Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

subin
Xem chi tiết
do huong giang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Anh
18 tháng 3 2018 lúc 21:36

banh

Bình luận (0)
Phạm Hiền Minh
Xem chi tiết
thu nguyen
18 tháng 3 2018 lúc 20:48

Sáng sớm tôi thức dậy
Trời sáng thật mát mẻ
Gió thổi bay nhè nhẹ
Nắng vàng ghé xuống sân.

Bình luận (0)
thu nguyen
18 tháng 3 2018 lúc 20:28

Sáng sớm mùa Hè
Trời thật mát mẻ
Gió thổi nhè nhẹ
Nắng ghé xuống sân.

Bình luận (5)
thu nguyen
18 tháng 3 2018 lúc 20:36

Em yêu cánh đồng xanh
Trên đất nước Việt Nam
Sáng sớm sương long lanh
Trên kẽ lá xanh lam.

Bình luận (0)
Hoa Hoang
Xem chi tiết
Lê Anh Toàn
12 tháng 4 2016 lúc 20:15

Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ – văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.

Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam – nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bấc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi… đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui – các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc diếu cày… Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trèn giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù… Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp… cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá – hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ – văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre… còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát… Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình… Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau Mai sau Mai sau…

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .

  


 

Bình luận (1)
Võ Trâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Hoa
17 tháng 3 2018 lúc 5:02

Ý nghĩa của cây tre Việt Nam

1. Ý nghĩa của cây tre trong đời sống Việt Nam

Cây tre có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ khi khai hoang cho đến khi dựng nước và giữ nước. Gắn bó sâu sắc với cuộc sống và văn hóa của dân tộc như hình với bóng.

Bởi thế, cây tre trong đời sống Việt Nam chứa đựng rất nhiều tầng lớp ý nghĩa. Tuy nhiên, do khuôn khổ bài viết có giới hạn nên Nội thất Dương Gia Việt Nam chỉ xin được liệt kê một số ý nghĩa đặc trưng nhất.

Cụ thể:

Cây tre Việt Nam – Gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc ta

Nói cây tre trúc gắn liền với tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam bởi vì, đây là loài cây thường được sử dụng làm vũ khí kháng quân thù trong các cuộc chiến tranh diệt giặc ngoại xâm. Điển hình như, chông tre, gậy tre, cung tên.

Mặt khác, những lũy cây tre xanh còn là “bức tường ngụy trang” giúp con dân Việt Nam tránh khỏi sự săn đuổi ráo riết của quân xâm lược. Đồng thời, cây tre còn được ví như “ngôi nhà” che nắng che mưa cho đồng bào ta trong những năm kháng chiến ác liệt.

Cây tre – Lương thực những ngày kháng chiến cho đến cuộc sống hiện đại

Ngoài thể hiện tinh thần yêu nước, cây tre còn trở thành thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình người Việt từ trong chiến tranh bão táp cho đến cuộc sống hiện đại ngày nay.

Nếu như trong kháng chiến, những búp tre non dược xem như món “rau” quen thuộc chống đói và cải thiện thực đơn cho các chiến sĩ. Thì ngày nay, tre (còn gọi là măng) lại được chế biến thành đa dạng những món ăn ngon cho phù hợp hơn với khẩu vị ẩm thực của người Việt, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ý nghĩa của cây tre Việt Nam – Gắn liền với nền văn hóa lúa nước

Gắn liền với nền văn hóa lúa nước cũng là ý nghĩa cây tre Việt Nam trong đời sống của dân tộc ta.

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng thân cây tre tạo thành các vật dụng phục vụ cho công việc canh tác lúa nước, hoa màu. Điển hình như cán cuốc, cán xẻng bằng tre, gầu tát nước bằng tre, rổ giá tre.

Cho đến ngày này, những vật dụng trên vẫn còn hiện diện phổ biến tại các vùng nông thôn. Mặc dù không được sử dụng làm công cụ canh tác chính nữa, song chúng vẫn có giá trị và luôn găn liền với nền văn hóa lúa nước của dân tộc Việt Nam.

Cây tre Việt Nam – Được ứng dụng trong thiết kế nội thất

Tre cũng là một loại chất liệu quen thuộc luôn được lòng các Kiến trúc sư và được lựa chọn để áp dụng trong thiết kế nội thất cho nhiều loại hình công trình kiến trúc. Từ thiết kế nội thất gia đình cho đến thiết kế văn phòng, thiết kế khách sạn hoặc hiện diện tại các không gian phục vụ cho nhu cầu ăn uống vui chơi của người Việt.

Nếu như ngày xưa, ông cha ta sử dụng thân cây tre và lá của chúng để làm nhà. Thì ngày nay, loại chất liệu này được biến tấu tinh xảo hơn để phù hợp với nhịp sống của con người hiện đại.

Một số mẫu thiết kế nội thất làm bằng tre được ưa chuộng như rèm cửa bằng tre, bàn ghế tre, mâm tre, võng tre, đồ dùng trang trí bằng tre… Do có nguồn gốc gần gũi với tự nhiên, lại thể hiện được tinh thần của con dân Việt Nam nên ngày nay những món đồ bằng tre vẫn luôn được lòng nhiều người và được săn đón nhiệt tình.

Cây tre Việt Nam – Thể hiện cốt cách của con người Việt Nam

Không một loài cây nào thể hiện được sắc nét cốt cách của con người Việt Nam bằng cây tre. Vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi nhà thơ Nguyễn Duy đã dùng hình ảnh cây tre Việt Nam để khắc họa lại hình ảnh của người Việt thông qua tác phẩm “Tre Việt Nam”.

Đấy là sức sống mãnh liệt “Ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”. Đấy là đức tình cần cù chịu khó “ Rễ siêng không ngại đất nghèo, tre bao nhiêu dễ bấy nhiều cần cù”.

Đồng thời, hình ảnh cây tre Việt Nam còn thể ý chí kiên cường “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”; sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau “Bão bùng thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu tre gần nhau thêm, thương nhau tre không ở riêng, lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

Song song với đo, cây tre còn lột tả được tình yêu thương bất tận của người mẹ Việt Nam dành cho những đứa con của mình thông qua câu thơ “Lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con”.

2. Ý nghĩa của cây tre trong phong thủy

Bên cạnh những ý nghĩa gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam, cây tre còn mang ý nghĩa trong phong thủy. Vì thế, một số người thường quen gọi loài cây này là cây tre phong thủy.

Thu tài hút lộc – Ý nghĩa đầu tiên của cây tre phong thủy

Cây tre trong phong thủy được xem là “vũ khí bí mật” để thu tài, hút lộc cho con người bởi vì thân cây tre bị rỗng bên trong. Chính điều này tạo điều kiện đễ giúp các nguồn năng lượng lưu thông dễ dàng. Hơn nữa, những đốt tre rỗng còn được ví như nơi cất dấu của cải tiềm tàng.

Xua đuổi tà khí cũng là ý nghĩa của cây tre trong phong thủy

Từ xa xưa, họ nhà tre đã được ông cha ta sử dụng để làm cây nêu đặt trước nhà trong ngày tết với mục đích xua đuổi quỷ thần. Đây được xem như một món bảo bối để bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Dù chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho sự đúng đắn trên, song nó vẫn trở thành đức tin trong tiềm thức của người Việt Nam. Vì vậy, hiện nay cây tre luôn được xem là cây phong thủy đem lại may mắn và xua đuổi tà khí.

Thông thường, cây tre phong thủy sẽ được đặt ở hướng Đông và Đông Nam. Đặt cây tre ở hướng Đông sẽ đem lại may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Đặt cây tre ở hướng Đông Nam, giúp chiêu mộ tiền tài.

Mong rằng, qua bài viết: “Ý nghĩa của cây tre trong đời sống văn hóa ở làng quê Việt Nam” mà Nội thất Dương Gia vừa trình bày sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về một loài cây vốn vẫn được coi là biểu tượng đẹp trong văn hóa dân tộc. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mua ngay một khóm cây tre phong thủy nhằm giúp cho không gian gia đình thêm ấm cúng, đủ đầy và may mắn, cho những mẫu thiết kế văn phòng thêm phần sáng tạo. Quan trọng hơn là chúng ta sẽ có dịp được cảm nhận lại cái hồn quê hương bình yên và dung dị giữa những xô bồ của cuộc sống chốn thị thành.

Bình luận (0)
diiphuong
27 tháng 3 2019 lúc 22:00

Cây tre mang những phẩm chất đáng quý trọng của con người:

- Thanh cao, giản dị, đẹp đẽ, giàu sức sống

- Tre gắn bó đoàn kết, giúp đỡ người dân trong lao động, chiến đấu

- Tre giống con người: ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm

→ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình ảnh biêu trưng cao quý của dân tộc Việt.

Bình luận (0)
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 3 2017 lúc 15:58

h) Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói hình ảnh cây tre là "tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam"?

=> Trả lời :

* Vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây tre:

- Sức sống mãnh liệt: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

-Tre làm nên nét đẹp trong đời sống tình cảm và văn hoá của con người: Tre đi vào những câu hát giao duyên, tiếng sáo diều vi vu, tiếng sáo trúc ngân nga khúc nhạc của đồng quê...

- Hiên ngang: Tre cũng bất khuất như người nên đã cùng người chiến đấu chống quân thù, giữ làng giữ nước.

* Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất.

Bình luận (2)
Công chúa Anime
18 tháng 3 2019 lúc 15:12

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
qwerty
23 tháng 3 2016 lúc 20:01

Em sẽ chọn hoa hồng:

Hồng trắng - Trong trắng và tình yêu cao thượng
Hồng vàng - Tình yêu sút giảm và sự phản bội
Hồng cải - sứ giả của tình yêu
Hồng đại đóa - Mỹ nhân kiêu kỳ
Hồng đơn - Đơn giản


    

Từ đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, nhà thơ trũ tình Sappho trên đảo Lesbos thuộc Hy Lạp đã từng viết : Nếu như vị thần Jupiter - vị chúa tể của các vị thần - muốn tìm một nữ hoàng cho thế giới loài hoa thì hẳn Người sẽ chọn hoa hồng. Hoa hồng là đứa con xinh xắn nhất của buổi sáng đẫm sương, là viên ngọc quý trang điểm cho bộ ngực trái đất, là ánh sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh và là hơi thở của tình yêu...

Cánh Hồng có những cuống lá đầy gai rất đặc trưng, với những lá kép mọc xen kẽ đối nhau, nở ra những đóa hoa nhiều màu sắc, có nhiều nhị hoa và thường tỏa hương thơm. Từ xa xưa, hoa Hồng đã được coi là trượng trưng cho tình yêu. Song, mỗi loại Hồng khác nhau lại mang những ý nghĩa riêng: Hồng trắng là sự trong sạch và tình yêu tinh thần; Hồng vàng là tình yêu phai nhạt và sự không chung thủy; Hồng đỏ là biểu tượng muôn đời của tình yêu đam mê; Hồng Pháp (Rose la France) là tình yêu lãng mạng phóng đãng, Hồng Cabbage (xuất xứ từ Caucasus và là loại hoa Hồng phổ biến khắp nơi hiện nay) là sứ thần của tình yêu; và Hồng đơn (chỉ có một lớp cánh hoa) tượng trưng cho sự giản dị.

Nụ hồng chớm nở rạng đông
Hồn linh khẽ động vườn xanh ánh ngời
Mỹ nhân muôn vạn hoa trời
Em là sứ giả muôn đời anh yêu

Bình luận (0)
Đặng Kim Ngọc Hoàng Tiên...
23 tháng 3 2016 lúc 20:30

Tôi love hoa sen:

Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ

Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời

Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ

Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi

( Và nói nghe nè, sen thật sự là Quốc hoa Việt Nam đó! Thật sự!)

Bình luận (0)
vũ ngọc anh
23 tháng 3 2016 lúc 20:53

mik chọn cây tre vì nó nhìn mộc mạc, đơn sơ và có câu rằng " tre đốt ngay vẫn thẳng " thể hiện đức tính kiên cường bất khuất , từ đó ta thấy tre là biểu tượng VNok

Bình luận (3)
Shiku Ramen
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
24 tháng 3 2017 lúc 16:06

Các câu trần thuật đơn là:

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

CN: Bóng tre

VN: trùm lên âu yếm làng, bản,xóm,thôn.

Tác dụng :

giới thiệu sự vật

(2): Dưới bóng tre xanh....mái chùa cổ kính.

Tác dụng :tả sự vật

TÍCH CHO MÌNH NHÉ!vui

Bình luận (0)
Shiku Ramen
17 tháng 3 2017 lúc 21:39

Các bạn ơi giúp mình với. Mai mình phải nộp bài rồi.hihi

Bình luận (0)
phan hương giang
20 tháng 3 2018 lúc 18:23

in đậm là chủ ngữ,in nghiêng là vị ngữ

các câu trần thuật đơn là

-Bóng tre/trùm lên âu yếm làng,bản xóm,thôn.

-Dưới bóng tre của ngàn xưa,thấp thoáng/mái đình mái chùa cổ kính.

-Dưới bóng tre xanh,ta/gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.

-Dưới bóng trexanh,đã từ lâu đời,người dân cày ViệtNam/dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng,khai hoang.

-Tre/an ở với người,đời đời,kiếp kiếp.

-Tre,nứa,mai,/vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau

Tác dụng:tả sự vật và làm tăng sức gợi hình gợi cảm

Bình luận (0)
Đàm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Thu
8 tháng 3 2017 lúc 21:03
I. VỀ TÁC GIẢ Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế. Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. a) Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai. b) Bố cục Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai. 2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. + Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày - Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà. - Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già. - Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. + Tre là đồng chí chiến đấu - Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người... Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam. 3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng. Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai. 2. Cách đọc Đọc bài Cây tre Việt Nam cần chú ý ngắt hơi, nhấn giọng làm nổi bật các chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng; thể hiện lời văn giàu nhịp điệu và cảm xúc tràn đầy chất thơ. 3. Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre. Gợi ý: có thể kể ra các truyện như: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt,…và dẫn các câu thơ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? (Ca dao) Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre. (Tế Hanh) Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con.

(Nguyễn Duy) ​chúc p hk tốt
Bình luận (2)
阮芳邵族
8 tháng 3 2017 lúc 21:14

https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-cay-tre-viet-nam.1456/

Bình luận (1)
Nguyễn Thu Diệp
9 tháng 3 2017 lúc 21:10
CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) I. VỀ TÁC GIẢ Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế. Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. a) Đại ý của bài văn: Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai. b) Bố cục Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre. Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam. Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ: Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam. Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc. Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai. 2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. + Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày - Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre là người nhà. - Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già. - Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. + Tre là đồng chí chiến đấu - Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre. - Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người... Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam. 3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng. Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Bình luận (1)