Tập làm văn 7

Hỏi đáp

Liên kết trong văn vản Bố cục trong văn bản Mạch lạc trong văn bản Bài viết số 1 - Đề 1 Bài viết số 1 - Đề 2 Bài viết số 1 - Đề 3 Bài viết số 1 - Đề 4 Quá trình tạo lập văn bản Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Đặc điểm của văn bản biểu cảm Đề văn biểu cảm và cách làm đề văn biểu cảm Bài viết số 2 - Đề1 Bài viết số 2 - Đề 2 Cách lập ý của bài văn biểu cảm Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Bài viết số 3 - Đề 1 Bài viết số 3 - Đề 2 Bài viết số 3 - Đề 3 Bài viết số 3 - Đề 4 Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Làm thơ lục bát Tìm hiểu chung về văn nghị luận Đặc điểm của văn bản nghị luận Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Cách làm bài văn lập luận chứng minh Bài viết số 5 - Đề 1 Bài viết số 5 - Đề 2 Bài viết số 5 - Đề 3 Bài văn số 5 - Đề 4 Bài viết số 5 - Đề 5 Ôn tập văn nghị luận Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Cách làm bài văn lập luận giải thích Bài viết số 6 - Đề 1 Bài văn số 6 - Đề 2 Bài văn số 6 - Đề 3 Bài văn số 6 - Đề 4 Bài văn số 6 - Đề 5 Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Văn bản đề nghị Văn bản báo cáo
Anh Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 9:23
tkĐức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bình luận (0)
Phan...............
Xem chi tiết
Trần Mạnh
8 tháng 5 2021 lúc 22:00

TK: 

Phong tục lì xì ngày Tết diễn ra vào những ngày đầu năm mới, tức là sau khoảnh khắc giao thừa. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Khi sang năm mới, trẻ con sẽ đến thăm ông bà, họ hàng, chúc Tết. Những người lớn chuẩn bị sẵn phong bao lì xì, đựng tiền may mắn, có thể ít hoặc nhiều tặng cho trẻ con. Phong bao lì xì thường có màu đỏ - một trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Tuy nhiên, ngày nay phong bao lì xì còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình dáng, họa tiết khác nhau cùng những câu chúc ngắn gọn ý nghĩa như: “Phát tài phát lộc”, “an khang thịnh vượng”, “xuân sum vầy”,...  Phong tục lì xì mang những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo - không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày tết. Phong bao lì xì cho trẻ con màng ý nghĩa bình tuổi mới bình an, may mắn. Phong bao lì xì cho ngườ lớn như cha mẹ, ông bà thể hiện sự hiếu kính và lời chúc sức khỏe của con cháu. Đặc biệt, phong bao lì xì tượng trưng cho tài lộc, đầu năm người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc… Phong tục lì xì không những là một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc mà còn thể hiện những tình cảm đáng quý của con người Việt Nam. Trải qua bao biến đổi thăng trầm của thời đại, phong tục lì xì vẫn còn nguyên vẹn mỗi dịp Tết đến xuân về. Một phong bao lì xì nhỏ lại chứa đựng nhiều ý nghĩa yêu thương, quả thực là phong tục đáng quý lâu đời của đất nước.

Bình luận (1)
thangcanbasucvat
Xem chi tiết
Kieu Diem
11 tháng 5 2021 lúc 10:21

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao.Ngày nay, sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Khánh Linh
11 tháng 5 2021 lúc 10:16

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh hơn nữa sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Đọc sách giúp con người trưởng thành về cả trí tuệ và nhân cách. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Bình luận (4)
Laville Venom
11 tháng 5 2021 lúc 13:39

tk 

Đọc sách mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Đọc sách Lịch sử giúp ta sống lại với những cuộc kháng chiến hào hùng, để ta biết trân trọng và gìn giữ hòa bình hôm nay. Đọc sách địa lý giúp ta hiểu biết về các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, lũ lụt, thủy triều, hiệu ứng nhà kính,.....,....Đọc sách toán học, du lịch, kinh tế,....giúp ta mở mang tư duy....Mỗi cuốn sách hay đều mang những giá trị tích cực đến cho con người khi đọc nó. Và sách không chỉ cung cấp lượng tri thức khổng lồ, khi đọc sách, tâm hồn chúng ta được bồi đắp những cảm xúc tốt đẹp. Đọc sách văn học để ta biết đồng cảm, sẻ chia, biết thương và xót xa trước số phận của những nhân vật, biết căm phẫn trước những bất công, ngang trái của xã hội cũ,....Đọc Hạt giống tâm hồn, ta thấy lòng mình lắng lại, biết trân quý những điều bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống, biết yêu thương cuộc đời dẫu còn nhiều những chông chênh, biết cảm ơn những tấm lòng vị tha, nhân ái, những vòng tay dẫu gian nan vẫn sẵn sàng nâng đỡ kẻ khốn khó hơn mình. Hãy chọn cho mình một cuốn sách hay để đọc, hãy đọc thật kỹ và nghiền ngẫm từng con chữ trên mỗi trang sách, bạn sẽ thấy được vô vàn điều tốt đẹp mà nó mang đến. Hãy yêu sách như yêu chính bản.

Bình luận (0)
Linh Nhi Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
12 tháng 5 2021 lúc 7:48

 TK:   

    Khúc ca bốn mùa của Nhạc sĩ Hoàng Hải - Với giai điệu hồn nhiên,êm nhẹ ,trong sáng ,bài hát mang thiên nhiên đến cho các em một cách thật thú vị và gần gũi. Trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại đã hình thành một dòng âm nhạc cho trẻ em. Các bài hát cho thiếu nhi thật phong phú, đa dạng và giàu tính giáo dục. Nhiều bài hát đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Có những bài lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, tồn tại lâu dài cùng năm tháng. Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết trong đời sống tinh thần của trẻ em. Một số nhạc sỹ gắn bó suốt cuộc đời với sự nghiệp sáng tác cho trẻ em. Họ đã đem đến cho lứa tuổi nhỏ những bài ca hồn nhiên, trong sáng đầy cảm xúc với những hình tượng âm nhạc đẹp đẽ. Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lưu Hữu Phước, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu và Hoàng Long, Hoàng Lân. Một số tuyển tập những bài hát thiếu nhi hay nhất "Chùm hoa nắng", "Khăn quàng thắm vai em" và cuốn "50 bài hát thiếu nhi hay nhất" Từ sau cách mạng mùa thu đến nay, tuổi thơ Việt Nam thật hạnh phúc. Các nhạc sĩ cách mạng đã viết tặng các em hàng ngàn bài hát hay. Những bài hát ấy đã nâng bước các em vui đến trường, động viên các em trong học tập, phấn đấu và rèn luyện, giáo dục các em lòng tự hào, niềm kính Yêu Bác Hồ, yêu Đảng, yêu quê hương, tổ quốc, yêu gia đình. lớp lớp tuổi thơ đã được nuôi lớn tâm hồn trong những bài ca và trưởng thành cùng đất nước - dân tộc.

Bình luận (0)
Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 7:56

Khi cái nóng oi ả của mùa hè dần dần dịu đi, một buổi sớm mai bạn cảm giác cái lạnh nhè nhẹ đang len lỏi vào cơ thể. Mùa thu đang đến.

Thử nhắm mắt lại, trong không gian thật tĩnh lặng hãy lắng nghe tiếng rơi nhẹ nhàng của chiếc lá, bạn chợt phát giác ra rằng cuộc đời và thiên nhiên có nhiều điều kì diệu, đáng khám phá biết bao!

 

 

 

Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã tạo ra, góp phần tô điểm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Mùa thu đẹp dịu dàng bởi màu vàng của hoa cúc, hoa sao nhái. Chẳng thế mà hoa cúc tự bao giờ đã trở thành biểu tượng gắn liền với mùa thu, một sức sống không quá ồn ào, sôi nổi mà nhẹ nhàng, êm dịu không bao giờ nhạt phai. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng viết:

                                                    Mùa thu vào hoa cúc
                                                    Chỉ còn em và anh
                                                    Là của mùa thu cũ
                                                    Chỉ còn anh và em

Mùa thu và hoa cúc là sóng đôi, chẳng bao giờ tách rời được, đấy là qui luật của tạo hóa cũng như em và anh cùng tình yêu của chúng ta sẽ mãi mãi vững bền, dù mai kia hoa cúc có tàn, mùa thu sẽ qua đi.

Có bao giờ bạn bước trên con đường đầy lá vàng, bất chợt gặp bóng dáng người thiếu nữ, trên làn tóc, bờ vai vướng màu vàng của lá, bạn sẽ thấy đẹp và trữ tình biết bao!Ánh mắt lạ lẫm ban đầu bỗng trở nên thân quen, trong lòng dậy nên một cảm xúc tuyệt vời: "xúc cảm mùa thu".

Sẽ đôi lần sau giờ học, giờ làm việc, chầm chậm một mình dạo bước trên con đường vắng, nhìn lá rơi lác đác, bạn sẽ thấy lòng xao xuyến, muốn làm thơ, muốn hát vang, những lo toan thường nhật tan biến, kỷ niệm đẹp tràn về, thấy yêu thương khát khao vô vàn một ánh mắt từng làm rung động trái tim mình.

Chiếc lá theo làn gió từ đâu đến khẽ chạm vào bờ vai, ta nâng niu chiếc lá trong tay: "Lá ơi có phải duyên số đưa lá đến với ta?”. Nhìn lá rơi mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau về cuộc đời, về bản thân mình. Người đang vui vẻ, mỉm cười mân mê chiếc lá trong tay như giữ gìn hạnh phúc mình đang có. Ai tâm trạng buồn lại chạnh lòng, tiếc nuối những kỷ niệm xưa "lá xa cành!”.

Đừng giữ chiếc lá trong tay! Đừng khép chặt tâm hồn mình! Hãy để làn gió đưa lá đến một nơi thật xa, hãy để nỗi đau hôm nay trôi vào quá khứ, lá lìa cành nhưng ngày mai dưới nắng xuân ấm áp, từ cành cây kia sẽ nhú lên những chồi non mới, bên mình vẫn có người đang thật sự yêu thương quan tâm đến mỗi bước đi của mình. Sống đẹp với chính mình, với cuộc đời, rồi mai kia, khi gặp chiếc lá thu rơi, bạn sẽ mỉm cười mà giữ chặt trong tay. Thu vẫn mãi là thu, là nguồn cảm hứng vô tận của chúng ta.Bạn ơi, hãy nắm lấy tay người mình yêu thương nhất dạo bước trên con đường đầy lá, chỉ cần sự im lặng cũng đủ để bạn hiểu người bên cạnh đang nghĩ gì, tình yêu trong bạn lớn đến đâu? Và vẻ đẹp của mùa thu giờ đây không chỉ của thiên nhiên mà là của bạn, của một tâm hồn tràn ngập tình yêu.

Khi cái nóng oi ả của mùa hè dần dần dịu đi, một buổi sớm mai bạn cảm giác cái lạnh nhè nhẹ đang len lỏi vào cơ thể. Mùa thu đang đến.

Thử nhắm mắt lại, trong không gian thật tĩnh lặng hãy lắng nghe tiếng rơi nhẹ nhàng của chiếc lá, bạn chợt phát giác ra rằng cuộc đời và thiên nhiên có nhiều điều kì diệu, đáng khám phá biết bao!

 

 

 

Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh lẽo, mùa thu như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã tạo ra, góp phần tô điểm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Mùa thu đẹp dịu dàng bởi màu vàng của hoa cúc, hoa sao nhái. Chẳng thế mà hoa cúc tự bao giờ đã trở thành biểu tượng gắn liền với mùa thu, một sức sống không quá ồn ào, sôi nổi mà nhẹ nhàng, êm dịu không bao giờ nhạt phai. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng viết:

                                                    Mùa thu vào hoa cúc
                                                    Chỉ còn em và anh
                                                    Là của mùa thu cũ
                                                    Chỉ còn anh và em

Mùa thu và hoa cúc là sóng đôi, chẳng bao giờ tách rời được, đấy là qui luật của tạo hóa cũng như em và anh cùng tình yêu của chúng ta sẽ mãi mãi vững bền, dù mai kia hoa cúc có tàn, mùa thu sẽ qua đi.

Có bao giờ bạn bước trên con đường đầy lá vàng, bất chợt gặp bóng dáng người thiếu nữ, trên làn tóc, bờ vai vướng màu vàng của lá, bạn sẽ thấy đẹp và trữ tình biết bao!Ánh mắt lạ lẫm ban đầu bỗng trở nên thân quen, trong lòng dậy nên một cảm xúc tuyệt vời: "xúc cảm mùa thu".

Sẽ đôi lần sau giờ học, giờ làm việc, chầm chậm một mình dạo bước trên con đường vắng, nhìn lá rơi lác đác, bạn sẽ thấy lòng xao xuyến, muốn làm thơ, muốn hát vang, những lo toan thường nhật tan biến, kỷ niệm đẹp tràn về, thấy yêu thương khát khao vô vàn một ánh mắt từng làm rung động trái tim mình.

Chiếc lá theo làn gió từ đâu đến khẽ chạm vào bờ vai, ta nâng niu chiếc lá trong tay: "Lá ơi có phải duyên số đưa lá đến với ta?”. Nhìn lá rơi mỗi người sẽ có suy nghĩ khác nhau về cuộc đời, về bản thân mình. Người đang vui vẻ, mỉm cười mân mê chiếc lá trong tay như giữ gìn hạnh phúc mình đang có. Ai tâm trạng buồn lại chạnh lòng, tiếc nuối những kỷ niệm xưa "lá xa cành!”.

Đừng giữ chiếc lá trong tay! Đừng khép chặt tâm hồn mình! Hãy để làn gió đưa lá đến một nơi thật xa, hãy để nỗi đau hôm nay trôi vào quá khứ, lá lìa cành nhưng ngày mai dưới nắng xuân ấm áp, từ cành cây kia sẽ nhú lên những chồi non mới, bên mình vẫn có người đang thật sự yêu thương quan tâm đến mỗi bước đi của mình. Sống đẹp với chính mình, với cuộc đời, rồi mai kia, khi gặp chiếc lá thu rơi, bạn sẽ mỉm cười mà giữ chặt trong tay. Thu vẫn mãi là thu, là nguồn cảm hứng vô tận của chúng ta.Bạn ơi, hãy nắm lấy tay người mình yêu thương nhất dạo bước trên con đường đầy lá, chỉ cần sự im lặng cũng đủ để bạn hiểu người bên cạnh đang nghĩ gì, tình yêu trong bạn lớn đến đâu? Và vẻ đẹp của mùa thu giờ đây không chỉ của thiên nhiên mà là của bạn, của một tâm hồn tràn ngập tình yêu.

tk nhoa

Bình luận (0)
Minh Nguyen
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
14 tháng 5 2021 lúc 19:19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

ĐƠN XIN VÀO ĐOÀN

Kính gửi: -...........................................................

-.........................................................

Tôi tên là:....................................................................................................................

Dân tộc:......................................................................................................................

Đang học lớp:..............................................................................................................

Sinh ngày:...................................................................................................................

Quê quán:...................................................................................................................

Hiện ở tại:...................................................................................................................

Sau một thời gian tìm hiểu về Đoàn và nghiên cứu Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tôi thấy:

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, luôn thể hiện tính tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động. Là tổ chức kế cận hậu bị của Đảng, là nơi để tuổi trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu chung tay xây dựng quê hương ngày càng văn minh và phát triển.

Đoàn là nơi tập hợp những thanh niên tiên tiến, là nơi đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tuổi trẻ.

Vì vậy tôi làm đơn này xin được vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được vào Đoàn tôi xin hứa:

1. Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại!

2. Nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đoàn, luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh!

3. Giúp đỡ mọi người, luôn luôn xứng đáng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam!

 ............., ngày....tháng....năm.....
 Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Bình luận (3)
thangcanbasucvat
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
17 tháng 5 2021 lúc 13:01

Hiếu thảo là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Hiếu thảo còn được thể hiện bằng hành động. Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, họ hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng. Lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống,nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Nhưng hiện nay còn tồn tại nhiều người có lối sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già, thật là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo.Lòng kính yêu. Tất cả đều là những truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Anh
22 tháng 5 2021 lúc 14:28

câu 2 ạ

 

Bình luận (0)
Thuu Quỳnhh
22 tháng 5 2021 lúc 14:42
BÀI VĂN MẪU

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Việt Nam ta có kho tàng tục ngữ, thành ngữ rất phong phú. Mỗi thành ngữ tục ngữ lại mang những giá trị nhân văn sâu sắc. Những bài học đó được đúc kết qua những kinh nghiệm sống phong phú của các thế hệ cha ông, vì vậy từng câu thành ngữ tục ngữ đều rất sâu sắc. Tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một trong những câu tục ngữ chứa đựng những bài học như thế.

Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá GươngÝ Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen

Hình ảnh trong câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ và đối lập giữa “sắt” và “kim”. "Sắt" thường là những hình khối to lớn, có vẻ bề ngoài sần sùi còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng. Ngày xưa, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, muốn làm được một cây kim thì phải mài từ khối sắt lớn hơn rất nhiều lần so với cây kim nhỏ bé.

Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo.

Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Nghĩa bóng

Mượn hai hình hình ảnh đối lập sắt và kim, ông cha ta mong muốn được truyền tải thông điệp đến mọi người, đó là bài học về tính kiên trì nỗ lực. Sắt là hình ảnh ẩn dụ cho khó khăn thử thách mà ta phải trải qua trong cuộc đời. Trên con đường đi tìm hạnh phúc, hẳn ai trong chúng ta cũng đôi lần vấp ngã, con đường đó không hề được trải hoa hồng mà ẩn chứa rất nhiều thử thách thậm chí là nguy hiểm. Kim là hình ảnh ẩn dụ cho thành quả mà ta đạt được. Như vậy, câu thành ngữ này ý muốn nói, Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Chỉ cần có ý chí quyết tâm, thì nhất định sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Không phải ngẫu nhiên mà Bác Hồ có những câu thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Điều đó khẳng định tầm quan trọng của tính kiên trì, ý chí nghị lực của con người trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới. Thực tế đã chứng minh ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cộng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Người xưa có câu “Dục tốc bất đạt”, ý muốn nói nếu nhanh quá thì không thể đạt được thành công lớn. Thành quả ta đạt được tỉ lệ thuận với những gì ta bỏ ra. Câu thành ngữ trên không chỉ khẳng định vai trò của đức tính kiên trì trong quá trình làm việc, mà còn muốn nói đến sự biến chuyển của con người khi trải qua gian lao. Sắt là kim loại cần thiết, to lớn song lại vô dụng nếu không được tôi luyện thành các dụng cụ khác. Kim tuy nhỏ bé nhưng công dụng lại rất rõ ràng, giúp ích rất nhiều trong cuộc sống. Điều này chứng tỏ, con người khi trai qua những thử thách trong cuộc sống sẽ trở nên trưởng thành và có ích hơn trong cuộc sống. Những thử thách vừa là chướng ngại, vừa là nhân tố giúp con người hoàn thiện mình hơn. Vì vậy chỉ cần đi đến đích cuối cùng, ngay cả khi không đạt được thành quả như ý, ta cũng đã thu lượm được rất nhiều bài học. Đặc biệt ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, tính cách, biết làm những việc có ích hơn cho cộng đồng. Người xưa nói quả không sai: “Lửa thử vàng gian nan thử sức”. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.

Bình luận (1)
Gì Cái
Xem chi tiết
hà tăng
Xem chi tiết
vy nguyen
Xem chi tiết
Ngọc Tú
1 tháng 9 2021 lúc 14:04

chỉ cần viết theo 1 cách tả tự nhiên thôi bn

nghĩ j viết đeí đừng viết lố quá chỉ cần viết dài tưởng tượng ra thôi

 

Bình luận (0)
nthv_.
1 tháng 9 2021 lúc 15:58

Tham khảo:

"Bước qua đèo ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa"

  Qua hai câu thơ đầu tiên của bài thơ "Qua đèo ngang", bà Huyện Thanh Quan đã nói lên được khung cảnh ở đèo ngang hoang vắng, cây cỏ xum xuê, rậm rạp. Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê và điệp ngữ. Tác giả đã mang lại nơi đây một khung cảnh vắng vẻ, nhiều cây cỏ khi bà bước chân đến vào buổi chiều tối.

"Long khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

   Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy gợi hình đã mang lại cho hai câu thơ này thêm sức sống. Lấp ló người dân sống ở nơi hẻo lánh này. Hoạt động của chú tiểu là "lom khom", nói đến chú tiểu làm việc cần cù ở dưới núi. "Lác đác" chỉ những sự vật mới hoặc chỉ số ít. Tạo nên khung cảnh không còn vắng vẻ. 

Bình luận (0)