Ôn tập lịch sử lớp 7

Vũ Trần Kim Yến
Xem chi tiết
Trịnh Long
7 tháng 4 2020 lúc 9:32

Vì lo sợ rằng Thiên chúa giáo xâm nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ.Nho giáo(hệ tư tưởng bảo vệ địa chủ,quý tộc phong kiến) đang ngày càng sơ cằn,li khai với quần chúng.Thiên chúa giáo lúc đó dựa vào quyền lợi con người và một số giáo sĩ hoạt động Đạo cũng là gián điệp cho thực dân xâm lược.Trước tình cảnh đó nhà Nguyễn đóng cửa không giao lưu buôn bán với các nước.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Bình luận (0)
Minh Cao
7 tháng 4 2020 lúc 9:32

bn tham khảo nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/206025.html

Bình luận (0)
Ngọc Phương
7 tháng 4 2020 lúc 9:38

lạc đề rồi nha bạn

Bình luận (0)
Vũ Trần Kim Yến
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 4 2020 lúc 9:13

*Hoạt động thương nghiệp phát triển

- Nội thương và ngoại thương của nước ta đều phát triển

- Nội thương: Các chợ làng, chờ huyện, chợ chùa móc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

- Ngoại thương: Khá phát triển, tuy nhiên chủ yếu buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

*Có một số đô thị lớn như Hội An, Thanh Hà,…

Bình luận (0)
Vũ Trần Kim Yến
Xem chi tiết
Phúc
7 tháng 4 2020 lúc 9:06

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

Bình luận (0)
Vũ Trần Kim Yến
Xem chi tiết
Phúc
7 tháng 4 2020 lúc 8:59

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

Bình luận (0)
Trịnh Long
7 tháng 4 2020 lúc 9:04

-Những chính sách phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong tử thế kỉ 16-18 :

+ Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang .

+ Cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đã đặt phủ Gia Định.

+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đổng bằng sông Cửu Long.

Bình luận (0)
Đinh Xuân Quyết
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Hà
7 tháng 4 2020 lúc 8:40

Để lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê đội quân Tây Sơn đã:

Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Nguyễn Nhạc tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong. Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao quyền cho vua Lê. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.

=>Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh. Lê thối nát và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Bình luận (0)
Phúc
7 tháng 4 2020 lúc 8:42

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

Bình luận (0)
Ngân Nguyễn
7 tháng 4 2020 lúc 8:42

cảm ơn bạn nhahaha

Bình luận (0)
thi hue nguyen
Xem chi tiết
Huyền Anh Lê
22 tháng 10 2018 lúc 21:13

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa :
- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.
- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

Bình luận (0)
Anh Pha
22 tháng 10 2018 lúc 21:14

Nhà Lý chuẩn bị

+ Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

+ Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống

+ Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.

Kết quả:

Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa :

- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.

- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.



Bình luận (0)
Lê Ngọc Ánh
22 tháng 10 2018 lúc 21:15

-Diễn biến:

+Tháng 10 năm 1075 ,Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy bộ ,chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống.

+Quân bộ do tù trưởng Thân Cảnh Phúc và Tông Đản chỉ huy đánh vào Ung châu.

+Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy đổ bộ vào châu Khâm ,tiến về bao vây thành Ung châu.

-Kết quả:

+Sau 42 ngày đêm ,quân ta làm chủ thành Ung châu khiến tướng giặc phải tự tử.

-Ý nghĩa:

+Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm bước tiến của giặc đối với nước ta.

Bình luận (0)
trương thị kim ngân
Xem chi tiết
Huyền Anh Lê
22 tháng 10 2018 lúc 21:11
-Đinh Bộ Linh lên ngôi hoàng đế. - Cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con, quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống. - Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt. - Dựng cung điện, đúc tiền , xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội. => Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc.
Bình luận (0)
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Satoshi
4 tháng 11 2018 lúc 20:34

Công lao : Những cuộc phát kiến địa lý của họ đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

Quan điểm : Tích cực :Về sự có mặt của họ chúng ta nên cởi mở, đón tiếp thật cẩn thận khi họ sang nước của chúng ta với mục đích làm ăn, kết bạn, tham quan.

Tiêu cực : Chúng ta cũng phải cẩn thận trước sự có mặt của họ trên đất nước của chúng ta, ý đồ của họ sang đất nước của chúng ta để xâm chiếm, để trộm cắp, để bóc lột sức lao động của chúng ta, ta nên sa tránh họ và lập tức báo công an để họ can thiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Phù Hoàng Yến
Xem chi tiết
Thời Sênh
22 tháng 10 2018 lúc 14:54

1. Tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng văn hóa Việt Nam chính là Phật giáo, có kiến trúc của tôn giáo này là hệ thống chùa tháp và chữ viết Pali trên các kinh kệ của Phật giáo.
Có thể kể thêm: Ấn Độ giáo (tức đạo Hindu) ảnh hưởng đến văn hóa người Chăm (1 trong 54 dân tộc của Việt Nam), có hệ thống kiến trúc nổi tiếng là "tháp chàm" và chữ viết Chăm cổ rất giống chữ Phạn cổ của Ấn Độ.

2. - Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
- Lê Hoàn (941-1005) Đánh quân Tống. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

3. - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
22 tháng 10 2018 lúc 15:14

1/

Tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng văn hóa Việt Nam chính là Phật giáo, có kiến trúc của tôn giáo này là hệ thống chùa tháp và chữ viết Pali trên các kinh kệ của Phật giáo.
Có thể kể thêm: Ấn Độ giáo (tức đạo Hindu) ảnh hưởng đến văn hóa người Chăm (1 trong 54 dân tộc của Việt Nam), có hệ thống kiến trúc nổi tiếng là "tháp chàm" và chữ viết Chăm cổ rất giống chữ Phạn cổ của Ấn Độ.

2/

Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
- Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

3/

Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi đã đánh bại âm mưu xâm lược của nước ngoài, biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc vào sức mạnh, tiền đồ của dân tộc và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Bình luận (0)
hoàng nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Fa Châu De
21 tháng 10 2018 lúc 16:02

Ngô Quyền:

- Đánh tan quân Nam Hán, khiến chúng vỡ mộng xâm lược nước ta. Sau chiến thắng, tự lên ngôi vua, bỏ chức Tiết Độ Sứ, thành lập triều đình trung ương mới. Cử người thân tín đi cai quản khắp nơi.

=> Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài ở nước ta.

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
21 tháng 10 2018 lúc 16:10

- Đinh Bộ Lĩnh

Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
Fa Châu De
21 tháng 10 2018 lúc 15:54

nhiều người lắm bạn ơi!

Bình luận (0)