Hướng dẫn soạn bài Đi đường - Hồ Chí Minh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lucy Châu

Nêu ý nghĩa khái quát of bài thơ đi đường

Quang 1912
29 tháng 1 2018 lúc 20:22

- Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.

Ham Học Hỏi
29 tháng 1 2018 lúc 20:32

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là một tác phẩm văn học có giá trị lớn. Nhiều bài thơ trong nhật kí trong tù thể hiện một quan niệm sống đúng đắn, trở

thành những bài học quý cho chúng ta. Bài thơ “Đi đường là một dẫn chứng:

“Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”

Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa bài thơ “Đi đường” của Bác.

Trong bài thơ ta thấy con đường mà Bác đi qau trong những ngày tháng bị tù đày. Đây là những con đường lên núi thật vất vả, nhiều gian nan mệt nhọc. Vượt qua ngọn núi này , ta lại phải trèo qua ngọn núi khác cao hơn, núi non trập trùng liên tiếp. Nhưng khi ta đặt chân lên đỉnh núi cao nhất ta sẽ thấy được toàn cảnh thiên nhiên vơi muôn trùng non nước bao la.

Chỉ là Bác, một nhà cách mạng lỗi lạc,một anh hùng dân tộc. trong những chặng đường gian lao, vất vả không phải Bác muốn kể lể về những khó khăn vất vả của mình cho đồng bào, cho chúng ta nghe mà ở đây Bác muốn cho chúng ta một bài học, một điều nhắn nhủ dạy bảo: nếu chúng ta biết kiên trì và tận lực vượt qua mọi khó khăn, vượt qua bao gian lao thử thách, chúng ta sẽ có được một tầm nhìn xa trông rộng.

Bài thơ nêu lên một chân lý tuy giản dị nhưng sâu sắc. những khó khăn liên tiếp xảy đến trong cuộc sống đã dặt ra những vấn đề giải quyết, thử thách, sức phấn đấu của ta. Nhờ sự phấn đấu, rèn luyện, ta sẽ có tầm nhìn, tầm hiểu biết sâu rộng và giải quyết đúng đắn vần đề, đạt được mục đích mong muốn. Thực vậy, từ năm 1911, khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã trải qua biết bao nhiêu gian khổ nơi đát khách quê người để tìm ra con đường cứu nước. Bằng sự kiên trì học tập, rèn luyện, Người đã đạt được mục đích cao nhất là :

Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Văn tức là người. Học thơ văn Bác tức là học tập nhân cách đạo đức cao đẹp của Bác. Bài thơ đi đường đã nêu lên một bài học quý về nhan sinh quan cách mạng cho thanh niên chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
Vũ Anh Thư
Xem chi tiết
Bé Heo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Võ Ngọc Kim Ngân
Xem chi tiết
Lê Thị Trúc Viên
Xem chi tiết
Hoàng Trần
Xem chi tiết
cường nguyễn quốc
Xem chi tiết
Vương Hy
Xem chi tiết