Tập làm văn lớp 9

Nhinh Phạm thị
Xem chi tiết
Neymar JR
Xem chi tiết
Thi Nguyễn
Xem chi tiết
Neymar JR
Xem chi tiết
Sad boy
29 tháng 7 2021 lúc 15:10

BN THAM KHẢO

đề 1 

Tính tự lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú. Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi!

đề 2

 

Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích. vô vị.Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là "nhác làm siêng ăn", là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự. Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết "học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm". Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử? Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp.

 

Bình luận (0)
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Sad boy
22 tháng 7 2021 lúc 15:25

bài văn lun hở trời đoạn văn được khum anh !?

Bình luận (2)
Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 7 2021 lúc 15:29

Mại dô, 15GP và 5 coin cho bài văn xuất sắc nhất!

Bình luận (4)
M r . V ô D a n h
22 tháng 7 2021 lúc 15:36

tránh đường cho chị Nguyệt trổ tài

Bình luận (14)
minh nguyet
19 tháng 7 2021 lúc 22:21

Tham khảo nha em:

Trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt tốt và xấu, mặt được và mặt chưa được. Cũng giống như việc bàn tay có hai mặt lòng bàn tay và mu bàn tay vậy. Suốt cả cuộc đời con người ta sống với mục đích đấu tranh với cái xấu và hướng đến những điều tốt đẹp. Thế nhưng cái tốt thì khó học cái xấu tiếp thu nhanh. Chẳng vì thế mà có ý kiến cho rằng “những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

Thực chất câu nói trên có ý nghĩa hoàn toàn đúng đắn. Như Phật đã dạy rằng “Kẻ thù lớn nhất của mỗi người là chính mình”. Trong suốt cuộc đời chúng ta có thể đấu tranh với rất nhiều thế lực thù địch, xấu xa để loại bỏ những mầm mống đen tối ra khỏi xã hội thế nhưng lại rất dễ dàng thỏa hiệp với chính mình. Con người sinh ra ai cũng có sẵn trong mình một sự ích kỉ, ích kỉ với những người xung quanh nhưng lại dễ dãi với bản thân mình. Cái khó khăn nhất đối với một con người là chiến thắng bản thân mình, chiến thắng được những khát vọng tầm thường và nhỏ nhen của mình hướng đến cái cao đẹp hơn tốt cho cuộc đời hơn.

Sự tốt đẹp là khi chúng ta biết biến cái lợi ích cá nhân vào thành lợi ích của cộng đồng, làm cho cuộc đời xã hội này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Thế nhưng cái tốt cũng trở thành cái xấu khi ta đặt lợi ích của bản thân mình lên trên lợi ích của người khác. Sự ích kỉ biến chúng ta thành những người xấu xa và vụ lợi. Cũng giống như câu nói trên muốn truyền tải đến con người một thông điệp đó chính là phải biết nghiêm khắc với chính bản thân không nên nuông chiều cảm xúc để rồi đánh mất chính mình.

Thật vậy, tật xấu luôn là những cái con người ta rất dễ để dính vào còn cái tốt thì vô cùng khó khăn. Bạn có thể mất cả một năm thậm chí cả một đời để duy trì một thói quen tốt thế nhưng chỉ cần một giờ một phút thôi cái xấu đã có thể len lỏi và xâm nhập vào con người bạn rồi. Thực tế cuộc sống cũng cho ta nhiều ví dụ chứng minh vô cùng chuẩn xác. Ví dụ đối với thuốc phiện chẳng hạn nếu bạn bị rủ rê thử bạn biết khống chế bản thân thì mãi mãi nó cũng chỉ là người khách qua đường mà thôi. Thế nhưng nếu bạn gật đầu nuông chiều mình thì nó sẽ trở thành tệ nạn. Đầu tiên, nó là công cụ phục vụ chính con người, thế nhưng lâu dần con người sẽ là nạn nhân của nó. Vị thế từ khách sang chủ nhà rất nhanh và đơn giản nó phụ thuộc vào chính suy nghĩ cũng như sự kiềm chế của con người.

Một con người nếu không có sự tự chủ sẽ rất dễ đánh mất mình theo những thói xấu. Ban đầu thói xấu của bạn có thể đến một cách rất vô tình nhưng sau đó sẽ có lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí n lần tiếp theo như thế. Và lâu dần nó trở thành người bạn thân thuộc và sẽ điều khiển chính suy nghĩ hành động của bạn. Cũng giống như một bạn học sinh, lần đầu kiểm tra quay cóp mà không bị phát hiện thì lần tiếp theo sẽ tiếp tục như thế và lâu dần bạn trở nên phụ thuộc vào sách vở không còn ý thức tự học tự phấn đấu nữa. Mà đây là một trong những điều vô cùng nguy hiểm đối với tương lai và bản thân của các em.

Thói xấu có tác hại vô cùng xấu xí đến bản thân và xã hội. Ban đầu nó sẽ làm “đau” chính bản thân của mỗi người. Việc tồn tại những suy nghĩ xấu, hành động xấu sẽ khiến con người thường xuyên ở trong trạng thái lo âu, sợ hãi người khác phát hiện, lâu dần sẽ hình thành suy nghĩ ích kỉ, nhỏ nhen, ganh tị và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Càng nguy hiểm hơn, nó sẽ khiến con người trở nên thờ ơ vô cảm, sống xa cách nhau, tách biệt với xã hội. Đồng nghĩa với nó sẽ làm cho xã hội trở nên mất văn minh, mất đi sự nhân văn vốn có.

Chính vì thế việc đấu tranh đẩy lùi cái xấu trong mỗi cá nhân là điều cực kì quan trọng. Nó cũng giống như việc bạn rèn luyện cái tốt vậy. Việc nâng cao ý thức bản thân, tự chủ suy nghĩ chính là cách để bạn miễn nhiễm cái xấu, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai và xây dựng xã hội văn minh hơn.

Đấu tranh loại bỏ cái xấu chưa bao giờ là dễ dàng. Nó đòi hỏi con người phải là người biết phân định đúng sai, có hiểu biết và có chính kiến. Mỗi con người ngay từ bây giờ hãy trở thành những người nghiêm khắc với chính mình bởi nó không chỉ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn mà còn giúp xã hội này trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
19 tháng 7 2021 lúc 22:10

Tham Khảo:

Giữa dòng chảy của cuộc đời, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”.

Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì xã hội nào cũng đều tồn tại những cái xấu, cái tiêu cực. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được. Thông điệp mà ý kiến trên gửi tới chúng ta là con người phải luôn luôn đề phòng sự thâm nhập của thói xấu, không dung túng cho thói xấu. Phải có bản lĩnh, tỉnh táo để chống lại sự lây lan của thói xấu. Không để thói xấu chế ngự mình.

“Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường” vì con người ta sinh ra vốn. trong sáng, thánh thiện, những thói xấu đến với ta một cách vô tình, bất ngờ và con người có thể không để ý đến nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu như ma túy, trộm cắp, nghiện ngập. Nhưng nếu sống không tỉnh táo và bản lĩnh mà tiếp xúc với thói xấu thì sẽ ngày càng lún sâu, sa ngã. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện thì khó mà hình dung được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ “người khách lạ” nguy hiểm đó và từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành “người bạn thân”. Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc, con người sẽ chịu sự tác động của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Một khi thói xấu đã trở thành “bạn thân” thì con người sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó và dần dần sẽ bị tha hóa. Nhưng đó chưa phải là việc nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc cái xấu ngự trị trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng và nhanh chóng đến không ngờ. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác oai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ cho cái xấu, làm những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người lúc này sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự bởi thói xấu đã “trở thành ông chủ khó tính”.

Từ người khách qua đường tới người bạn thân và cuốỉ cùng là ông chủ khó tính, đó là quá trình cái xấu xâm nhập, chiếm lĩnh và sai khiến con người. Đó là điều tưởng như không thể mà lại là có thể, tưởng là khó mà lại là dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ,... thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma. Ban đầu nó đội lốt người khách qua đường để thực hiện ý đồ của mình. Sau đó nó xâm nhập và sai khiến con người, biến con người trở thành công cụ thực hiện những việc làm trái với đạo lí và pháp luật.

Ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ mà ta bắt gặp ngay trong cuộc sống. Một sinh viên đại học có tương lai tươi sáng, có tất cả các điều kiện để trở thành một công dân tốt nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma túy, nghiện ngập. Ban đầu chỉ nghĩ đơn giãn là “thử cho biết” nhưng càng ngày càng sa đà và dẫn đến nghiện ngập, sức khỏe sa sút, bỏ bê việc học. Lúc đầu thì lừa dối cha mẹ để có tiền mua ma túy, sau đó thì trở thành kẻ trộm cắp, luôn có những mưu toan để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

 

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng có những câu thể hiện sự tác dộng của hoàn cảnh tới nhân cách con người: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “Ớ bầu thì tròn ở ống thì dài”... Tất cả đều nói lên sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái xấu như một thứ vi rút có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học sâu sắc: phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người có đủ tỉnh táo và bản lĩnh để nhận diện và chông lại nó hay không ?. Hãy để cái xấu mãi mãi là “người khách qua đường”, đừng để nó trở thành “bạn thân” rồi thành “ông chủ khó tính” chi phối cuộc đời ta.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị cái xấu xâm chiếm, ngự trị. Ổng cha ta từng ca ngợi những con người bản lĩnh “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Để chiến thắng hoàn cảnh, con người cần có tri thức, lập trường, nghị lực. Để có đủ bản lĩnh phòng chông sự cám dỗ, thâm nhập của thói xấu, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện. Học tập để có hiểu biết, có tri thức, biết phân biệt cái xâu, cái tốt. Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tác phong để có đức tính tốt, có khả năng “miễn dịch” với thói xấu.

Phấn đấu trong học tập và công tác, cố gắng tự hoàn thiện nhân cách bản thân, cảnh giác với thói xấu là ý nghĩa mà câu nói trên gửi tới chúng ta. Xã hội càng phát triển, thói hư tật xấu càng xuất hiện nhiều đòi hỏi con người càng phải có bản lĩnh để đối mặt với nó. “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính” là một sự cảnh báo, một lời khuyên sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
minh nguyet
11 tháng 7 2021 lúc 12:39

a, Thể thơ: tự do

PTBDC: Biểu cảm

b, Từ láy: rầm rập, rạng rỡ, lấp lánh, thánh thót

c, Các từ thuộc trường từ vựng chỉ ngành Y: trường Y, điều dưỡng viên, bác sĩ, áo bluse trắng

d, BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Cho thấy tình thương, sự đoàn kết của người dân ta, các bác sĩ, sinh viên Y, các điều dưỡng, khi nơi nào cần, họ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mà không quản ngại khó khăn

e, Qua đoạn thơ, em cảm thấy người dân ta rất đoàn kết, luôn sẵn lòng giúp đỡ những nơi khó khăn. Qua đoạn thơ cũng có thể thấy niềm tự hào về các sinh viên trường Y, các điều dưỡng và các bác sĩ, họ luôn sẵn sàng lên đường theo tiếng gọi tổ quốc, không phải chỉ trong thời chiến mới chiến đấu mà trong thời nay, khi có  dịch, các bác sĩ vẫn luôn sẵn sàng. Qua đây, chúng ta nên yêu mến, tự hào về họ, đồng thời phải luốn cố gắng giúp đỡ người gặp khó khăn. 

Bình luận (0)