Hướng dẫn soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng việt

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ và đơn vị cấu tạo từ

1. 1. Lập danh sách các từ và các tiếng trong các câu sau:
 Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
(Con Rồng cháu Tiên)
Các dấu gạch chéo là dấu hiệu lưu ý về ranh giới giữa các từ. Như vậy, có từ chỉ gồm một tiếng, có từ lại gồm hai tiếng.
 
Tiếng
Thần
dạy
dân
cách
trồng
trọt
chăn
nuôi
ăn
Từ
Thần
dạy
dân
cách
trồng trọt
chăn nuôi
ăn ở
                             
 
1. 2. Trong bảng trên, những từ nào gồm một tiếng, những từ nào gồm hai tiếng?
- Những từ một tiếng: Thần, dạy, dân, cách, và;
- Những từ hai tiếng: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
Như vậy, trong câu này, số lượng tiếng nhiều hơn số lượng từ.
1. 3. Phân biệt giữa từ và tiếng?
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.
- Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.      
1. 4. Khi nào một tiếng được coi là từ?
Một tiếng nào đấy được coi là từ chỉ khi nó có khả năng tham gia cấu tạo câu. Tiếngmà không dùng được để cấu tạo câu thì cũng không mang ý nghĩa nào cả và như thế không phải là từ.
1. 5. Từ là gì?
Có thể quan niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

2. Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt

2.1. Điền các từ vào bảng phân loại:
Kiểu cấu tạo từ
Các từ cụ thể
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và,có, tục, ngày, Tết, làm
Từ phức
Từ ghép
chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
trồng trọt
 
2.2. Từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào?
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng;
- Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng.
2.3. Các loại từ phức có gì khác nhau về cấu tạo?
Từ phức có hai loại khác nhau theo cấu tạo là từ ghép và từ láy.
- Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau. Các tiếng được ghép ấy có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
- Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần hay toàn bộ âm của tiếng ban đầu.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc câu văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
(Con Rồng cháu Tiên)
a) Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b) Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác...
c) Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu con cháu, anh chị, ông bà: anh em,cậu mợ, cô dì, chú bác, ...

2. Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:

- Ghép dựa vào quan hệ giới tính – nam trước nữ sau: ông bà, cha mẹ, anh chị, chú dì, cậu mợ, bác bá ... (có thể gặp ngoại lệ: mẹ cha, cô chú, ...).
- Ghép dựa vào thứ bậc, tuổi tác – trên trước dưới sau, lớn trước bé sau: bác cháu,chú cháu, dì cháu, chị em, anh em, cháu chắt, ... (có thể gặp ngoại lệ: chú bác, cha ông,cụ kị, ...).

3. Các tiếng đứng sau trong các từ ghép:

Bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng,bánh gối, bánh tôm, bánh tẻ, bánh gai, bánh xốp, bánh khúc, bánh khoai,... có thể nêu những đặc điểm về cách chế biến, chất liệu, tính chất, hình dáng của bánh:
Nêu cách chế biến bánh
(bánh) rán, nướng, nhúng, tráng, ...
Nêu tên chất liệu của bánh
(bánh) nếp, tẻ, tôm, khoai, ...
Nêu tính chất của bánh
(bánh) dẻo, xốp, ...
Nêu hình dáng của bánh
(bánh) gối, gai, ...

4. Từ láy thút thít trong câu “Nghĩ tủi thân, công chúa Út ngồi khóc thút thít.” miêu tả cái gì?

Từ láy thút thít trong câu trên miêu tả sắc thái tiếng khóc của công chúa Út.

5.  Những từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười, giọng nói, dáng điệu?

- Từ láy tiếng cười: khanh khách, khúc khích, khà khà, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch, ...
- Từ láy tả giọng nói: ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, nhỏ nhẻ, léo nhéo, lè nhè, ...
- Từ láy tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lừ lừ, lả lướt, khệnh khạng, nghênh ngang,khúm núm, ...