xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của câu con kiến mà leo cành đa , leo phải cành bụt leo ra lưo vào , con kiến mà leo cạng đào leo phải camhf cụt leo vào leo ra . Trả lời nhanh cho em nhé
xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của câu con kiến mà leo cành đa , leo phải cành bụt leo ra lưo vào , con kiến mà leo cạng đào leo phải camhf cụt leo vào leo ra . Trả lời nhanh cho em nhé
Các điệp ngữ là :Con kiến ;Leo;cành cụt; leo vào leo ra
=>tất cả chúng đều là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng của bài thơ, sự bế tắc của sự việc .
=>Và chúng đều có tác dụng là làm nhấn mạnh đối tượng , hành động với điều là đều làm tăng thêm sự bối rối bí tắc của tình huống
- Các điệp ngữ là : con kiến ; leo ; cành cụt; cành .
Tác dụng :
+ Là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng ,hành động ... của bài thơ, sự bế tắc của sự việc
+ Làm tăng tính biểu cảm, sinh động củ bài thơ ...
gfg
hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc lười học , ham chơi làm ảnh hưởng đến việc học và liên hệ trách nhiệm, nghĩ vụ của học sinh trong việc học có sử dụng 2 phép tu từ và 1 trong 2 cách dẫn
lười học,ham chơi đang là vấn nạn cs học sinh hiện nay.ko chỉ dừng lại ở việc ko hc bài và làm bài tập,hiện tượng xảy ra bỏ tiết trốn hc đang là vấn đề đáng lo ngại đc nhà trường và phụ huynh quan tâm.các học sinh ham chơi lười hc,xem các nhân vật hư ảo như người thật,để trò chuyện.cứ thế hs đang dần mất đi cái hiện thực và thay vào đó là thế giới ảo trong trò chơi.ko những thế gây ra bao hậu quả cho bản thân cx như cho gia đình và xã hội. lười học sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thành tích của lớp, của nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, việc làm đó còn làm cho cha mẹ chúng ta buồn lòng. Còn những bạn ham chơi điện tử, đua đòi thì sẽ làm cho kinh tế của gia đình bị hao hụt,xã hội bị xuống cấp trầm trọng.như vậy,tình hình xã hội đang biến đổi,hs hiện nay đang sống theo 1 hướng tiêu cực,nên ta phải đề ra các biện pháp để giảm bớt tình hình đó.Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.nhà trường phải kỉ luật các hc sinh làm gương cho các hs khác...Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để lấy kiến thức, trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy việc học lên làm đầu. Phải cố gắng vì bản thân chúng ta và gia đình.
Cho đoạn trích: "Nó thường nằm phục ở chân Thoóctơn hàng giờ, mắt hau háu, tỉnh táo linh lợi, ngước nhìn thẳng vào mặt anh, chăm chú vào đấy, xem xét kỹ nét mặt, theo dõi với 1 mối quan tâm đặc biệt từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên thần sắc. Hoặc, cũng có lúc do tình cờ, nó nằm xa ra hơn, về 1 bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và dõi theo những cử động từng lúc của con người anh. Và thường thường, do mối giao cảm giữa chó và người, sức mạnh của cái nhìn của Bấc làm cho Giôn Thoóctơn quay đầu sang, và nhìn trở lại nó không nói năng gì, nhưng đôi mắt anh toả rạng linh cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc cũng ánh ngời lên qua đôi mắt nó."
a) Giới thiệu sơ lược về "nhân vật" Bấc trong đoạn văn trên.
b) Khi miêu tả nhân vật Bấc nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
a,
Bấc là một chú c.h.ó thông minh,lanh lợi,yêu quý, kính trọng,trung thành với chủ,nó luôn bám sát và theo dõi mọi hành động của thooc tơn,không dời anh nửa bước=>sợ anh bỏ rơi.
b.
b.
Khi miêu tả Bấc, nhà văn chủ yếu sử dụng phép nhân hóa để làm sinh động cho những cử chỉ, hành động, tính cách của chú chó. Chú chó dường như hiểu được tiếng người và biết làm theo ý chủ, đoán định được tâm tư của chủ. Thông qua phép nhân hóa, nhà văn như hóa thân và hiểu được mọi ngóc ngách suy tư của chú chó Bấc.
Ý nghĩa nhan đề "Tiếng gọi nơi hoang dã"
giải thích mái trường là thiên đường cua tuổi học trò
Mái trường-hai tiếng gần gũi và thân thương biết bao.Ai sinh ra mà không được cắp sách tới trường thì quả là bất hạnh.Bởi đó không đơn giản chỉ là nơi chúng ta đến để học,học và chỉ học.Mái trường là thiên đường,là chốn bình yên,tươi đẹp trong trái tim,là một phần không nhỏ trong tâm hồn mỗi cô,cậu học trò.Tuổi học trò hồn nhiên và thú vị lắm.Những trò nghịch phá dường như không bao giờ cũ đi,chúng luôn được làm mới bởi sự "sáng tạo" của tuổi trẻ-Sự nghịch ngợm mà đáng yêu.Mái trường là thiên đường ư?Đúng vậy....Chính nó là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người hoàn thiện nhân cách,trưởng thành ;là nơi chắp cánh những ước mơ cháy bỏng;nơi lũ học trò có thể nói ra biết bao suy nghĩ trăn trở cùng thầy cô,bạn bè.Kỉ niệm về những ngày thơ ấu đạp xe đi học cứ tràn đầy ăm ắp trong kí ức.Ở đó có tất cả: niềm vui,nỗi buồn,nụ cười và những giọt nước mắt.Mái trường là nơi nuôi dưỡng bao tâm hồn,những ước mơ,nơi có những người bạn,người cha,người mẹ thân thương.Nó ghi dấu cả những lỗi lầm của một thời thơ dại.Ở đó còn có âm thanh rộn rã của bác trống hiền từ,của tiếng ve;màu hoa phượng đỏ rực rỡ cả một khoảng trời làm nức lòng lũ học trò.Mỗi lần bất giác nhận ra hoa phượng nở,bao cảm xúc lẫn lộn lại chực trào dâng trong lòng.Lo lắm vì một mùa thi lại đến,vui vì sắp được tận hưởng một mùa hè thú vị,còn buồn,buồn vì sắp phải xa thầy cô,xa mái trương,bạn bè,xa những kỉ niệm.Tất cả đó chỉ có những ai từng trải qua tuổi thơ cùng mái trường mới có thể hiểu được.Đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhưng cũng trôi qua nhanh lắm!Nhanh đến mức khi tiếng đồng hồ kêu tích tắc....chậm chạp vang lên đếm từng giây từng phút còn lại của năm học ta mới bất giác giật mình và lòng chợt buồn vô hạn.Rồi cũng đến thời khắc phải tạm biệt nhau,tạm biệt mái trường gắn liền với tuổi thơ....nhưng ,hình ảnh mái trường sẽ luôn đọng lại trên những nét nét vẽ tươi đẹp trong trái tim mỗi người.
Sưu tầm
Bạn nghĩ đó sẽ là nơi nào? Là một nơi đẹp lộng lẫy? Một nơi chỉ dành cho riêng tôi? Thật ra nơi đó vô cùng bình dị, đông vui. Đó chính là trường của tôi - trường Nguyễn Du thân yêu!
Ngôi trường được xây theo kiểu kiến trúc hình chữ U gồm hai dãy phòng học, một dãy phòng đa năng và một dãy phòng hành chính. Tất cả đều được trang bị đầy đủ, tiện nghi giúp cho việc học tập của học sinh chúng tôi được thoải mái, dễ dàng. Sân trường rộng, có tượng đài Nguyễn Du được đặt trang trọng ở giữa sân, cạnh đó có một vườn sinh vật đủ mọi loài cây. Nhà trường còn có một sân bóng chuyền - mơ ước bấy lâu của bọn con trai khi còn học ở ngôi trường cũ trước đây. Không gian xanh, sạch, đẹp ấy đối với học sinh chúng tôi quả là thiên đường.
Mỗi không gian trong trường đều gắn bó với những kỉ niệm đáng yêu tuổi “nhất quỷ, nhì ma”. Này căn tin, nơi những “tín đồ ăn vặt” truyền tay nhau những món khoái khẩu : chuối, khoai lang chiên cứu đói, ổi, me, cốc, táo chấm với muối ớt cay sè giải khát voocungf hiệu quả, những viên kẹo ngọt được kèm theo những thông điệp dễ thương, lấp lánh. Hay ghế đá nơi chúng tôi cùng nhau học bài, cùng nhau trò chuyện. Rồi hộc bàn – “gian phòng riêng chật hẹp của chúng tôi” không bao giờ còn chỗ trống bởi không chỉ đựng sách vở mà còn là nơi cất giữ biết bao “sáng chế” ngồ ngộ, vui vui của lứa ô mai chúng tôi. Nơi lớp học quen thuộc, tôi có những người bạn thân thiết, những người bạn luôn tin tưởng tôi, luôn sát cánh bên tôi mỗi khi tôi vui hay buồn, luôn ân cần giúp đỡ tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn. Nhìn những người bạn thân, nhìn tập thể lớp 8/3 đủ mọi thành phần cùng đoàn kết đi lên trong phong trào học tập, tôi tự nhiên cảm thấy ấm áp lạ kì! Tình bạn như những đóa hoa tươi thắm rạng rỡ khoe sắc.
Ở ngôi trường Nguyễn Du này, tôi được học với những thầy, người cô tâm huyết, tận tụy với nghề. Những người thầy, người cô luôn yêu thương học sinh, miệt mài ngày đêm bên trang giáo án, bên bục giảng để truyền thụ cho lũ trò nhỏ chúng tôi biết bao bài học hay, bổ ích. Thầy cô trao cho chúng tôi chiếc chìa khóa kiến thức để bước vào tương lai. Các thầy cô vô cùng tâm lý, luôn hiểu tâm trạng của học sinh để thay đổi cách giảng dạy, để lại trong kí ức chúng tôi có những bài giảng khó quên. Thầy hiệu trưởng với vẻ bề ngoài nghiêm khắc nhưng bên trong là cả một tấm lòng yêu thương, một tâm hồn thật vị tha. Thầy luôn tạo sự thuận lợi, động viên chúng tôi học tập tốt, tham gia tốt các phong trào. Thầy luôn lắng nghe, giải đáp những ý kiến, thắc mắc của học sinh chúng tôi kịp thời, thỏa đáng. Thầy đôn đốc các tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoại khóa bổ ích giúp chúng tôi trau dồi kiến thức. Những hoạt động đó khiến cho thầy trò chúng tôi thêm gần gũi và hiểu nhau hơn. Nào Câu lạc bộ “Văn hay chữ đẹp” , Câu lạc bộ “Toán học”. Cả những buổi giao lưu tiếng Anh với trường bạn, những đêm Trung Thu, đêm văn nghệ….Những hoạt động bổ ích ấy khiến chúng tôi thêm tình đoàn kết trong một tập thể, thêm gắn bó với trường học.
Tuổi học trò của chúng tôi êm đềm trôi qua dưới mái trường Nguyễn Du này. Tất cả chúng tôi ai cũng cảm thấy ngôi trường này đã gắn bó máu thịt với mình. Tại nơi đây, chúng tôi được học tập, được vui chơi, được trải nghiệm mọi cung bậc cảm xúc khác nhau. Ngôi trường từ lâu đã trở thành thiên đường của chúng tôi: : sáng chúng tôi hối hả đến trường để rồi khi ra về lòng đầy lưu luyến, bịn rịn. Chúng tôi - những học sinh trường Nguyễn Du - quyết tâm xiết chặt tay nhau xây dựng trường thêm đẹp, thêm tươi.
Tôi yêu trường tôi lắm! Những kỉ niệm tinh khôi của tuổi học trò đều in dấu cả nơi đây. Nơi này sẽ mãi không thể nào quên trong những niềm kí ức tuổi thơ êm đẹp của tôi.
Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao viết Lão Hạt sau Chí Phèo, trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Một bữa no. Nhân vật trong các truyện đó từng ngã quỵ trước bản năng, miếng ăn, cái đói. Đói khiếp thật! Miếng ăn quý thật nhưng vì nó mà đánh đổi tất cả thì quả đáng buồn. Suốt cuộc đời ngắn ngủi của Nam Cao, cái đói luôn ám ảnh. Ông từng chua chát nói:"Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát sao được."Thế mà ông nghĩ đấy, ông nghĩ đói khổ là nguy cơ hủy diệt nhân cách và tinh thần của con người. Miếng ăn thành thử thách. Nam Cao đã trộn lẫn hai cuộc đời thực từ làng Đại Hoàng quê ông để sáng tạo nên lão Hạc, trao cho lão vũ khí tinh thần và không muốn lão thua cuộc. Lão đã lớn từ trang sách, trở thành biểu tượng của nhân cách.
1. Những phần in đậm là trích dẫn lời hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
2. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức của hai cách dẫn trên.
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha: :
Link : https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 500 giải nhanh nha đã có 200 người nhận rồi
Nêu địa chỉ mình đến nhà trao giải
1.
- Phần in đậm thứ nhất là lời. Được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu ngoặc kép, bắt đầu từ khi có dấu hai chấm.
- Phần in đậm thứ hai là ý nghĩ. Không có sự ngăn cách bởi dấu ngoặc kép.
2.
- Giống nhau: đều là lời dẫn bộc lộ suy nghĩ hoặc lời nói của tác giả.
- Khác nhau: lời dẫn trực tiếp được ngăn cách bởi dấu ngoặc kép. Còn lời dẫn gián tiếp không được ngăn cách bởi dấu ngoặc kép, thuật lại (không nguyên vẹn) lời nói/ ý nghĩ của nhân vật.
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha: :
Link : https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 500 giải nhanh nha đã có 200 người nhận rồi
Nêu địa chỉ mình đến nhà trao giải