HÃY PHÁT BIỂU CẢM XÚC VỀ QUÊ HƯƠNG
HÃY PHÁT BIỂU CẢM XÚC VỀ QUÊ HƯƠNG
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ờ đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.
Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.
Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.
Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Quê hương là chùm khế ngọt... Cho ta trèo hái mỗi ngày... Quê hương với những tình cảm thiêng liêng và gắn bó.
Dù đi đâu ta vẫn nhớ mãi về quê hương, nơi ta đã được sinh ra và khôn lớn. Nơi ta vẫn đau đáu nhớ về...
Đối với tôi cũng thế! Quê hương với bao cảnh vật gần gũi, thân thương. Nơi ấy có nhiều kỉ niệm ấu thơ luồn đằm sâu trong kí ức. Quê hương tôi có lũy tre xanh ôm ấp xóm làng, có mái đình cổ kính rêu phong, có vườn cây sum suê trĩu quả. Nơi ấy, có bà con lao động cần cù, có tình làng nghĩa xóm, có mái ấm gia đình...
Quê hương tôi - Nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ. Tôi quên sao được những kỉ niệm của thời thơ ấu nơi đó. Đó là những buổi chiều cuối xuân ấm áp, trên bãi cát ven sông, chúng tôi rủ nhau thả diều. Đẹp làm sao với những cánh diều bay bổng. Gió nâng cánh diều lên trên bầu trời trong xanh vời vợi, tôi cảm thấy quê hương mình thật đẹp, thật đáng yêu.
Vào những buổi chiều hè mát mẻ, tôi cùng các bạn ra sông lặn ngụp. Ôi! Nước sông trong suốt, mát lành. Dòng sông lung linh bởi ráng chiều, nước vẫn lặng lờ theo dòng về biển cả. Chúng tôi dang rộng vòng tay ôm lấy từng con nước vào lòng mình.
Tôi còn nhớ những chiều đông lạnh giá, cùng với đám bạn, chúng tôi đi câu cá, đơm tép rồi đi bắt con da dưới vệ sông. Thú vị biết dường nào khi tôi bắt được những chú cá rô đang tũng tẵng trong rạch nước, hơi nước mát rượi hòa quyện với hương đồng. Và cũng vui thú biết bao nhiêu trong những buổi chiều đi bắt dế. Những chú dế đứng trước cửa hang đã bị chúng tôi thi nhau bắt. Trong lòng đất ấy, tôi nghe tiếng thì thầm của đất như muốn nói một điều: "Cánh đồng này đẹp lắm!". Những lúc ấy, tôi thấy mình yêu quê hương tha thiết. Nhưng tôi yêu thích nhất là vào khoảng đầu xuân, đặc biệt là trong ba ngày Tết. Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí vui tươi đoàn tụ gia đình, nhà nhà đầm ấm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng tôi ấm lạ ấm lùng. Nhìn những câu đối đỏ, nghe những lời chúc mừng đầu năm mà lòng thêm rạo rực, tôi thấy cuộc sống thật ý nghĩa, đậm đà.
Ôi, quê hương tôi! Nơi ấy đã cùng đất nước khổ đau, lúc suy vong, lúc cường thịnh nhưng lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng rực rỡ chiến tích kì công. Lịch sử đã sang trang, quê hương tôi ngày nay đã có nhiều đổi mới. Tôi phải phấn đấu hơn nữa, để mai này có thể góp một phần công sức, xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh
VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TÌNH CẢM CỦA LÍ BẠCH ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG
Có ai đi xa mà chẳng nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đã gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Với Lý Bạch, thi nhân suốt đời chống kiếm lãng du luôn nặng tình với quê hương. Tình cảm ấy thể hiện da diết mãnh liệt, dâng trào, nó được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn, bay bổng diệu kỳ qua bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Từ xưa đến nay các thi nhân bao giờ cũng mượn cảnh để bày tỏ nỗi niềm tâm sự. Một bức tranh đẹp ập vào mắt ta trước tiên cũng là cảnh và sau đó là tình, tả tâm trạng ẩn chứa bên trong Lý Bạch - “thi tiên” của đời Đường Trung Quốc ngay từ những dòng thơ đầu đã dẫn ta vào một thế giới tràn đầy ảo diệu.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Ấn tưọng đầu tiên là trăng, trăng ở khắp mọi nơi không chỉ giới tận nơi đầu giường lữ khách. Đêm khuya thanh tĩnh, bốn bề vắng lặng ta nghe những bước trăng nhẹ nhàng len lỏi phủ khắp không gian. Trăng như dòng suối miên man chảy trong đêm sâu. Trăng dịu mát vuốt ve cảnh vật trong cái tĩnh lặng đến khôn cùng. Trong đêm thâu, không gian bốn bề vắng lặng, không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu, cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông... chỉ có trăng sáng trải khắp không gian. Ánh trăng gợi cảm giác lâng lâng lạ thường, ánh trăng giờ đây là chủ thể. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp trong sáng nhất. Cuộc sống trở về những nhịp thâm trầm, trút bỏ cái náo động, xô bồ của ban ngày. Trăng đẹp hiền dịu biết bao, trăng tìm đến với con người. Bác Hồ của chúng ta cũng là một lãnh tụ rất yêu trăng:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Bác Hồ đành từ chối người bạn tri âm tri kỷ bởi còn bận việc nước. Còn với Lý Bạch người lãng tử trong phút dừng chân nơi quán trọ để trọn lòng mình đến với trăng. Trăng đẹp và thơ mộng quá. Đêm đã sang canh êm đềm thanh tĩnh lúc này chỉ có trăng và nhà thơ. Và rồi không thể hững hờ với vầng trăng đã từng làm bạn từ ngày còn hẹn hò trên núi Nga Mi. Lý Bạch ngẩng đầu ngắm trăng, trăng gặp thi nhân như hai kẻ tri âm tri kỷ, cảm động không nói nên lời.
Trong phút đối diện bất ngờ ấy, sự liên tưởng lãng mạn kèm theo sự hoài nghi diệu kỳ. Trăng hay là sương mặt đất? Ánh trăng hắt qua song cửa hay là sương khói mông lung? Trăng thực đấy mà sao mờ mờ, ảo ảo khó nắm bắt đến kỳ lạ. Cái sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực, trăng sáng mà sáng bàng bạc huyền ảo. Trăng ở quanh thi nhân như tầng tầng lớp lớp. Trăng làm cho căn phòng hẹp của thi nhân và mặt đất bao la hoà làm một, và cũng rất tự nhiên:
Cửu đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cô hương)
Đêm nay nhìn trăng sáng nơi quê người, nỗi lòng mãnh liệt, tha thiết trong lòng đứa con xa quê trỗi dậy, day dứt khôn nguôi. Ánh trăng thời trai trẻ năm nào trên núi Nga Mi hiện về. Quá khứ, hiện tại, quê nhà, quê người, thành công, thất bại, hy vọng.. đan xen trĩu nặng trong lòng tác giả, ánh trăng đêm nay sáng quá và nó gợi bao kỷ niệm. Ngẩng đầu nhìn trăng là tư thế hướng ngoại, cúi đầu là nhớ về cố hương (hướng nội). Hai tư thế ngẩng đầu, và cúi đầu, hai tâm trạng nhìn và nhớ, hai đối tượng làm trĩu lòng kẻ xa quê. Hai hình ảnh trăng sáng và cố hương đi sóng đôi nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết. Nhớ cố hương là nhớ tới gia đình, người thân, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng đẹp đẽ. Thế mới biết quê hương là những gì thiêng liêng nhất, một ngôi nhà, một góc phố, một cánh đồng, một dòng sông...
Nhà thơ Chế Lan Viên có câu:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn
(Tiếng hát con tàu)
Tình yêu quê hương đã thành máu, thành hồn. Nó được thể hiện qua những cung bậc của tình cảm. Nỗi nhớ quê hương qua sự khơi gợi của ánh trăng dội về mãnh liệt. Tình yêu quê hương với cả một bức tranh chan chứa ánh trăng làm nền bay cao mãi, xa mãi, ngân vang mãi khúc nhạc lòng của chàng trai trẻ ngày nào trên núi Nga Mi. Câu thơ cuối khép lại nhưng tình nhưng ý còn chưa dứt. Dù chỉ trong hai mươi chữ, nhưng cuối cùng ấn tượng đậm nét trong ta về Lý Bạch là một con người luôn gắn bó với cố hương.
Quả thật Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hoà cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Lý Bạch đã góp phần làm cho diện mạo thơ Đường thêm phong phú.
Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì:
Nguyệt thị cố hương minh
( Trăng là ánh sáng của quê nhà )
( Đỗ Phủ, Được thư em Xá)
Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình” .Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cổ điển. Thi pháp thơ Đường tiêu biểu cho thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc. Do đó nó rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc. Vì vậy hiểu được nó một cách thâu đáo là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được. Tôi nghĩ đó là vấn đề mà giáo viên đứng lớp như chúng tôi rất trăn trở. Với kiến thức hạn hẹp và với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo đồng nghiệp tôi có một số vấn đề muốn trao đổi về việc giảng dạy thơ Đường. Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, .. của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao. Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó là tập “Đại thành” cho nên những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc rất tiêu biểu. Thơ Đường rất phong phú cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Nhưng điều tôi trình baỳ ở đây chỉ là vài suy nghĩ của cá nhân về “một số phương pháp giảng dạy thơ Đường ở trường THPT”. Bộ phận văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng ở trường THPT là một mảng khó dạy đối với giáo viên. ở trường ĐH việc giảng dạy được chuyên môn hoá cao độ. Mỗi người chỉ phụ trách mỗi nền văn học. Thậm chí là một giai đoạn của chương trình nên có điều kiện đi sâu nắm bắt được chương trình Trong khi đó ở các trường THPT - chúng tôi những người giáo viên Ngữ văn phải đảm đương văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài, vì vậy sẽ còn nhiều lúng túng khi giảng dạy cho học sinh đặc biệt với một giáo viên vừa ra trường như tôi làm sao có thể làm chủ văn học nước ngoài, mà đặc biệt là thơ Đường. Hàng rào ngôn ngữ đã là một trở ngại. Đã thế chương trình Ngữ văn THPT trong những năm gần đây có nhiều đổi mới qua đợt cải cách giáo dục, phân môn Văn học có nhiều bài khó nhưng chỉ dạy trong một tiết, thậm chí hai bài dạy chỉ trong một tiết...nên lại càng thêm khó khăn.. Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đã nêu trên và đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tất nhiên giáo viên phải tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức từ các sách nghiên cứu, đi sâu vào bài giảng để soạn giáo án và giảng dạy hướng dẫn học sinh học tập được tốt hơn. Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất cuả văn học đời Đường (từ thế kỷ VII đến thế kỷ X) là một trong những thành tựu tiêu biểu của thơ cổ điển Trung Quốc, đồng thời là của nhân loại. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt Nam gần 3 thế kỷ. Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học sinh THPT, thơ Đường vừa là sản phẩm tinh thần vừa xa về khoảng cách thời gian vừa xưa về mặt ngôn từ..Nhưng học thơ Đưòng không phải chỉ chiêm ngưỡng các sản phẩm “cổ vật” mà chúng ta vẫn hiểu được tiếng nói của người xưa và vẫn rung cảm trước những tâm hồn cao đẹp. Việc đưa thơ Đường vào chương trình dạy học ở trường phổ thông không phải là vấn đề mới lạ với chúng ta. Song cái mói mà chúng ta thấy được đối tượng tiếp nhận. Sách giáo khoa Ngữ văn trung học đã đưa vào chương trình một lượng không nhiều, song tiếp nhận thơ Đường đối với lứa tuổi trung học thì quả là điều không hề đơn giản. Trong khi thơ Đường vốn rất hàm súc, nói ít gợi, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Chính vì vậy người giáo viên là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhân loại. II. NỘI DUNG: 1. Dịch nghĩa từ phiên âm sang tiếng Việt, đối chiếu dịch nghĩa, dịch thơ với phiên âm: Để giúp các em hiểu được văn bản, phân tích và cảm thụ văn bản thì giáo viên giúp học sinh dịch nghĩa từ phiên âm sang tiếng Việt. Hiểu nghĩa từng chữ trong nguyên bản, sau đó dịch nghĩa từng câu. Từ đó cho học sinh đối chiếu bản phiên âm dịch nghĩa và dịch thơ. Như vậy học sinh sẽ tích luỹ được vốn Hán - Việt,hiểu được nghĩa gốc cũng là điều kiện để xuất phát khám phá ra nội dung bên trong. Chẳng hạn khi phân tích bài thơ “Vọng lư sơn bộc bố” của Lí Bạch. “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dan khan bộc bố quải tiền xuyên” (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Xa trônng dòng thác trước song này) Qua sự đối chiếu, giáo viên cho học sinh thấy được bản dịch thơ chưa sát nghĩa. Ơ câu một đã bỏ mất từ “sinh” làm cho quan hệ nhân quả của câu thơ trở nên mờ nhạt đi, làm cho tích chất gợi cảm không còn. Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh làn khói tía, là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ và lộng lẫy. Với động từ “sinh” này dường như khi ánh mặt trời xuất hiện thì mọi vật sinh sôi nảy nở. Ơ câu hai, bản dịch thơ bỏ mất từ “quải”(treo) nên ấn tượng cho hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải Ngân hà ở câu cuối cũng trở nên thiếu cơ sở. Nếu dịch được từ “quải” thì sẽ làm cho dòng thác trở nên sinh động hơn rất nhiều. Ở bài: “Tại Lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu’’ (Bạn từ Lầu Hạc lên đường), bản dịch nghĩa là “bạn cũ” nhưng ở phần dịch thơ chỉ còn là “bạn”. Điều đó chứng tỏ bản dịch thơ chưa chuyển tải hết ý thơ. Thơ xưa hay nói tới cố, cũ với tất cả sự gắn bó hoài niệm. Đó là cố hương, cố quốc, cố tri… và đây là “cố nhân” nó gói ghém trong đó bao nhiêu tình cảm quý trọng, thương mến của tác giả đối với Mạnh Hạo Nhiên. Chắc chắn hai người đã có một tình bạn tri ân, tri kỷ lắm rồi. Thực ra “Cô phàm” mà dịch là “cánh buồm”, “bích không tận” dịch là “bầu không” thì sự lẻ loi của cánh buồm và màu xanh bao la gợi cảm đã bị đánh mất. Chứng tỏ bản dịch thơ chỉ thông báo cho biết sự việc đã xảy ra còn nguyên tác với cách miêu tả đối lập vẻ như nhỏ bé, cô đơn của cánh buồm, với sự mênh mông, choáng ngợp của dòng sông, vẻ tỉnh lặng của màu xanh dòng Trường Giang. Trong bài thơ “Thu hứng”: Hai câu thơ đầu tả khung cảnh thu ở Quỳ Châu với các hình ảnh: sương móc trắng xoá làm tiêu điều, tang thương cả rừng phong. Từ núi Vu đến kẽm Vu, hơi thu hiu hắt, ảm đạm. (Bản dịch thơ đã chưa chọn ý hai từ “điêu thương” và “ tiêu sâm”). Tác giả miêu tả cảnh thu ở ba chiều không gian. + Chiều dài, rộng: Rừng phong + Chiều cao: núi Vu + Chiều sâu: Kẽm Vu (bản dịch thơ đã bỏ mất “Vu giáp”) Điều đó cho thấy tính chất tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan toả khắp không gian, khác với không khí mơ màng của mùa thu thường thấy trong thơ ca truyền thống. Nhưng ở bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch “Sáng tiền minh nguyệt quang Nghi thi địa thượng sương” (Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặc đất phủ sương) thì hai câu đầu nguyên văn chỉ có một động từ “nghi”(ngỡ) nhưng trong bản dịch thơ lại thêm hai động từ “rọi” và “phủ” làm cho chủ thể trữ tình bị mờ nhạt nên nhiều người lầm tưởng hai câu đầu chỉ chủ yếu là thuần tuý tả cảnh. 2. Giới thiệu kỹ thân thế của tác giả và hoàn cảnh ra đời cuả tác phẩm: Phân tích thơ trước hết phải bám vào ngôn từ của tác phẩm, tuy nhiên có nhiều trường hợp hiểu thân thế của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có thể giúp ích rất nhiều trong việc phân tích, cảm thụ cũng như xác định ý nghĩa giá trị của tác phẩm. Ví dụ: Đỗ Phủ làm thơ khi 7 tuổi, để lại trên 1400 bài thơ. “Thu hứng” là bài thơ mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài. Bài thơ được coi như “cương lĩnh sáng tác” cho 7 bài sau. Thời gian này Đỗ Phủ từ quan nhưng không về quê nhà được vì Hà Nam là nơi tranh chấp lúc ở Thành Đô lúc lại Quỳ Châu, thương tiếc và lo lắng, với “Nỗi lòng quê cũ” nhà thơ đã viết chùm “Thu hứng” (8 bài).Hoặc là Thôi Hiệu qua tác phẩm Hoàng Hạc Lâu, đỗ tiến sĩ năm 725. Và một ngày nọ ông đặt chân tới góc thành Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, ông thả bộ lên Lầu Hoàng Hạc. Bài thơ này tức cảnh sinh tình. Có thể xem bài thơ Hoàng Hạc Lâu là một “quả lạ trái mùa”. Trong tác phẩm “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương. Ông đậu tiến sĩ, làm quan trên 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông . Từ lúc trai trẻ đến năm 744 (tức là 86t), ông mới cáo quan trở về quê hương trong sự lưu lưyến của vua và bạn bè ở kinh thành. Với nhan đề “Ngẫu thư” (ngẫu nhiên viết) tức là tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc đặt chân đến quê nhà, không chủ đích viết nhưng sao lại viết, bởi vì ở cuối bài thơ tác giả đã bị bọn trẻ làng gọi là là “khách”. Đó là “cú sốc” với tác giả nhưng lại là duyên cớ để tác giả viết bài thơ này. Ân đằng sau duyên cớ đó là tình cảm yêu quê hương luôn thường trực và bất cứ lúc nào cũng được thổ lộ. Hoặc với nhà thơ Lí Bạch, giáo viên dẫn dắt giới thiệu: Ông là người thông minh, biết làm thơ từ thưở nhỏ, giao du rộng rãi, thạo kiếm thuật. Từ trẻ ông đã xa gia đình đi du ngoạn tìm đường lập công danh sự nghiệp. Chính vì điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách thơ của ông: một tâm hồn phóng khoáng, tự do, hình ảnh thơ tươi sáng kỳ vĩ. 3. Chọn lọc một số chi tiết để phân tích và bình giá: Khi phân tích nên chọn một số chi tiết để bình giá và nâng cao Chẳng hạn trong bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư), chúng ta phải phân tích kĩ từ “quãi”(treo). Nhìn dòng thác từ xa, tác giả thấy như tấm lụa đào treo trước dòng sông, người Trung Quốc coi từ “quãi” là “nhãn tự”, bởi vì nó đã biến cảnh vật từ động sang tĩnh, dóng thác ầm ầm đổ xuống núi đã biến thành một dãi lụa trắng rũ xuống yên ắng và bất động, được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông, một vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng kì ảo., và tráng lệ. Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ”nghi” (ngỡ), “lạc” (rơi xuống) và hình ảnh của dãi Ngân hà. Ngỡ là biết sự thật không phải vậy (làm sao vừa có cả mặt trời có cả dòng ngân hà) mà vẫn tin là có thật. Chữ “lạc” cũng dùng rất đắt vì dòng ngân hà vốn nằm theo chiều vắt ngang qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng. Trong bài thơ, “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu khi phân tích chúng ta chú ý đến chữ “sầu” kết thúc bài thơ nhưng mở ra một tâm trạng, một nỗi lòng, một nỗi sầu dằng dặc. Từ “sầu” diễn tả nỗi sầu triền miên, nặng nề của người khách xa nhà trước cảnh mây khói mịt mùng. Khi phân tích bài thơ, “Tì bà hành” của Bạch Cư Dị, chúng ta chú ý phương diện miêu tả tiếng đàn. Tác giả miêu tả ba lần gảy đàn của người ca nữ một cách hợp lý. + Lần đầu: Không tả cụ thể vì nghe xa. + Lần thứ hai: Tả nhiều, tả kỷ vì giữa nhà thơ và người nghệ sỹ đã tìm thấy tiếng nói tri âm, đồng cảm sâu sắc: người nghe quên mình mà người gảy đàn cũng hết mình. + Lần thứ ba: khi tâm tư đã quá xúc động thì giọt nước mắt có giá trị “thanh lọc” đã thay cho mọi lời miêu tả, ngợi ca. Hoặc trong bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương cần phân tích kỹ câu” “Hương âm vô cải mấn mao tồi” (tiếng nói không thay đổi, tóc mai đã rụng) và nghệ thuật đối. Nói cái thay đổi và cái không đổi để khẳng định sự bền bĩ chung thuỷ trong tình cảm của con người đối với quê hương. Và cũng cần phân tích kĩ tình huống khi trở về nơi chôn nhau cắt rốn lại bị gọi là khách từ đâu đến để thấy được tâm trạng của nhà thơ.Hồi hương ngẫu thư 4. So sánh đối chiếu văn bản với các thi liệu thơ phương Đông. Đơn cữ trong bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” khi phân tích câu một làm khung nền cho bức tranh toàn cảnh, trước khi miêu tả vẻ đẹp của dòng thác nước. Nên so sánh đối chiếu với hai câu thơ của nhà sư Tuệ Viên(trước Lí Bạch 300 năm): “Khí bao trùm lên Hương Lô mịt mù như sương khói”. Cái mới của Lí Bạch là miêu tả vẻ đẹp của dòng Hương Lô dưới những tia nắng mặt trời, làn hơi nước phản quang, ánh sáng mặt trời chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ vừa kỳ ảo. Sự thật hơi khói đã có từ trước, tồn tại thường xuyên song dưới ngòi bút của Lí Bạch, với động từ :sinh” đã làm cho khung cảnh trở nên huyền ảo Hoặc có thể so sánh với các bài thơ khác có chủ đề phổ biến “Vọng nguyệt hoài hương”như của Đỗ Phủ: “Lộ tòng kim dạ bạch Nguyệt thị cố hương minh” ( Sương đêm nay trắng xoá, Trăng là ánh sáng của quê nhà) Bạch Cư Dị: “Công khang mình nguyệt ưng thuỳ lệ Nhất phiến hương tâm ngũ xứ đồng” ( Xem trăng sáng có lẽ cùng rơi lệ Một mảnh tình quê , năm anh em ở năm nơi đều giống nhau) III. KẾT LUẬN: Thơ Đường là đỉnh cao của nền văn học Trung Quốc, là thành tựu của văn học nước ngoài có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến nền văn học Việt Nam, đặc biệt thể thơ Đường luật này trở thành một thể thơ sáng tác quan trọng và quen thuộc của người Việt Nam ta. Thông qua những bài thơ Đường, nó đã góp phần hình thành ở con người niềm trân trọng mến yêu những vẻ đẹp dịu dàng trong sáng, những khát vọng vươn tới lý tưởng, tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, đồng thời qua thơ Đường giúp con người biết cảm thông trước những đau khổ của đồng loại, biết phẫn nộ trước những điều phi nghĩa bất công. Bởi vậy học và đọc thơ Đường chúng ta càng cảm thấy thú vị. Văn học nghệ thuật nói chung, thơ Đường nói riêng đã góp phần hình thành tính nhân văn của con người.
1, Có người cho rằng trongbaif Tình dạ tứ, hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
2, Tuy không phài là một bài thơ Đường luật song Tình dạ tứ cũng sử dụng phép đối.
a) So sánh về mặt từ loại của các chũ tương ứng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đôi.
b) Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
1) Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
- Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
2): a) Các cụm từ sau đây đã đối nhau.
Cử đầu và đê đầu ; vọng ming nguyệt và tư cố hương.
- Số lượng tiếng bằng nhau.
- Cấu trúc ngữ pháp giống nhau.
- Từ loại giống nhau.
- Bằng - trắc đối lập:
cử (trắc) và đê (bằng) ; vọng (trắc) và tư (bằng) ; minh nguyệt (bằng trắc) và cố hương (trắc bằng).
b) Chính phép đối trên đã cho ta thấy sự hoạt động liên tục của tư duy, của cảm xúc bên trong.
- Cái cúi đầu thứ nhất là hương sang ngoại cảnh để nhìn trăng.
- Cái cúi đầu thứ hai đã diễn đạt một ý: Ngỡ đầu giường là sương trên mặt đất. Động từ nghi (ngỡ như) đã liên kết hai dòng thơ này.
- Tất cả các động từ quan hệ chặt chẽ với nhau.
nghi - cử - vọng - đê - tư.
- Tất cả chủ ngữ đều bị lược nhưng ta vẫn thấy ngầm trong đó chỉ có một chủ ngữ duy nhất là chủ thể chữ tình. Đây là cảm xúc của một người. Vì vậy mạch cảm xúc nhất quán, liền mạch.
vua đường buộc phải phong tiết lộ sứ an nam đô hộ cho khúc thừ dụ năm mấy?
Vua Đường buộc phải phong tiết độ sứ an nam đô hộ cho khúc thừa dụ vào ngày 7 tháng 2 năm 906
Vua Đường buộc phải phong tiết lộ sứ an nam đô hộ cho Khúc Thừa Dụ vào năm 906 , tháng 2 , ngày 7.
Vua Đường buộc phải phong tiết độ sứ An nam đô hộ cho khúc thừa dụ năm 906, tháng 2, ngày 7
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm của Lí Bạch với quê hương
Trong thơ ca, ánh trăng luôn là một đề tài được rất nhiều người sử dụng để làm nơi trút đầy những tâm tư, tình cảm của những thi nhân. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau và đưa cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Và với Lý Bạch- người được coi là Thi tiên của Trung Quốc thì ánh trăng đối với ông lại là nguồn chỉ dẫn làm cho ông nhớ về quê hương của mình- nơi mình đã sinh ra và gắn bó trong suốt thời ấu thơ. Điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua tác phẩm “ tĩnh dạ tứ”.Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Đây là bài cảm nhận của mình nè!
Quê hương là mảnh đất người ta chôn rau, cắt rốn. Ai ai trong chúng ta cũng đều phải có quê hương và gắn bó sâu sắc với quê hương dấu yêu của mình. Còn Lí Bạch, lúc 25 tuổi là ông đã phải xa quê,xa mãi mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng, ông lại ngậm ngùi nhớ tới quê nhà. Nhớ lúc nhỏ, ngày ngày, ông thường treo lên đỉnh núi Nga Mi ở quê để ngắm trăng. Nhưng giớ đây, ông sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy trăng ở quê nữa, sẽ chẳng bao giờ được trở lại mảnh đất mà ông đã gắn bó trong suốt 25 năm. Vậy nên, Lí Bạch là một nhà thơ tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ của ông hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú. Mỗi khi thấy trăng ở bất cứ nơi đâu, Lí Bạch chỉ biết đưa ánh trăng cùng với nỗi buồn nhớ của minh vào bài thơ.
Chúc bạn học tốt!
thế nào là nhiệt độ không khí?
Dùng nhiệt kế để cân đong đo đếm độ nóng lạnh hay bình thường trong môi trường không khí gọi là nhiệt độ không khí.
Chúc bạn học tốt!
Nhiệt độ không khí là nhiệt độ mặt đất hấp thụ từ mặt trời và bức xạ vào không khí → không khí nóng hoặc lạnh.
khúc thừa dụ tự xưng là Tiết lộ xứ năm
Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết lộ xứ năm 905.
Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ xứ năm 905
giá trị kinh tế cua khu di tich lich su den hung khi được khai thác
Cô ơi
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã...
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?
a) Bài thơ ( bản phiên âm ) được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần nhịp ? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì
b) Em hãy đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :
- Cảnh đêm đc gợi tả bằng hình ảnh nào?
- Hình ảnh đó đã đc cảm nhận ntn ?
Hãy đọc hai câu thơ cuối, dựa vào chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:
- Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương ?
- So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu thơ cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.
a) - Ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.
- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê.
b) Hai câu thơ đầu:
- Tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
- Nhà thơ ngắm trăng trên giường, không ngủ được nên mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua ô cửa sổ.
- Cảm nhận = ảo giác: Trăng sáng không biết là trăng hay là sương.
-> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh.
Hai câu thơ cuối:
- Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.
- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.
- Vọng minh nguyệt >< Tư cố hương.
-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.
- Nghệ thuật: phép đối, tả cảnh ngụ tình.
=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.
a). Bài thơ được viết theo thể thơ NGŨ NGÔN TỨ TUYỆT.
.............................................................