Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thư Nguyễn Nguyễn

                                                                              " Tre xanh

                                                                          Xanh tự bao giờ

                                                            Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

                                                                Thân gầy guộc, lá mong manh

                                                                Mà sao nên lũy lên thành tre ơi!       

                                                                   Ở đâu tre cũng xanh tươi

                                                                Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu."

                                                                                                                        ( Trích TRE VIỆT NAM - NGUYỂN DUY )

                                                       Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.   

Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 11:48

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam.Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”“Tre xanh, xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

 

Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 11:49

Cây tre, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ về sức sống và phẩm cách của con người ViệtNam. Bài “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác trong thời kỳ đế quốc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt đất nước ta, thêm một lần nữa khẳng định điều này bằng những hình ảnh giàu sức khái quát và cách nói hồn nhiên, trong sáng:

Tre xanh,/

Xanh tự bao giờ?//

Và liền sau đó là một câu trả lời: Chuyện ngày xưa... Chuyện về cây tre gợi cho người đọc khả năng liên tưởng đến những thần thoại, cổ tích. Chính không khí huyền thoại của khổ thơ đầu đã góp phần làm cho độc giả trong suốt cả bài thơ hiểu rõ ý nghĩa biểu trưng của cây tre Việt Nam. Từng bước, từng bước, qua mỗi khổ thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh cây tre với những đặc tính của dân tộc Việt Nam: cần cù, lạc quan, thương yêu đùm bọc và kiên cường, bất khuất.

Đọc xong bài thơ, tôi cứ tự hỏi: có bao nhiêu hình ảnh xuyên suốt bài thơ? Hình như chỉ có một. Điều này chẳng đã được dự báo từ đầu đề của bài thơ? Đúng thật, bài thơ nói về cây tre, loại cây mọc khắp làng quê Việt Nam. Đó là tre Việt Nam, có thể hiểu là tre của Việt Nam, tre ở Việt Nam.

Cây tre thân thiết với mỗi người Việt Nam nên mỗi chi tiết về nó, dù thoáng qua vẫn gợi nên tình cảm thân thương, quý mến.

Thân gầy guộc, / lá mong manh

Mà sao nên luỹ, / nên thành / tre ơi? //

Những từ gầy guộc, mong manh trong câu thơ giản dị, không có vẻ được trau chuốt nhưng đọc lên sao xúc động ? Đúng là tả tre nhưng lại thân thiết như nói về ta, nói về chính ta ?

Ở đâu / tre cũng xanh tươi /

Cho dù đất sỏi / đất vôi bạc màu?

Cũng kì lạ, thuộc vào loại cây thân gầy, lá mỏng, vậy mà sức chịu đựng của tre thật kỳ diệu! Tre có thể mọc ở bất kỳ đâu, trong điều kiện đất đai cằn cỗi như thế nào... mà vẫn tươi xanh lạ thường. Dạng đặc biệt của câu hỏi tu từ ở đây là: có câu trả lời, mà là câu trả lời phiếm chỉ:

Có gì đâu, / có gì đâu /

Mỡ màu ít, / chắt dồn lâu / hoá nhiều.

Nguyễn Thị Thu Trang
17 tháng 3 2016 lúc 18:26

Ôi! Tổ quốc bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa. Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đi vào thơ văn như thế đấy! Truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa tới nay vẫn được giữ vững: cần cù, nhẫn nại, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, nhân ái. Thơ văn Việt Nam đã góp phần kế tục và phát huy những truyền thống quý báu ấy qua chức năng giáo dục của mình. Đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã được hình tượng hóa qua những sự vật gần gũi thân thiết đối với con người Việt Nam. Cây tre là một trong những hình tượng đó. Cây tre không chỉ là hình tượng người Việt Nam trong văn của Thép Mới. Cây tre còn là nguồn cảm hứng của Nguyễn Duy về đất nước, về dân tộc trong bài Tre Việt Nam.

Tre xanh xanh màu tre xanh.

Tại sao Tre xanh lại trở thành hình tượng của con người Việt Nam? Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam đã trở thành một đặc trưng, một sản phẩm quý giá tượng trưng cho từng con người và cho cả dân tộc Việt Nam. Nếu nói về Liên Xô, người ta nghĩ ngay đến những hàng bạch dương rủ bóng, khi nghĩ về Campuchia, người ta nhớ về những hàng thốt nốt oai nghiêm. Thì nói đến Việt Nam, người ta cũng không quên được hình ảnh những lũy tre xanh mát rượi. Chính vì thế mà Nguyễn Duy đã đặt tựa đề của bài thơ rất giản dị mà cũng rất cao quý: Tre Việt Nam. Mở đầu bài thơ tác giả khẳng định: Tre xanh và độc giả thấy hiện ra trước mắt mình một màu xanh quen thuộc, gần gũi. Thế nhưng tác giả lại đặt ngay một câu hỏi xanh tự bao giờ? và tiếp tục cũng chính nhà thơ lại trả lời: chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. Vậy thì câu hỏi trên chỉ là một cái cớ để tác giả dẫn người đọc vào bài thơ của mình:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Tác giả đã sử dụng điệp từ xanh ở cả ba câu thơ nhằm nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam đồng thời mở ra trước mắt người đọc một màu xanh hy vọng. Chuyện ngày xưa… ấy phải chăng là câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương đã dẹp tan giặc Ân bằng những bụi tre già? Phải chăng hình ảnh Thánh Gióng và cây tre đã vươn lên thành hình tượng Việt Nam từ thuở ấy?

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu. Hình dáng cây tre thật bình thường: Thân gầy guộc, lá mong manh. Cây tre nào có gì nổi bật nếu không nói là hình dáng yếu hơn so với những cây khác: thông, tùng, bách. Từ láy gầy guộc, mong manh làm ta liên tưởng đến cây tre mềm yếu, dễ dàng gục ngã trong mùa bão tố. Vậy mà làm sao nên lũy nên thành tre ơi? Chúng ta cũng không quên những lũy tre lũy thép đã từng chiến thắng giặc ngoại xâm trong những cuộc kháng chiến của các anh hùng dân tộc.

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu.

Cây tre xuất hiện ở mọi nơi từ quanh làng xóm giữa những vùng đất khô cằn và ở tận rừng sâu, đâu đâu ta cũng thấy tre xanh và tre xanh. Bốn câu thơ trên vẫn chỉ là những câu hỏi của tác giả. Tác giả ngạc nhiên về hình dáng yếu ớt của cây tre mà ẩn chứa sức sống mãnh liệt. Hình ảnh cây tre gầy guộc, mong manh đối lập với hình ảnh lũy, thành cho chúng ta thấy không thể nào nhìn bề ngoài của tre mà đánh giá được. Bốn câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về cây tre, vừa là hình ảnh về người dân Việt Nam, nhỏ bé mà mạnh mẽ, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, đứng vững trên đôi chân nhỏ bé của mình.

Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.

 

Thỏ Ngọc
17 tháng 3 2016 lúc 18:58

Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm của văn học phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Nhất là trong chế độ phong kiến, con người luôn phải giấu đi cái tôi cá thể, thì thủ pháp nghệ thuật này càng được phát huy, làm nên một thời đại văn chương phi ngã. Các loài cây quí như: tùng, cúc, trúc, mai, sen, đào… trở thành hình tượng trung tâm, tượng trưng cho người quân tử, người trí thức phong kiến với phẩm chất thanh cao.

Bên cạnh dòng văn học viết, văn học dân gian cũng sử dụng lối nói ví von, so sánh loài cây với thân phận con người. Chẳng hạn, những con người nghèo khổ, yếu đuối, thấp cổ bé họng, những con người “dưới đáy” thường được ví như cỏ dại, hoa dại, khoai, sắn, lau, sậy…

Bài thơ Tre Việt Nam được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất , phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh lực của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.

Kế thừa và phát huy thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm truyền thống, bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy đã vượt thoát khỏi quan niệm văn chương phi ngã và xác lập một tư tưởng nghệ thuật hiện đại. Chọn hình tượng cây tre Việt Nam làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quí báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử là một phát hiện độc đáo, một đặc trưng nghệ thuật của thi tưởng Nguyễn Duy. Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức Việt Nam tự bao đời. Không kiêu hãnh cô độc như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa hương sắc, không thấp thỏi, khiêm nhường như cỏ, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu

Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của phẩm chất Việt Nam. Bằng hình ảnh đối lập giữa thân gầy guộc lá mong manh với xanh tươi, nên luỹ nên thành, bài thơ khẳng định giá trị, nhân phẩm Việt Nam. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất/ vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn xây dựng cả một hệ thống hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam.

Về đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, chắt chiu, nâng niu, gom góp, căn cơ của người Việt Nam, nhà thơ viết:

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không sợ đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

Như một lời giải thích cắt nghĩa nhẹ nhàng, một chân lý giản đơn mà sâu sắc. Những chiếc rễ siêng năng nhẫn nại tự giấu mình, âm thầm vươn về phía tầng sâu, chắt dồn mỡ màu qua năm tháng là lẽ sống và kinh nghiệm tươi xanh của một dân tộc luôn phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Vượt lên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn ngời sáng, tâm hồn trong trẻo, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, giữ gìn “môi trường tinh thần” lành mạnh để nuôi dưỡng cái đẹp cái thiện.

“Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Một nét tính cách tiêu biểu khác của người Việt Nam là lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thương đùm bọc, đoàn kết cưu mang, chia sẻ trong lao động, đấu tranh cũng như khi khó khăn hoạn nạn, nhường nhịn, hy sinh, chăm chút cho thế hệ tương lai:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng



Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Giữ “nguyên cái gốc truyền đời cho măng”, tre già măng mọc, cái ý thức về tạo dựng, giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được các thế hệ người Việt Nam vun đắp và truyền thừa, làm nên sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử. Cũng vì thế mà dân tộc Việt Nam luôn kiên cường chiến thắng, không quì gối, khuất phục trước kẻ thù ngoại xâm, vượt qua mọi thử thách với ý chí tự chủ tự lực, tự cường, như loài tre “Không đứng khuất mình bóng râm”, “Không chịu mọc cong”, từ khi sinh ra đã vươn thẳng và “nhọn như chông lạ thường”.

Có thể nói, hiếm có bài thơ nào khắc hoạ được tính cách Việt Nam một cách phong phú, tập trung, mang tầm khái quát như bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy. Bài thơ sở dĩ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, được nhiều người yêu thích, không chỉ vì xây dựng được một hệ thống hình ảnh đặc tả, gợi cảm mà còn ở cách sử dụng ngôn ngữ, dân dã, lời ăn tiếng nói của người lao động, và đặc biệt thành công về thể thơ lục bát.

Nhiều cụm từ, thành ngữ được đưa vào thơ, hóa thành thơ thật tự nhiên nhuần nhuyễn, như: “thân gầy guộc, lá mong manh”, “đất sỏi đất vôi bạc màu”, “nắng nỏ trời xanh”, “tay ôm tay níu”, “thân gẫy cành rơi”, “có manh áo cộc tre nhường cho con”, “ tre già măng mọc”…

Thơ lúc bát có ưu thế bởi chất ngâm, điệu ru ngọt ngào, êm ái, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, hợp với điệu hồn của người Việt Nam. Bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy đã phát huy ưu thế đó về cả ngôn ngữ hình ảnh và âm vận, góp phần khẳng định, tôn vinh và giữ gìn thể thơ dân tộc.

Tính cách phẩm chất của con người Việt Nam được hình thành phát triển trong suốt chiều dài lịch sử là tài sản, là vốn quí của dân tộc ta. Nhận diện nó là để kế thừa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa đó, bài thơ “Tre Việt Nam” đã truyền cho chúng ta tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, làm giàu thêm nội lực để bước tiếp con đường mà dân tộc đang đi.

LÊ KHÁNH MAI
 

Ngọc Nguyễn Minh
17 tháng 3 2016 lúc 19:47

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lèn thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

… Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

… Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích, hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 11:45

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bai thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.

Nhà thơ bắt đầu bằng hai từ tre xanh. Và tiếp đến là câu hỏi cây tre xanh ấy có từ bao giờ:

“Tre xanh 
Xanh tự bao giờ? 
Chuyện ngày xưa. . . đã có bờ tre xanh”

phan tich bai tho tre viet nam cua nguyen duy

Hai tiếng tre xanh gợi lên cho những con người Việt Nam chúng ta một cảm xúc vô cùng bâng khuâng chạnh lòng mà nhớ đến những huyền thoại bên cạnh những cây tre ấy. Nhà thơ hỏi tre có tự bao giờ và trả lời bằng câu có từ ngày xưa rất xưa rồi. Cách mở đầu đi thẳng vào hình ảnh tre xanh đã làm hấp dẫn người đọc bởi vì tre xanh đối với nước ta mà nói quả thật là thứ cây đại diện cho những chiến thắng những đấu tranh bền bỉ lâu dài.

Nguyễn Khoa Điềm cũng nói “ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”. Hay tre xanh còn đi vào những huyền thoại như Thánh Giong, cây tre trăm đốt…Tóm lại cây tre xuất hiện lúc khi con người nhận ra những vẻ đẹp của nó.

Đến những câu thơ tiếp theo Nguyễn Duy vẽ lên những vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp ấy ta thấy được những phẩm chất của con người Việt Nam ta:

Thứ nhất là vẻ đẹp của màu sắc, hình dáng của những cây tre xanh nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh 
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? 
Ở đâu tre cũng xanh tươi 
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với thân hình gầy guộc mong manh. Tre thanh cao, nhẹ nhàng trước gió. Những tính từ ấy khiến cho ta liên tưởng đến những khóm tre xanh lá nhỏ thân cao thẳng tắp gầy guộc nhưng lại thẳng đứng như thế đấy. Thế nhưng tre vẫn thành lũy thành bờ dù cho đất đai khô cằn, dù cho đá vôi có bạc màu đất thì tre vẫn xanh tốt như thế. Ở đâyta thấy được phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta, trong xã hội con người nếu như nói về thân phận thấp cổ bé họng thì chúng ta ví như củ sắn, củ khoai nhưng nói đến sự thanh cao ngoài trúc, mai ra thì chúng ta còn nhắc đến cây tre. Dáng hình gầy guộc thẳng tắp mong manh kia như thể hiện được sự phẩm chất của con người. Đó là con người Việt Nam ta nhỏ bé nhưng lương tâm thì ngay thẳng như cây tre và dù sống ở đâu thì chúng ta vẫn cứ sống tốt dẫu cho đất đá có khô cằn thì cây tre kia vẫn xanh, con người Việt Nam vẫn sống chan hòa với nhau.

Nguyễn Văn Vinh
18 tháng 3 2016 lúc 11:47

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc lá mong manh

 

Mà sao lên lũy lèn thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ như phát hiện ra chân lý: tre xanh tươi là nhờ có rễ siêng, là nhờ có bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Sự sống phải bắt đầu từ sự chắt chiu, dành dụm, kiên nhẫn:

Có gì đâu, có gì đâu

 Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa



 

Huỳnh Châu Giang
17 tháng 3 2016 lúc 18:20

tự hàohehe

Thư Nguyễn Nguyễn
18 tháng 3 2016 lúc 9:16

dài thế, một đoạn thui mà

Thư Nguyễn Nguyễn
18 tháng 3 2016 lúc 12:40

toan copy mang het chu j


Các câu hỏi tương tự
Tuấn Anh Dảk
Xem chi tiết
Can Huu Huy Phuc
Xem chi tiết
Can Huu Huy Phuc
Xem chi tiết
Đoàn Như Quỳnh
Xem chi tiết
phạm phương mai
Xem chi tiết
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Anh
Xem chi tiết
Miyaki Vũ
Xem chi tiết
Shiku Ramen
Xem chi tiết