Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

Nguyễn Thanh Hằng
30 tháng 3 2017 lúc 17:35

Bạn bè là đám mây

Còn tôi là Mặt trời

Đôi bạn bước cùng nhau

Trên còn đường tình bạn

Tình bạn là vô tận

Dễ tìm nhưng dễ mất

Tình bạn mãi tồn tại

Tình bạn luôn sống mãi

Trong trái tim con người

Tình bạn có câu rằng:

Nếu có ai hỏi bạn

Tình bạn giá bao nhiêu

Bạn hãy trả lời rằng

Tình bạn là vô giá.

Bình luận (3)
Nguyễn Thị Trà My
1 tháng 12 2017 lúc 19:32

Từ xưa đến bây giờ

Trên con đường xóm nhỏ

Tình bạn mãi không phai

Vẫn đậm đà thắm thiết.

Từng ngày dắt nhau đi

Ta vẫn cười vui vẻ

Dù cho có Đan nguy

Mình vẫn luôn tươi trẻ.

Tình bạn như ta đây

Chẳng bao giờ nhạt phai.

Bình luận (0)
bui thi quynh chi
11 tháng 3 2018 lúc 20:15

Bạn hỡi! Ta về đâu?
Khi xa buổi ban đầu
Mái trường xưa lặng lẽ
Áo bạc màu đã lâu

Từng mùa phượng đơm hoa
Mùa áo trắng nhạt nhòa
Mưa chiều phôi phai xóa
Dấu chân người in qua

Dòng đời trôi lặng lẽ
Thời gian khẽ đong đưa
Đời dạt trôi tám hướng
Biết nói sao cho vừa?

Tôi vẫn nhớ những chiều
Kể về chuyện tình yêu
Thời ngây ngô xa vắng
Rượu sưởi nồng ánh trăng

Hay những lúc lặng thinh
Chẳng ai nói một lời
Nghĩ suy về hoài bão
Những gian khổ cuộc đời

Chiều nay rơi mưa bụi
Phượng trải hồng gót chân
Chạnh lòng, tôi chợt tủi
Ôi đâu rồi cố nhân?

Bình luận (1)
Mai Hoàng Ngọc Hân
Xem chi tiết
Công chúa ánh dương
17 tháng 1 2018 lúc 20:05
Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.
Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 20:06

Bố cục: gồm 2 đoạn

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre"): Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.

- Đoạn 2 (đoạn cuối): Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Đẹp Trai Từ Bé
17 tháng 1 2018 lúc 20:06

* Bố cục (2 phần):

- Đoạn 1 (Từ đầu ... tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre) : tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu và đời sống.

- Đoạn 2 (còn lại) : Tre trong tương lai công nghiệp hóa đất nước, tre vẫn là biểu tượng dân tộc sống mãi.

Bình luận (0)
phạm phương mai
Xem chi tiết
Aira
17 tháng 3 2017 lúc 20:30

nói lên tình thân lao động lòng bất khuất , chịu thương chịu khó

Bình luận (0)
Phạm Bình Minh
26 tháng 7 2017 lúc 8:55

sorry vì mk trả lời muộn

đoạn thơ nói về sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cay tre. Dù cho bão tố phong ba lơn như thế nào nhưng tre vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau để che chở và bảo vệ lũy tre.Cx giống như p/c con ng VN ta , luôn đoàn kết đùm bọc nhau cho dù ở trong hoàn cảnh nào .cây tre thật đúng là biểu tượng của con người VN.

sory so much but the answer true , can you tick for me ?

Bình luận (3)
Lê Anh Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
11 tháng 4 2016 lúc 18:58

tre xung phong vào chiến đấu, tre giữ mái nhà tranh, giữ làng, giữ nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Tú Anh
11 tháng 4 2016 lúc 20:40

Khẳng định Tre là ng bn thân thiết vs nhà nông việt nam. tre xung phong vào xe tăng,....... khẳng định 1 í nghĩa: tre có vai trò lớn lao vs nhân dân VN. ( TICK MÌNH NKA) 

Bình luận (0)
Đoàn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Trần Dương Quang Hiếu
10 tháng 4 2016 lúc 15:43

1.vb Cây tre Việt Nam.vì bài thơ nói về cây tre.

2.làm cho bài thơ hay hơn,sinh động hơn

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
Nơi này có anh
17 tháng 3 2017 lúc 16:22

b) Gợi ý:

Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).

- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.

+ Vẻ mặt

+ Dáng điệu

+ Lời nói

+ Hành động

- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).

3. Kết bài:

- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.

- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.

Bài làm minh họa số 1

“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.

Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.

Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.

…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.

Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…

Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”

Bình luận (0)
như ngọc channel
17 tháng 3 2017 lúc 16:38

mink chọn đề c bạn nhé:

Ánh tuyết là cô giáo dạy văn của trường chúng em, nghe nói cô đã nhiều năm đạt danh hiệu GV dạy giỏi và thật may mắn, hãnh diện khi cô giáo dạy văn năm nay của lớp em là cô Tuyết.

Thực chất thì năm nay cô trạc khoảng ngoài 50 rồi nhưng khuôn mặt cô lúc nào cũng toát lên 1 vẻ mặt phúc hậu, hiền lành tính cách giản dị, chân thành luôn quan tâm chia sẻ mọi thứ buồn vui với H/S. Cô là người luôn tận tâm với nghề dạy học.

Hôm ấy là thứ 2 địa ngục của bon em vì bài tập văn hôm ấy rất nhiều lại vô cùng khó, đa số lớp chúng em chỉ làm được khoảng 45/100 thôi nên rất sợ bị cô quở trách. Đến tiết, cô bước vào lớp với vẻ mặt rạng rỡ như mọi ngày nhưng đến khi lớp phó học tập kết quả làm bài của các bạn trong lớp thì khuôn mặt rạng rỡ lúc bấy giờ của cô bỗng xịu xuống có vẻ thất vọng lắm. Cô bắt đầu viết tên đầu bài to tướng lên bảng rồi quay xuống nhìn bọn em 1 lúc. Ôi! sao ko khí trong lớp học ngột ngạt đến thế chúng em chỉ biết cấu đùi nhau chờ cô trách mắng bởi lẽ, cô là 1 người rất nghiêm trong vc dạy đõ học sinh. thế rồi cô bỗng nở 1 nụ cười thật tươi rồi nói:"ko làm đc bài tập thì chú ý lên bảng nhé các con". Ồ! tôi ko nghe nhầm đó chứ. Cô ko những chẳng mắng mà còn cười đc với bọn em hay sao? ớ, sao hôm nay cả lớp ngồi ngoan thế, thì ra cô đã bắt đầu giảng bài. nét mặt của cô Tuyết lúc đó vô cùng say sưa. học trò bên dưới thì chăm chú ko giám cọc cạch 1 tiếng động nào. được 1 lúcthì cô thấy có vẻ lớp hơi trầm hơn so với mọi khi nên cô đã tuyên bố:"ai mà hăng hái trả lời được nhiều câu hỏi nhất trong giờ học ngày hôm nay thì cuối giờ có thưởng nhé". bỗng từ đâu ra 1 loạt cánh tay phi như tên lửa chìa hẳng vào cô làm cco ko biết chọn ai và chỉ biết quay mặt vào bảng cười tủm tỉm.

và giờ thì em đã hiểu tại sao cô luôn đạt danh hiệu GVDG nhiều năm liên tiếp chính là vì sự yêu thương , quan tâm luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cho học sinh và đặc biệt là hết sức tâm tâm với nghề dạy học.

( bài này mink ko hề chép mạng nhé, nhớ tick cho mình nha)hihi

Bình luận (44)
Nơi này có anh
17 tháng 3 2017 lúc 16:23

- Mbài:

- Giới thiệu khỏi quát về mẹ (bố)

II- Thân bài: Miờu tả chi tiết về mẹ (bố) trong hai tình huống cụ thể

1. Hình ảnh mẹ (bố) khi em mắc lỗi :

+ Nêu lí do: em mắc lỗi gì (ngắn gọn)

+ Miêu tả:

- Gương mặt: buồn bã

- Ánh mắt: ngạc nhiên/bực bội/đau đớn/thẫn thờ,…

- Thái độ: im lặng, không mắng mỏ, không hay nói cười

- Dáng đi: lặng lẽ,…

- Lời nói: Nghiêm khắc/ bao dung, nhẹ buồn,…

- Hình ảnh mẹ: da sạm lại, vết rạn chân chim nơi khoé mắt hằn sâu thêm, tay thô ráp, nụ cười vắng trên môi,...

- Cảm nghĩ: thương mẹ (bố), ân hận, tự trách mình, hứa và quyết tâm không bao giờ làm mẹ (bố) buồn nữa.

2. Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:

+ Việc tốt em làm…

+ Miêu tả:

- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ

- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui

- Đi lại nhanh nhẹn

- Nói cười vui vẻ

- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...

à Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng

III- Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…

BÀI VIẾT GỢI Ý

I. Mở bài:

Cũng như bao đứa trẻ khác, tôi có bố chở che, có mẹ yêu thương chăm sóc. Tôi yêu, tự hào và kính trọng bố vô cùng. Nhưng có lẽ người gần gũi dấu yêu nhất trong gia đình đối với tôi là mẹ. Mẹ đã sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Đôi tay thân thương, dòng sữa ấm áp, lời hát ru ngọt ngào của mẹ cứ lớn dần trong tôi, để tôi thêm yêu tha thiết và khắc ghi sâu hình ảnh mẹ lúc buồn cũng như lúc vui, khi tôi mắc lỗi cũng như khi làm được một việc tốt.

II. Thân bài:

1. Hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi:

“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan

Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”

Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.

Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!” (Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.

Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi ở lại cơ quan còn anh trai thì đi công tác, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ chuẩn bị bữa trưa một mình, không cần tôi giúp như mọi ngày. Rón rén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn phiền hiện trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ làm nhưng ánh mắt nhìn buồn bã xa xăm. Thường ngày mẹ rất hay cười và nói chuyện với tôi tôi, thế mà hôm nay mẹ chẳng nói cười gì cả. Hình như mẹ đang lén tiếng thở dài. Trên khuôn mặt hiền từ của mẹ đã có nhiều nếp nhăn nơi khoé mắt. Mấy sợi gân xanh nổi trên vầng trán rộng, đôi môi mẹ không còn tươi thắm như trước… Có phải vì tôi mà mẹ già trước tuổi hay không?

Tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn quan tâm chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ giục tôi ăn cơm, nhắc tôi ngủ trưa để có sức học chiều. Mẹ càng quan tâm, tôi càng xót xa ân hận. Còn mẹ, chưa kịp nghỉ ngơi đã lại vội vã đến trường làm việc. Ánh nắng vàng vẫn nhảy nhót ngoài sân nhưng tôi chẳng thấy vui chút nào. Ánh mắt thất vọng, giọng nói buồn rầu của mẹ cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Tôi biết, mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít mà mẹ đau đớn vì thái độ ngang ngạnh nói dối của tôi thì nhiều. Tôi thấy mình quả là một đứa trẻ hư. Tôi chỉ muốn oà khóc cho vơi đi phần nào nỗi ân hận đang giày vò trong lòng mình.

2. Hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt:

Thời gian dần trôi, mẹ không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của tôi nữa. Nhưng tôi thì luôn tự nhủ phải cố gắng sửa chữa sai lầm và làm nhiều việc giúp đỡ mẹ. Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm 10 môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác, song với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được.

Hôm đó, khi đi học về, tôi tung tăng chạy ngay đến bên mẹ giơ bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm 10 đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Lâm được điểm 10 toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con a!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căm nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, chuyện thầy cô bè bạn,.. chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hàng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

III. Kết bài:

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Song nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời

Bình luận (15)
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 11:48

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam.Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”“Tre xanh, xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 11:49

Cây tre, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ về sức sống và phẩm cách của con người ViệtNam. Bài “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác trong thời kỳ đế quốc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt đất nước ta, thêm một lần nữa khẳng định điều này bằng những hình ảnh giàu sức khái quát và cách nói hồn nhiên, trong sáng:

Tre xanh,/

Xanh tự bao giờ?//

Và liền sau đó là một câu trả lời: Chuyện ngày xưa... Chuyện về cây tre gợi cho người đọc khả năng liên tưởng đến những thần thoại, cổ tích. Chính không khí huyền thoại của khổ thơ đầu đã góp phần làm cho độc giả trong suốt cả bài thơ hiểu rõ ý nghĩa biểu trưng của cây tre Việt Nam. Từng bước, từng bước, qua mỗi khổ thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh cây tre với những đặc tính của dân tộc Việt Nam: cần cù, lạc quan, thương yêu đùm bọc và kiên cường, bất khuất.

Đọc xong bài thơ, tôi cứ tự hỏi: có bao nhiêu hình ảnh xuyên suốt bài thơ? Hình như chỉ có một. Điều này chẳng đã được dự báo từ đầu đề của bài thơ? Đúng thật, bài thơ nói về cây tre, loại cây mọc khắp làng quê Việt Nam. Đó là tre Việt Nam, có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam.

Cây tre thân thiết với mỗi người Việt Nam nên mỗi chi tiết về nó, dù thoáng qua vẫn gợi nên tình cảm thân thương, quý mến.

Thân gầy guộc, / lá mong manh

Mà sao nên luỹ, / nên thành / tre ơi? //

Những từ gầy guộc, mong manh trong câu thơ giản dị, không có vẻ được trau chuốt nhưng đọc lên sao xúc động ? Đúng là tả tre nhưng lại thân thiết như nói về ta, nói về chính ta ?

Ở đâu / tre cũng xanh tươi /

Cho dù đất sỏi / đất vôi bạc màu?

Cũng kì lạ, thuộc vào loại cây thân gầy, lá mỏng, vậy mà sức chịu đựng của tre thật kỳ diệu! Tre có thể mọc ở bất kỳ đâu, trong điều kiện đất đai cằn cỗi như thế nào... mà vẫn tươi xanh lạ thường. Dạng đặc biệt của câu hỏi tu từ ở đây là: có câu trả lời, mà là câu trả lời phiếm chỉ:

Có gì đâu, / có gì đâu /

Mỡ màu ít, / chắt dồn lâu / hoá nhiều.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trang
17 tháng 3 2016 lúc 18:26

Ôi! Tổ quốc bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa. Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đi vào thơ văn như thế đấy! Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa tới nay vẫn được giữ vững: cần cù, nhẫn nại, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, nhân ái. Thơ văn Việt Nam đã góp phần kế tục và phát huy những truyền thống quý báu ấy qua chức năng giáo dục của mình. Đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã được hình tượng hóa qua những sự vật gần gũi thân thiết đối với con người Việt Nam. Cây tre là một trong những hình tượng đó. Cây tre không chỉ là hình tượng người Việt Nam trong văn của Thép Mới. Cây tre còn là nguồn cảm hứng của Nguyễn Duy về đất nước, về dân tộc trong bài Tre Việt Nam.

Tre xanh xanh màu tre xanh.

Tại sao Tre xanh lại trở thành hình tượng của con người Việt Nam? Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam đã trở thành một đặc trưng, một sản phẩm quý giá tượng trưng cho từng con người và cho cả dân tộc Việt Nam. Nếu nói về Liên Xô, người ta nghĩ ngay đến những hàng bạch dương rủ bóng, khi nghĩ về Campuchia, người ta nhớ về những hàng thốt nốt oai nghiêm. Thì nói đến Việt Nam, người ta cũng không quên được hình ảnh những lũy tre xanh mát rượi. Chính vì thế mà Nguyễn Duy đã đặt tựa đề của bài thơ rất giản dị mà cũng rất cao quý: Tre Việt Nam. Mở đầu bài thơ tác giả khẳng định: Tre xanh và độc giả thấy hiện ra trước mắt mình một màu xanh quen thuộc, gần gũi. Thế nhưng tác giả lại đặt ngay một câu hỏi xanh tự bao giờ? và tiếp tục cũng chính nhà thơ lại trả lời: chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Vậy thì câu hỏi trên chỉ là một cái cớ để tác giả dẫn người đọc vào bài thơ của mình:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Tác giả đã sử dụng điệp từ xanh ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam đồng thời mở ra trước mắt người đọc một màu xanh hy vọng. Chuyện ngày xưa… ấy phải chăng là câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương đã dẹp tan giặc Ân bằng những bụi tre già? Phải chăng hình ảnh Thánh Gióng và cây tre đã vươn lên thành hình tượng Việt Nam từ thuở ấy?

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu. Hình dáng cây tre thật bình thường: Thân gầy guộc, lá mong manh. Cây tre nào có gì nổi bật nếu không nói là hình dáng yếu hơn so với những cây khác: thông, tùng, bách. Từ láy gầy guộc, mong manh làm ta liên tưởng đến cây tre mềm yếu, dễ dàng gục ngã trong mùa bão tố. Vậy mà làm sao nên lũy nên thành tre ơi? Chúng ta cũng không quên những lũy tre lũy thép đã từng chiến thắng giặc ngoại xâm trong những cuộc kháng chiến của các anh hùng dân tộc.

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu.

Cây tre xuất hiện ở mọi nơi từ quanh làng xóm giữa những vùng đất khô cằn và ở tận rừng sâu, đâu đâu ta cũng thấy tre xanh và tre xanh. Bốn câu thơ trên vẫn chỉ là những câu hỏi của tác giả. Tác giả ngạc nhiên về hình dáng yếu ớt của cây tre mà ẩn chứa sức sống mãnh liệt. Hình ảnh cây tre gầy guộc, mong manh đối lập với hình ảnh lũy, thành cho chúng ta thấy không thể nào nhìn bề ngoài của tre mà đánh giá được. Bốn câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về cây tre, vừa là hình ảnh về người dân Việt Nam, nhỏ bé mà mạnh mẽ, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, đứng vững trên đôi chân nhỏ bé của mình.

Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.

 

Bình luận (0)
Hoàng Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
22 tháng 7 2017 lúc 21:18

Hoàng Quỳnh Trang Tiếp phần mở hồi nãy nha vui

......

Trải dài một vùng quê là những lũy những khóm tre xanh mướt, đâu đó lại hiện lên những dáng hình quen thuộc mà mỗi khi người ta nhắc tới lại bùi ngùi cảm động. Những hình dáng gầy guộc lại hiện ra và xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích những câu chuyện mà người ta vẫn truyền tài nhau từ đời này sang đời khác.

Mỗi khi nhắc tới hình ảnh tre thì người ta lại nhớ lại nét đặc trưng của làng quê Việt Nam, đó là một vật mang tính linh thiêng,đã cùng người dân Việt Nam Xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, cùng người dân xây thành xây lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre gợi nhớ những con người nông dân hiền lành chất phác, một nắng hai sương. Những con người ấy, sinh ra trong đói khổ nhưng học vẫn cố vượt lên số phận và làm chủ cuộc sống của mình. Tre cũng vậy có bao nhiêu thứ để khó khăn thử thách nhưng chưa bao giờ nó bị gục ngã. Tre là thế từ đất bạc màu nhưng không sợ khó khăn gian khổ nó vẫn vút lên xanh mướt.

Tre Việt Nam còn gợi ra những hình ảnh quen thuộc của những con người tính tình ngay thẳng khảng khái. Tính cách của những con người dân Việt Nam cũng giống như những búp măng, chỉ mới mọc nhưng đã thẳng tắp. Những hình ảnh ấy không thể quên trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. HÌnh ảnh đó trải qua biết bao nhiêu thế hệ cũng không thể thay đổi được suy nghĩ và tính tượng trưng của Cây Tre Việt Nam.

Cho tới bây giờ thì hình ảnh cây tre vẫn giữ một vai trò quan trọng và cũng là một hình ảnh đặ trưng của người dân Việt Nam. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động!

Bây giờ và tới mai sau vẫn thế, những lũy tre vẫn xanh vẫn trải dài và thẳng vút lên bầu trời xanh thăm thẳm.Em mong sao nhưng lũy tre còn mãi để too điểm thêm cho làng quê VN .

Chúc bn học tốt !

Bình luận (7)
Eren Jeager
23 tháng 7 2017 lúc 12:11

Quê em cớ muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.

Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.

Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.

Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới

Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới

Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.

Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.

Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.

Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.

Bình luận (0)
Vô Danh
23 tháng 7 2017 lúc 15:15

Ý chính của bài ấy như sau:
- Tả cây tre( theo trình tự không gian): Thân cây cao ntn? Màu xanh..., lá tre... bụi tre...
- Cây tre giúp người dân : Là đồ dùng trong nhà, là đồ chơi của trẻ thơ, là vũ khí đánh giặc, và hiện nay những rổ tre, giỏ tre đã giúp người dân đi lên khỏi đói nghèo...
- Em yêu cây tre....
MB:- Tre co mat o khap noi
- Tre là người bạn thân gắn bó, gần gũi với nhân dân
TB:
- Tre mang những phẩm chất đáng quý
- Tre gắn bó với nông dân trong lao động sản xuất
- Tre sát cánh với con người trong cuộc sống hàng ngày & trong công cuộc bảo vệ đất nước
- Tre luôn là người bạn đòng hành với dân tộc VN trong hiện tại & quá khứ
KB:
- Cây tre là dáng đứng hiên ngang của đất nước con người VN.


bài làm:
Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Bình luận (0)
Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Vu Kim Ngan
24 tháng 7 2017 lúc 16:35

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”. Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy. Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng. Đến khi người phải đánh giặc bảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đông Tổ quốc...”

Mai đây, trên đất nước ta, sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn là người bạn chung thủy, sắt son.

Bình luận (0)
Não cá vàng
26 tháng 3 2017 lúc 9:52

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài làm biểu cảm về cây tre 1 Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên. van-ta-cay-tre Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam . Bài làm biểu cảm về cây tre 2

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Bình luận (2)
Minamoto Sakura
26 tháng 3 2017 lúc 10:39

Bạn có thể biến làm sao thành bài văn của mik miễn đừng copy hết là được ! Chúc bạn học tốt
-----------------------------------------------------------------------

Cây tre là hình ảnh khá quen thuộc của làng quê Việt Nam.Bóng tre lun trùm lên âu yếm làng bản thôn xóm,Tre chung thủy từ khi lúc lọt lòng trên chiếc nôi tr và đến lúc mất trên chiếc gường tre
Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu.như tre chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược nó chính là người bạn rất quên với thánh Gióng ,Rồi cx đồng hành vs tướng Ngô Quyền khi làm cọc dưới sông sâu .Thuở chưa có vũ khí tre là một vật mạnh nhất có thể tiêu diệt đc giặc . Tre còn rất giúp ích đc nhìu Công việc phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá là chỗ dựa lưng cho bác nông dân mỗi khi bác đi làm về,làm giàn bầu bí leo lên quấn quýt vào nhau và các dụng cụ khác như tre vẫn là khcs nhạc tâm tình góp vui cho lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng ,vã tạo nên khúc nhạc mừng ngày hội .Sỏi đá thì mặc sỏi đá ,núi cao thì mặc núi cao ,vẫn luôn thấy tre đung đưa trước gió MẶc dù nó chết nhưng cái gốc vẫ còn nguyên vẹn để đời đời cống hiến cho đất nc.Tre vẫn là một niềm tự hào một nền văn hóa lớn cho cả nc
Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.VÀ sẽ luôn quyết tâm đứng vững như cây tre trên con đường chông gai

Bình luận (1)
Lê Gia Huy
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
29 tháng 5 2017 lúc 7:29

- Kí sự

- Phóng sự

- Nhật ký

- Hồi ký

- Bút kí

- Tùy bút

- Du ký

- Kỷ hành

- Truyện ký

- Tản văn

( Một số loại không nằm trong chương trình lớp 6 nhưng mình lấy để bạn biết thêm nhé )

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
29 tháng 5 2017 lúc 8:19

Bn tham khảo nha!

Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại:

Ký sự:là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Ký sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét. Phóng sự: là một thể ký nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Ở phương Tây đề ra công thức 5W cho phóng sự (What: cái gì đã xảy ra, Where: xảy ra ở đâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai, Why: tại sao lại xảy ra). Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu chuẩn đề ra cho phương thức luận cứ trong một thiên phóng sự. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận. Nhật ký: là một thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật ký lại chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật ký thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật ký có phẩm chất văn học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có thể có những nhật ký ít có chất văn học như các nhật ký hành trình (nhật ký hàng hải), nhật ký công tác; và cũng có những tác phẩm có tên nhật ký nhưng nội dung lại không hoàn toàn là nhật ký (chẳng hạn Nhật ký người điên của Lỗ Tấn, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh). Hồi ký: những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi ký cung cấp những tư liệu của quá khứ mà đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật ký, do đặc thù thời gian đã lùi xa, sự kiện trong hồi ký có thể bị nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người viết không tự biết. Bút ký: là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút. Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút ký chính luận, bút ký tùy bút v.v.. Tùy bút: Là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá. Du ký: loại ký có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn. Du ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du ký có thể bao gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư tín, hồi tưởng v.v. Tác giả của du ký tường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ. Kỷ hành: một dạng thức của nhật ký hành trình hay du ký của văn học Nhật Bản, thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết hợp của những đoạn tản văn và thơ. Nổi tiếng trong thể ký này phải kể đến những sáng tác của nhà thơ Nhật Bản Matsuo Bashō. Truyện ký: ngược lại với ký sự, thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng. Tản văn: Giới nghiên cứu có người cho tản văn là một loại ký, có người cho rằng ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn[1]. Có hai ý kiến như trên bởi khái niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần). Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chia toàn bộ thư tịch thành "văn" và "bút", trong đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn. Trong văn học cổ các áng văn xuôi không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là tản văn. Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, giàu khả năng khơi gọi với kết cấu có sự kết hợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nội dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút.

Ngoài những thể ký phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại. Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau. Trong Người bạn đọc ấy[2], Tô Hoài nhận xét: Trước kia từ điển văn học phân chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút ký thì có những lời bình phẩm của người viết. Bây giờ ta có thể đọc một bài bút ký trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự, lẫn hồi ký, có khi cả thể truyện ngắn. Mà ai dám đánh cuộc: bút ký bây giờ không bằng ngày trước?". Chỉ trong những cuốn sách lý luận và sách giáo khoa các nhà nghiên cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt với những tác giả văn học có năng khiếu đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm bút.

Nguồn:Ký – Wikipedia tiếng Việt Chúc bn hc tốt!

Bình luận (0)