HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân (không có chất diệp lục).
* Mốc trắng sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính). Nấm rơm cũng sinh sản bằng bào tử.
- Tế bào đều không có chứa chất diệp lục nên không có khả năng tự chế tạo chất hữu cơ.
- Đều có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh
Phần lớn nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật phân động vật (nấm hoại sinh). Những nấm khác sống bám trên cơ thể sống (thực vật. động vật và người), chủ yếu là thực vật. Đó là nấm kí sinh. Ngoài ra, còn một số nấm cộng sinh (nấm cộng sinh với một số loài tảo thành địa y)
Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Vì nấm hoại sinh là một khâu trong chu trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên. Tất cả các xác chết của động thực vật đều được nấm hoại sinh phân giải thành chất vô cơ đơn giản. Vừa giải quyết việc ùn tắc các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ .Các chất hữu cơ này là nguồn sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.
Các em có thể quan sát cây trong vườn (kể cả cây cảnh, cây rau) hoặc cây trên đồng ruộng để tìm những cây có bệnh do nấm. Qua đó rút ra nhận xét: nấm thường bị bệnh ở bộ phận nào, khả năng phát triển của cây bệnh so với cây không bị bệnh để thấy được tác hại do nấm gây ra đối với cây trồng.
Al + NaOH + H2O --> Na AlO2 + 3/2 H2 ..........0,4......................................................(0,6) => m_Al = 0,4 . 27 = 10,8g => m_Al2O3 = 31,2 - 10,8 = 20,4g
Nhận được tin quân Thanh chuẩn bị sang xâm lược, Nguyễn Huệ cấp tốc lên ngôi Hoàng đế (1788),niên hiệu Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc. Đến vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung tuyển thêm quân, làm lễ tuyên thệ. Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố : Nay hãy mở tiệc ăn tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy nhớ lời ta xem có đúng không? Từ Tam Điệp, QT chia 5 đạo quân: - Đạo chủ lực, do đích thân ông chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. - Đạo thứ 2,3 đánh vào Tây Nam Thăng Long, yểm hộ cho đạo chủ lực. - Đạo thứ 4 tiến về phía Hải Dương. - Đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút của địch. Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Đêm mồng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi, quân giặc đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết,... Quân Thanh đại bại. Cùng lúc đạo quân chủ lực đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được nd ủng hộ, quân ta đốt cháy doanh trại giặc, tướng là Sầm Nghi ĐỐng sợ hãi, thắt cổ tự tử. Nghe tin đại bại, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng, vội vã vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.
Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
+ Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.
Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Trong đó. các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).