Viết đoạn văn quy nạp ( khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của tác giả Hữu Thỉnh . Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và câu phủ định
Viết đoạn văn quy nạp ( khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của tác giả Hữu Thỉnh . Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và câu phủ định
Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:
"Hình như thu đã về".
Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.
*Chú thích:
(1): Thành phần cảm thán
(2): Câu phủ định
Giúp mik câu 5 ạ:))
Qua bài thơ "sang thu" em viết 1 đoạn văn ngắn suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước ?
THAM KHẢO
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua 2 khổ thơ mở đầu bài thơ"Sang thu"của Hữu Thỉnh
Tham Khảo
Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)
''Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu''
giải thích nhận định nha
Giới thiệu bài sang thu có sử dụng khởi ngữ và 1 trong các thành phần biệt lập
Tham Khảo
Năm nào cũng vậy (khởi ngữ) , mùa thu là đề tài muôn thuở trong thi ca. Từ văn học trung đại, mùa thu đã đi vào những dòng thơ với cảm xúc nhẹ nhàng hay một nỗi buồn man mác. Đến với Hữu Thỉnh, cảm xúc về thu có những điều mới mẻ và khác lạ được tác giả thể hiện trong bài thơ Sang thu. Đây là bài thơ được ông sáng tác năm 1977 và rút ra từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”(Thành phần biệt lập- phụ chú) .Dòng đời chảy trôi, nhịp sống vẫn tuần hoàn theo hơi thở của đất trời, chỉ có con người trong vòng xoáy cuộc sống bận rộn mà đôi khi vô tình quên mất. Bởi vậy, Sang thu của Hữu Thỉnh đã đi từ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước những tín hiệu giao mùa nơi thôn xóm đến say mê trước những cảnh vật sang thu xa rộng, và trầm ngâm trước những biến đổi bên trong của thiên nhiên và con người. Đó là một mạch chảy rất tự nhiên của cảm xúc. Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ với cách nói mộc mạc, gần gũi. Mùa thu ấy gần gũi biết bao với người dân đất Việt bởi nó không còn là những hình ảnh ước lệ, thay vào đó là những hình ảnh gần gũi nơi thôn quê khi chuyển mình từ hạ sang thu. Tác đã đã thổi hồn vào vạn vật để ta thấy đâu đấy những cảm xúc của con người được ẩn chứa trong từng kẽ lá, đám mây. Thông qua bài thơ, tác giả đã bộc lộ sâu kín tình yêu với thiên nhiên, cuộc đời, với sự thanh bình của quê hương, đất nước. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc về mùa thu dịu dàng và cả những tâm tình mà tác giả gửi gắm trong từng ý thơ.
viết đoạn văn từ 10-12 câu có sử dụng thành phần tình thái và phép thế (gạch chân và đánh dấu) về đoạn 1 bài thơ sang thu của hữu thỉnh
Tk:
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
Tìm thành phần biệt lập và nêu tác dụng trong khổ thơ
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Thành phần biệt lập: Hình như
Cụ thể đây là thành phần tình thái
Tác dụng: Thể hiện mức độ sự chắc chắn của khoảnh khắc giao mùa, ở đây tác giả chỉ lờ mờ phỏng đoán vì có những tín hiệu ban đầu
Viết 1 đoạn văn từ 10-12 câu có sd câu tình thái và phép thế (gạch chân và chú thích) về đoạn thơ đầu của văn bản Sang Thu _Hữu Thỉnh
Refer
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.