Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (5).
Những phát biểu nào dưới đây phù hợp với các đặc điểm của nhóm thực vật C3 và C4?
(1) chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP
(2) điểm bão hòa ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn phần
(3) cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi
(4) điểm bão hòa ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần
(5) điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm
(6) lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch
(7) perôxixôm có liên quan đến quang hợp
(8) có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Phương án trả lời đúng là:
A. thực vật C3 : (1), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (2), (3) và (6)
B. thực vật C3 : (2), (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (3) và (6)
C. thực vật C3 : (4), (5), (7) và (8) ; thực vật C4 : (1), (2), (3) và (6)
D. thực vật C3 : (2), (4), (6) và (7) ; thực vật C4 : (1), (3), (5) và (8)
I. Cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì tia xanh lục thường có năng suất quang hợp cao hơn tia xanh tím.
III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.
IV. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau là khác nhau.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2