Hướng dẫn soạn bài Đi đường - Hồ Chí Minh

Hoàng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Đạt Trần
26 tháng 1 2018 lúc 21:35

Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
26 tháng 1 2018 lúc 21:37

- Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 1 2019 lúc 22:15

Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Bình luận (0)
My Hoang La
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
2 tháng 2 2018 lúc 19:13

- Xót xa, thương cảm (cảu ca dao a)

- Buồn bã, thất vọng, bi quan (đoạn c)

- Ân hận, day dứt (đoạn d)

# that ca deu la cau cam than

Bình luận (0)
Thời Sênh
11 tháng 2 2019 lúc 19:43
Thể hiện sự thương cảm đối với thân phận người nông dân Thể hiện sự ai oán đau thương trước thân phận của người phụ nữ Thể hiện sự bi quan thân vọng Thể hiện sự ân hận

-> Không thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được. Vì trong các câu này chỉ chứa các từ ngữ cảm than chuk không thể hiện ý nghĩa của một câu cảm than.

Bình luận (1)
Lucy Châu
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
29 tháng 1 2018 lúc 20:56

a, Câu ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với thân phân của những con người nhỏ bé trong xã hội..

b, Nỗi buồn đau, sự cô đơn chán trường vẫn ngự trị thường trực trong lòng tác giả khi mọi người đang mong chờ xuân tới.

d, Sự hối hận muộn màng của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt.

Bình luận (0)
Võ Ngọc Kim Ngân
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
30 tháng 1 2018 lúc 8:20

Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Bình luận (1)
Võ Ngọc Kim Ngân
30 tháng 1 2018 lúc 7:16

Giúp tớ nhanh đi, cần gấp lắm !!!ok!!!

Bình luận (0)
Lucy Châu
Xem chi tiết
Huong San
29 tháng 1 2018 lúc 21:05

Câu thơ 1

Đi đường mới biết gian lao

ND chính: Đây là kinh nghiệm của người đã nhiều lần lên đường, ra đi. Có đi đường mới có những kinh nghiệm về chuyện đi đường. Đây lại không phải là con đường bằng phẳng mà là một chặng đường núi non hiểm trở

Câu thơ 2

Núi cao rồi đến núi cao trập trùng

ND chính: Đường đời đây cũng là con đường đấu tranh cách mạng và người chiến sĩ cách mạng là người đi đường, không mệt mỏi. Chấp nhận và vượt lên những khó khăn, người đi đường bao giờ cũng hướng tới đích

Câu thơ 3

Núi cao lên đến tận cùng

ND chính: Người chiến sĩ cách mạng đã vượt qua được thử thách và chiến thắng. Trên cao điểm thắng lợi, biết bao tình cảm vui mừng được biểu hiện. Mừng vui vì đã chiến thắng được khó khăn, vì Người đã làm tròn trách nhiệm được giao phó.

Câu thơ 4

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

ND chính: Có thể quan sát và bao quát nhiều phạm vi của đời sống. Đôi mắt không còn bị hạn chế trong tầm nhìn mà đã được mở rộng, thâu tóm được biết bao cảnh vật.

*chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
vo le trinh
28 tháng 1 2019 lúc 9:51

Câu thơ

Nội dung chính

Câu thứ nhất

Câu khai mở ra ý thơ: Có đi đường mới biết đường khó đi, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan.

Câu thứ hai

Câu thừa mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai: Hết lớp núi này lại tiếp lớp núi khác. Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai trên đường mà người tù phải trải qua

Câu thứ ba

Câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ: Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này.

Câu thứ tư

Câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt.

Bình luận (0)
Lucy Châu
Xem chi tiết
Quang 1912
29 tháng 1 2018 lúc 20:22

- Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Bình luận (0)
Ham Học Hỏi
29 tháng 1 2018 lúc 20:32

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là một tác phẩm văn học có giá trị lớn. Nhiều bài thơ trong nhật kí trong tù thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, trở

thành những bài học quý cho chúng ta. Bài thơ “Đi đường là một dẫn chứng:

“Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”

Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa bài thơ “Đi đường” của Bác.

Trong bài thơ ta thấy con đường mà Bác đi qau trong những ngày tháng bị tù đày. Đây là những con đường lên núi thật vất vả, nhiều gian nan mệt nhọc. Vượt qua ngọn núi này , ta lại phải trèo qua ngọn núi khác cao hơn, núi non trập trùng liên tiếp. Nhưng khi ta đặt chân lên đỉnh núi cao nhất ta sẽ thấy được toàn cảnh thiên nhiên vơi muôn trùng non nước bao la.

Chỉ là Bác, một nhà cách mạng lỗi lạc,một anh hùng dân tộc. trong những chặng đường gian lao, vất vả không phải Bác muốn kể lể về những khó khăn vất vả của mình cho đồng bào, cho chúng ta nghe mà ở đây Bác muốn cho chúng ta một bài học, một điều nhắn nhủ dạy bảo: nếu chúng ta biết kiên trì và tận lực vượt qua mọi khó khăn, vượt qua bao gian lao thử thách, chúng ta sẽ có được một tầm nhìn xa trông rộng.

Bài thơ nêu lên một chân lý tuy giản dị nhưng sâu sắc. những khó khăn liên tiếp xảy đến trong cuộc sống đã dặt ra những vấn đề giải quyết, thử thách, sức phấn đấu của ta. Nhờ sự phấn đấu, rèn luyện, ta sẽ có tầm nhìn, tầm hiểu biết sâu rộng và giải quyết đúng đắn vần đề, đạt được mục đích mong muốn. Thực vậy, từ năm 1911, khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã trải qua biết bao nhiêu gian khổ nơi đát khách quê người để tìm ra con đường cứu nước. Bằng sự kiên trì học tập, rèn luyện, Người đã đạt được mục đích cao nhất là :

Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Văn tức là người. Học thơ văn Bác tức là học tập nhân cách đạo đức cao đẹp của Bác. Bài thơ đi đường đã nêu lên một bài học quý về nhan sinh quan cách mạng cho thanh niên chúng ta.

Bình luận (2)
miku hatsune
Xem chi tiết
Hạnh Huỳnh
22 tháng 1 2018 lúc 10:37
Câu thơ Nội dung chính
Câu thứ nhất Nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường. Chỉ có ai đã trải qua mới thấu hiểu đầy đủ và thấm thía nỗi gian lao đó.
Câu thứ hai Nói đến gian lao chồng chất gian lao, vừa đi hết lớp núi này đến lớp núi khác.
Câu thứ ba Mọi gian lao đã kết thúc, người đi đường đã lên đến đỉnh cao nhất.
Câu thứ tư Niềm vui sướng, phần thưởng quý giá cho con người đã vượt qua gian lao, nay trở thành người khách ngắm nhìn phong cảnh đẹp.

b) Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng.

-Nghĩa đen: nói về việc đi đường núi vất vả

-Nhĩa bóng: ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời

Bình luận (0)
Hoàng Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Mỹ Lệ
7 tháng 2 2017 lúc 12:15

Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

Bình luận (0)
Nhók Bướq Bỉnh
22 tháng 9 2016 lúc 13:03

hỏi từng câu 1 thôi pn ei

Bình luận (0)
Nguyễn Dương Mỹ Lệ
7 tháng 2 2017 lúc 12:09

Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ***. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Xi Xiao
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 1 2017 lúc 22:34

- Đi đường cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
31 tháng 1 2017 lúc 21:57

- Đi đường cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Dương Mỹ Lệ
7 tháng 2 2017 lúc 12:06

Tháng 8 năm 1942, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới sang Trung Quốc để liên hệ với cách mạng và các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc. Bác đến thị trấn Túc Vinh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây ( Từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 ). Trong thời gian đó, Bác viết tập " Nhật kí trong tù" gồm 133 bài bằng chữ Hán, trong đó có bài " Đi đường".
Tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối ... với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện " Đi đường" nói chung.

Bình luận (0)