc hoà bình như ngày nay.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay là cố gắng hok tập thật giỏi.Làm sao phát huy tốt truyền thống của ngươi đi trước.Truyền thống"Đạo lí uống nước nhớ nguồn".

#chuccacbanlambaitotnhe#

Dương Mai Mộc Trà
Xem chi tiết
Phạm Thúy Hường
26 tháng 12 2016 lúc 20:39

Từ không phải là từ Hán Việt là

a.Vua

cuonghoang
27 tháng 12 2016 lúc 11:45

a. Vua