Ôn tập cuối năm phần hình học

linh angela nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 7 2022 lúc 13:03

a: Xét ΔABC vuông tại A có AH là đường cao

nên \(AB^2=BH\cdot BC;AH\cdot BC=AB\cdot AC\)

b: Xét ΔBHA có BE là phân giác

nên EH/EA=BH/BA(1)

Xét ΔBAC có BIlà phân giác

nên IA/IC=BA/BC(2)

Ta có: \(BA^2=BH\cdot BC\)

nên BH/BA=BA/BC(3)

Từ (1), (2)và (3) suy ra EH/EA=IA/IC

hay \(EH\cdot IC=IA\cdot EA\)

Bình luận (0)
hằng đinh thị thu
Xem chi tiết
Akai Haruma
12 tháng 5 2018 lúc 12:31

Lời giải:

Bạn tự vẽ hình nhé.

a)

Ta thấy $CD$ là đường phân giác trong góc $C$. $CD$ cắt $AH$ tại $E$ nên $CE$ là phân giác góc $HCA$

Theo tính chất đường phân giác:

\(\frac{HE}{AE}=\frac{CH}{AC}\Rightarrow HE.AC=AE.CH\)

b)

Xét tam giác $AHC$ và $BAC$ có:

\(\left\{\begin{matrix} \text{Chung góc C}\\ \widehat{AHC}=\widehat{BAC}=90^0\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle AHC\sim \triangle BAC(g.g)\)

\(\Rightarrow \frac{AC}{HC}=\frac{BC}{AC}\Rightarrow AC^2=HC.BC\)

c)

\(BC=BH+CH=3,6+6,4=10\)

Theo phần b thì \(AC^2=HC.BC=10.6,4=64\Rightarrow AC=8\)

Áp dụng định lý Potago: \(AB=\sqrt{BC^2-AC^2}=\sqrt{10^2-8^2}=6\)

Diện tích tam giác $ABC$ là: \(\frac{AB.AC}{2}=\frac{6.8}{2}=24\) (cm vuông)

Bình luận (1)
Phan Thị Hương Ly
Xem chi tiết
Akai Haruma
12 tháng 5 2018 lúc 12:47

Ôn tập cuối năm phần hình học

Lời giải:

a) Xét tam giác $DHA$ và $DAB$ có:

\(\left\{\begin{matrix} \text{chung góc D}\\ \widehat{DHA}=\widehat{DAB}=90^0\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle DHA\sim \triangle DAB(g.g)\)

b)

Áp dụng định lý Pitago:

\(BD=\sqrt{AB^2+AD^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\)

Ta có: \(\frac{AB.AD}{2}=S_{ABD}=\frac{AH.BD}{2}\)

\(\Rightarrow AH=\frac{AB.AD}{BD}=\frac{6.8}{10}=4,8\)

c)

Pitago: \(HB=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{8^2-4,8^2}=\frac{32}{5}\)

\(\Rightarrow S_{AHB}=\frac{AH.HB}{2}=\frac{4,8.\frac{32}{5}}{2}=15,36\)

\(\frac{S_{HBC}}{S_{DBC}}=\frac{HB}{BD}=\frac{32}{5.10}=0,64\)

\(\Rightarrow S_{HBC}=0,64.S_{DBC}=0,64.\frac{6.8}{2}=15,36\)

Do đó:
\(S_{AHCB}=S_{AHB}+S_{HBC}=15,36+15,36=30,72\) (cm vuông)

Bình luận (0)
Đức Hiếu
13 tháng 5 2018 lúc 16:12

Một cách khác cho câu c.

c, Từ C dựng đường cao \(CK\) của tam giác BCD

Dễ dàng chứng minh được AHCK là hình bình hành

Do đó \(AH=CK\)

Ta có: \(S_{AHB}=\dfrac{AH.BH}{2};S_{BCK}=\dfrac{CK.BK}{2}\)

\(AH=CK\)(cmt) nên \(S_{AHB}=S_{CKB}\)

Mặt khác \(S_{AHB}=15,36\left(cm^2\right)\)(tính như của chị Akai)

\(\Rightarrow S_{ABCH}=S_{AHB}+S_{CHK}=2.S_{AHB}=2.15,36=30,72\left(cm^2\right)\)

Bình luận (0)
Mai Anh Thư
Xem chi tiết
 Ocean
16 tháng 5 2017 lúc 20:10

(bài dễ, nói sơ thôi chắc cũng hiểu, chịu khó nha)

1.

a) trường hợp g.g : có 1 A^ chung với DE//BC => cặp góc đồng vị bằng nhau.

b) kq câu a => tỉ số đồng dạng và các tỉ lệ, thay số đo vào thấy ngay

c) CF//= DE => DF // EC (tứ giác DECF là hbh) => cặp góc đồng vị bằng nhau + B^ chung để cm tgđdạng

2. a) , b) là kết quả điển hình rồi, khỏi nói nhé, còn chưa rõ thì bình luận hay ib gì cũng đc

c) áp dụng đl pytago đảo (từ mấy cái số đo cho ở đầu đề)

d) dùng tính chất đường pg trong tam giác kết hợp tính chất dãy tỉ số bằng nhau đã học ở lớp 7 là ra ngay

Bình luận (0)
dương Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 7 2022 lúc 20:40

a: Xét tứ giác DCEN có

M là trung điểm chung của DE và CN

nên DCEN là hình bình hành

Suy ra: DN=CE

b: Ta có: góc DCM=góc MNE

mà góc MNE>góc ECM

nên góc DCM>góc ECM

c: =>CN<CE+CD

=>CN<CE+EN(luôn đúng)

Bình luận (0)
Phạm Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Nguyên Puni
11 tháng 5 2018 lúc 20:49

cho mik hỏi F ở đâu?

Bình luận (1)
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
pandie
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 7 2022 lúc 20:34

a: Xét ΔHBA vuông tại Hvà ΔABC vuông tại A có

góc B chung

Do đo: ΔHBA đồng dạng với ΔABC

b: \(BC=\sqrt{15^2+20^2}=25\left(cm\right)\)

\(AH=\dfrac{AB\cdot AC}{BC}=\dfrac{15\cdot20}{25}=12\left(cm\right)\)

\(HB=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{15^2}{25}=9\left(cm\right)\)

Xét ΔABH có AD là phân giác

nên DB/AB=DH/AH

=>DB/15=DH/12

hay DB/5=DH/4

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\dfrac{DB}{5}=\dfrac{DH}{4}=\dfrac{DB+DH}{5+4}=1\)

Do đó:DB=5cm; DH=4cm

Bình luận (0)
Bi Mai
Xem chi tiết
huỳnh thị ngọc ngân
11 tháng 5 2018 lúc 19:23

A B C D H 8 6 1.

a) ABCD là hình chữ nhật

=> AD =BC=6 (cm)

Áp dụng định lí py-ta-go cho tam giác vuông DAB:

\(DB=\sqrt{AD^2+AB^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\) (cm)

b)

Xét \(\Delta AHD\)\(\Delta BAD\) , ta có:

góc AHD = 900 (AH là đường cao của tam giác DAB)

góc BAD =900 ( ABCD là hình chữ nhật)

=> góc AHD = góc BAD (1)

góc D: góc chung (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\Delta AHD\) đồng dạng \(\Delta BAD\)

c) Ta có: \(\Delta AHD\) đồng dạng \(\Delta BAD\) (câu b)

=> \(\dfrac{AD}{BD}=\dfrac{DH}{AD}\)

=> \(AD^2=DH.DB\)

d) Ta có ABCD là hình chữ nhật

=> AB//CD => góc ABD = góc BDC (so le trong)

hay góc ABH = góc BDC

Xét \(\Delta AHB\)\(\Delta BCD\), ta có:

góc ABH = góc BDC

góc AHB = góc BCD = 900

=> \(\Delta AHB\) đồng dạng \(\Delta BCD\)

e)Ta có :\(\Delta AHD\) đồng dạng \(\Delta BAD\) (câu b)

=> \(\dfrac{AH}{AB}=\dfrac{AD}{BD}\)

=> \(AH=\dfrac{AB.AD}{BD}=\dfrac{8.6}{10}=4,8\) (cm)

áp dụng định lí py-ta-go cho tam giác vuông AHD:

\(DH=\sqrt{AD^2-AH^2}=\sqrt{6^2-\left(4,8\right)^2}=3,6\) (cm)

Bình luận (1)
huỳnh thị ngọc ngân
11 tháng 5 2018 lúc 20:00

2.

A C B 8 6 H 2.

a)Xét \(\Delta ABC\)\(\Delta HBA\), ta có:

góc BAC = góc BHA = 900

góc B : góc chung

=> \(\Delta ABC\) đồng dạng \(\Delta HBA\)

b) \(\Delta ABC\) đồng dạng \(\Delta HBA\) (câu a)

=> \(\dfrac{AB}{BH}=\dfrac{BC}{AB}\)

=> \(AB^2=BH.BC\)

c) Áp dụng định lí py-ta-go cho tam giác vuông ABC:

\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{6^2+8^2}=10\) (cm)

Ta có: \(\Delta ABC\) đồng dạng \(\Delta HBA\) (câu a)

\(\dfrac{AC}{AH}=\dfrac{BC}{AB}\)

=> \(AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{6.8}{10}=4,8\) (cm)

Áp dụng định lí py-ta-go cho tam giác vuông AHB:

\(BH=\sqrt{AB^2-AH^2}=\sqrt{6^2-\left(4,8\right)^2}=3,6\) (cm)

\(CH=BC-HB=10-3,6=6,4\) (cm)

Bình luận (0)