Hướng dẫn soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Khởi My
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
1 tháng 11 2016 lúc 16:44

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt,đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm
thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng

ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà

chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

 

Bình luận (0)
Hatsune miku
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
22 tháng 11 2017 lúc 16:29

1. Mở bài:
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên,
Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.
2. Thân bài:
Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ. Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)

Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)

Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

Bình luận (1)
Phạm Mỹ Dung
22 tháng 11 2017 lúc 17:21

1. Mở bài:

– Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.

– Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên

– Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.

– Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.

2. Thân bài:

– Tâm trạng của nhà thơ:

Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ.

+ Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

(Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.)

– Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.

– Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.

– Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.

– Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.

+ Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.)

– Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.

– Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.

– Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.

– Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

3. Kết bài:

– Bài thơ Tĩnh dạ tứ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí.

– Nhận xét về bài thơ này, Trương Minh Phi – nhà phê bình nghiên cứu về thơ Đường đã viết: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất được truyền tụng rộng nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy.

Bình luận (2)
Lương Quang Trung
13 tháng 11 2018 lúc 19:58

1. Mở bài:
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên,
Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.
2. Thân bài:
Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ. Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)

Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)

Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
31 tháng 10 2016 lúc 19:27

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

Bình luận (1)
Phan Ngọc Cẩm Tú
31 tháng 10 2016 lúc 19:31

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.

Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.

Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

Bình luận (1)
thân thị huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
16 tháng 10 2016 lúc 20:52

Trong thơ ca, ánh trăng luôn là một đề tài được rất nhiều người sử dụng để làm nơi trút đầy những tâm tư, tình cảm của những thi nhân. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau và đưa cho chúng ta những cảm xúc khác nhau. Và với Lý Bạch- người được coi là Thi tiên của Trung Quốc thì ánh trăng đối với ông lại là nguồn chỉ dẫn làm cho ông nhớ về quê hương của mình- nơi mình đã sinh ra và gắn bó trong suốt thời ấu thơ. Điều đó đã được thể hiện một cách rõ nét qua tác phẩm “ tĩnh dạ tứ”.

Bài thơ có một tiêu đề rất đẹp –“ tĩnh dạ tứ. tĩnh dạ tứ có nghĩa là đêm trăng tĩnh lặng. Hình ảnh của một buổi đêm với ánh trăng sáng soi rọi toàn bộ cảnh vật hiện lên trong mắt người đọc. Ánh trăng như dát bạc dát vàng, chiếu xuống khắp mọi nơi và làm cho con người cảm thấy như có sự ấm áp. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ Lí Bạch cũng đã được ánh trăng soi rọi.

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương

Có lẽ vào thời khắc này, toàn bộ cảnh vật bên ngoài đều đã thấm đẫm hương trăng. Ánh trăng cũng đã len lỏi và đi vào trong căn phòng của tác giả. Nó chiếu những ánh vàng của mình xuống phía đầu giường và làm cho tác giả đã tưởng rằng mặt đất được phủ sương. Đó là một sự so sánh rất đắt giá. Hình ảnh mặt đất phủ sương cho chúng ta cảm nhận được ánh trăng vàng tới bên giường của tác giả rất nhiều, nhuộm vàng cả mặt đất, làm cho tác giả nghĩ ngay rằng có lẽ sương đêm đang rơi trong căn phòng của  mình.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương

Hai câu thơ cuối tác giả đã sử dụng biện pháp những từ đối nhau: ngẩng đầu- cúi đầu. trong lúc bừng tỉnh, nhìn thấy ánh trăng vàng đi vào trong căn phòng của mình, tác giả không biết phải làm như thế nào. Và thế là ông đã nghĩ ngay có lẽ đó chính là ánh trăng đổ vào trong căn phòng của mình qua chiếc cửa sổ. tuy ba câu thơ đầu tiên không có bất cứ điều gì nói về tình cảm của tác giả, thế nhưng chỉ với việc miêu tả lên ánh trăng vàng cùng nhịp thơ chậm rãi mà chúng ta lại có cảm giác ánh trăng ấy sao mà thê lương và buồn tới vậy.

Tại sao chúng ta lại có thể có sự khẳng định như vậy. ví như trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng có miêu tả ánh trăng như sau”:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song

Chỉ với câu thơ đầu tiên chúng ta đã cảm nhận được trong ánh trăng của Nguyễn Du có gì đó rất thánh thiện và cũng rực sáng như thế tâm trạng con người giúp cho chính ánh trăng cũng đẹp như vậy. Còn với Lí Bạch thì lại khác, ánh trăng ở đây lại có nét man mác buồn và cô liêu, như sương như khói. Chính những hình ảnh ấy đã làm cho chúng ta có sự so sánh và để trong câu thơ cuối cùng, chúng ta đã hiểu ra tại sao trăng trong thơ của Lí Bạch lại buồn như vậy. Tất cả là bởi vì ông đang nhớ tới quê nhà, nhớ về những kỉ niệm của mình. Chúng ta cũng đã biết Lí Bạch là con người có nhiều ý tưởng lớn. do đó ông thường xuyên đi đây đi đó nên không thể tránh khỏi có những lúc ông lại khao khát được trở về với quê hương của mình.

Qua bài thơ, chúng ta thấy được cách làm thơ tài tình của vị Thi tiên bấy giờ. Chỉ là một bài thơ ngẫu hứng nhưng những tác phẩm của ông lại  mang tình cảm sâu sắc như gợi nhớ cho mọi người những kỉ niệm của họ về thời ấu thơ cùng quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Bình luận (0)
Phạm Thị Trâm Anh
16 tháng 10 2016 lúc 20:54
 Lí bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, từ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê
Bình luận (3)
Thảo Phương
16 tháng 10 2016 lúc 20:59

-       “Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

-       Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy.

-       Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương.

-       Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương.

-       Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết.

-       Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng.

-       Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người.

-       Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương.

Bình luận (0)
thiennu123
Xem chi tiết
lê thị hương giang
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trung
18 tháng 10 2016 lúc 8:12

Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài: 
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người 
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.

Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài: 
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Trung
18 tháng 10 2016 lúc 8:08

Chọn một trong 3 ý hay gì bn ?

Bình luận (2)
Hồ tấn thức
Xem chi tiết
Cao Thị Hương Giang
15 tháng 11 2017 lúc 19:11

Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết.

“Khóm cúc nở hoa đã hai lần
Làm tuôn rơi nước mắt ngày trước”

Một dòng cảm xúc u uẩn của một Đỗ Phủ kì tài khi nhớ về quê hương đã không khỏi khiến ta phải xúc động, phải trào dâng một nỗi niềm thương nhớ với “Quê hương”.

Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê phải bật khóc.

cam-nhan-ve-que-huong-trong-tho-cua-do-trung-quan

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ. Như khi ta ăn một trái lê, ngửi một bông hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi thảo mộc, những chiều hoàng hôn bình yên, ta ngồi nhìn gió hát. Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiếng khóc vỡ òa ra vì để trú hết tủi hờn, đau buồn, tiếng khóc vờ vì một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ôi ! Sao mà yêu thương thế!

Về với quê hwong, như về với kí ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Ta như điên cuồng muốn ôm lấy quê hương mà hôn, mà yêu. Ta như muốn chạm tay vuốt ve tất cả mọi thứ, rồi hét lên rằng “Quê hương ơi! Con đã về”. Ta chỉ muốn nhìn hết, thu hết mọi sự yêu thương ấy để vào trong tim, cho nó cùng sống, cùng chết với ta. Như vậy ta sẽ chẳng còn cô đơn, chẳng con thương nhớ nữa.

Mọi sự vật nơi đây đều có một linh hồn riêng biệt. Linh hồn ấy mãi mãi chẳng đổi thay. Mọi linh hồn ấy đều sẵn sàng dang tay chào đón ta trở về. Cái đụn rơm này, cái cây đa già này, cả cái mùi ẩm mốc của đất quê này… Tất cả, tất cả đều vây lấy ta, trò chuyện với ta, hơn hết chúng đã giúp ta chữa lành mọi vết thương lòng.

Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Quê hương thơm mùi canh cà chua, tròn như quả cà, xanh như màu rau muống luộc. Đâu phải vì chưa từng ăn những thứ đó, mà sao giờ đây, nó lại ngon đến thế!. Quê hương sôi nổi và mộc mạc trong những câu chuyện vui rôm rả của làng xóm láng giếng mỗi buổi tối trăng sáng, là nụ cười ngây thơ đến mê hồn của lũ trẻ con. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này.

Quê hương là một cái gì đó như giàng buộc, như một thứ kỳ diệu khiến ngày ta phải ra đi, tiến một bước nhưng muốn lùi hai bước. Phải ra bến xe nhưng lại chạy ra sông ngồi ngẩn ngơ một lúc, ngắm nhìn dòng suối bạc lấp lánh đến chói mắt khi mặt trời chiếu xuống. Quê hương ơi là quê hương!

Lại một lần nữa – ta khóc – ngày ta phải ra đi – đến giờ, ta còn quyến luyến. Kì lạ sao ta đi chậm như thế, cứ hay ngoảnh lại như thế, cây đa đầu làng đã xã mờ lắm rồi mà ta vẫn ngờ nó chỉ mới kia thôi. Trong lòng bỗng thấy bâng khuâng, xao xuyến lạ! Ta ngạc nhiên vì thấy sao lá vẫn xanh, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Thật thế, quê hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.

“ Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”

Quê hương luôn hiện ra trong làn nước mắt nhớ nhung trong các đêm.

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”.

Quê hương vẫn mãi mãi yêu thương như thế!, Như thế!!

Bình luận (1)
Đạt Trần
15 tháng 11 2017 lúc 19:23

‘Mẹ. Mẹ ơi. Mẹ ơi. Mẹ đâu rồi? Sao nhà yên vắng thế nhỉ? Hay mẹ đang ở ngoài ruộng… Ôi. Mẹ đứng ở đây nhìn con nãy giờ sao không trả lời con? Con nhớ mẹ quá…”. Tôi choàng tay qua cổ và ôm mẹ thật chặt.

"Mai, nhanh lên! Qua trường dọn giúp chị ít đồ, ngày mai chị lên xe về quê ăn Tết rồi. Phòng nhiều đồ quá, chị dọn một mình không xuể". Câu nói của chị Vân khiến nụ cười trên môi tôi khép lại. Gần một tháng nay, tôi vẫn thường như thế. Những lúc ngồi một mình vu vơ, tôi tưởng tượng cảnh trở về bên mẹ sau gần năm tháng tự mình kiếm sống nơi đất khách quê người.

"Dạ chị về trước, em qua ngay". Tôi gấp vội cuốn tiểu thuyết “Quyên” của nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Đây là cuốn tiểu thuyết mang đề tài tha hương, dù đọc đã nhiều lần, nhưng tôi vẫn thích. Chưa đầy nửa năm bước vào đời mà tôi thấy mình chín chắn hẳn đi. Xa gia đình suốt bốn năm đại học, nhưng sao nỗi nhớ quê chưa bao giờ đau đáu như lúc này? Trái tim tôi nhói đau mỗi lần nghĩ tới “Xuân này, con… không về”.

Trời những ngày giáp Tết thật lạnh, nhưng chẳng thấm gì so với cái lạnh cắt da cắt thịt ở quê. Tôi nhớ chị gái mình sau khi về quê ăn Tết, vào lại Sài Gòn đã phải nằm viện một tuần vì bị tê chân, do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Cái rét đáng sợ thế mà trở thành đặc sản, thành hương vị rất riêng, rất ngọt ngào trong trái tim tôi.

Tôi bước chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc từ nhà qua trường. Màu đỏ của đất, của chiếc khăn ấm tôi đang quàng hay của chính trái tim tôi? Một cảm giác xao xuyến, nao nao khi nghĩ tới quê nhà. Mỗi bước chân, tôi suy ngẫm những điều mà trong gần nửa năm qua cuộc sống vội vã khiến tôi chưa kịp nhận ra. Tôi một mình rời xa quê hương, lên chốn Tây Nguyên núi rừng, không người thân, không bạn bè. Tôi nhớ những đêm dài khóc sướt mướt lúc mới đến; nhớ những ánh mắt hồn nhiên, ngây thơ của đám học sinh người Kinh cũng như người Bana, Giarai.

Tôi nhớ cả buổi chiều ngày thứ nhất đi dạy, học sinh chạy ra tận cổng trường ôm chặt, dẫn cô vào lớp; nhớ những món quà bé nhỏ mà ý nghĩa trong các ngày lễ; là bức thư em lớp trưởng viết xin lỗi cô vì không được điểm 10… Ôi hạnh phúc là đâu? Chẳng phải là sự cộng hưởng từ những điều giản dị, tưởng chừng nhỏ nhoi ấy sao? Vậy mà vẫn thiếu…

Tiếng cười nói vui vẻ ở ngôi nhà ven đường khơi lại trong tôi những kỷ niệm trong miền ký ức. Năm nào cũng thế, ngày 27 Tết, tôi cùng bố đi cắt lá chuối để đùm bánh tét. Lá phải xanh, to bản, không bị rách mới đùm được. Rồi bố hơ lá chuối trên ngọn lửa cho héo mềm. Công việc của tôi là lau lá và ngồi xem bố gói bánh, đợi lúc nào sắp xong, được hưởng lộc dành riêng là hai cái bánh chưng nho nhỏ. Tối đó, cả gia đình quây quần bên bếp lửa cháy hừng hực và nồi bánh chưng sùng sục sôi, vừa sưởi ấm, vừa kể đủ thứ chuyện. Hai anh em tôi đi học xa nhà nên thao thao bất tuyệt tới gần nửa đêm. Nhưng người canh nồi bánh trọn đêm chỉ có bố. Đó là những giây phút hạnh phúc nhất của gia đình tôi trong một năm.

Ngày Tết thật thiêng liêng, nên những người xa quê, trong mọi hoàn cảnh vẫn cố gắng thu xếp về sum họp bên gia đình. Mọi người về quê để tìm sự bình yên và hơi thở ấm áp của mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Tôi là một trong những số ít không may mắn phải ăn Tết nơi quê người. Khóe mắt bỗng cay, cổ họng nghẹn ứ lại. Hai hàng dã quỳ ven đường chỉ còn trơ lá. Khu vườn cà phê lặng yên chia nỗi niềm. Con đường đất đỏ xuyên thẳng vào trái tim đang nhói đau của tôi. Trước mắt tôi là hai em nhỏ trong làng, một chị, một em tay trong tay bước đi. Tôi nhớ thuở học mẫu giáo, mẹ luôn nắm tay tôi bước trên con đường thân thuộc từ nhà qua trường. Chợt lòng tôi ấm hơn như vừa được an ủi.

“Mẹ ơi, tên con là Mai, con xin gửi một nhánh mai lòng về quê. Nhà mình nhiều hoa đào rồi, nhánh mai này chính là con. Mẹ đừng buồn khi Tết này con không về nhé, Tết đầu tiên gia đình vắng con”. Câu thơ vọng về lúc trái tim tôi thổn thức: "Quê hương nếu ai không nhớ. Sẽ không lớn nổi thành người".

Bình luận (1)
Oanh Hoàng
Xem chi tiết
Trâm Trương
Xem chi tiết
Phạm Băng Băng
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
24 tháng 10 2016 lúc 11:14

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.Nhắc tới ông,người đời thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đệp lạ kì .Có thể nói ,thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng .Thưở nhỏ ,Lý Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ.Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ ,trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời .
Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê(vọng nguyệt hoài hương).Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ,không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam ,song cách thể hiện của Lý Bạch thật độc đáo.Với nhưng từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thẻ hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.
Nỗi cô đơn trên đất khách quê nhà khiến cho Lý Bạch trằn trọc, thao thức ,không sao ngủ được.Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng -người bạn không lời nhưng gắn bó với ông suốt cuộc đời va được ông coi la tri âm ,tri kỉ
:khi (131)::khi (130):
Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh Dạ Tứ giản dị ,tự nhiên ,âm điệu nhẹ nhàng,sâu lắng.Tài thơ lý Bạch là"tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc".
Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởn sâu xa,vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng ,xây dựng nhân cách con người.:)
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT NHA leuleu

Bình luận (1)