Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Jiyoen Phạm
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 10 2016 lúc 20:06

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Trần Việt Linh
18 tháng 10 2016 lúc 20:06

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Thảo Phương
18 tháng 10 2016 lúc 20:21

 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.

 

Thuỳ Ninh
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
18 tháng 10 2016 lúc 21:37

 bài 1

a ) ngôn ngữ của 2 bài thơ khác nhau về phong cách ngôn ngữ

Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường , bình dân , lời thơ thuần Việt , giản dị , trong sáng , nhuần nhị . Nguyễn Khuyến đã nói về những sự vật bình thường trong cuộc sống của những người lao động

Chinh phục ngâm khúc là ngôn ngữ bác học , dùng cách nói tương phản  đối nghĩa để nói lên nỗi sầu chia li và sự phản kháng chiến tranh

b )Bạn đến chơi nhà : cụm từ " ta với ta " chính là cái cười xòa , là sự kết hợp của 2 người : tuy 2 mà 1 , tuy 1 mà 2

Qua đèo ngang : cụm từ " ta với ta" lại tô đậm thêm sự lẻ loi đơn chiếc của mình

Chúc bạn học tốt

Nguyễn Thế Phong
18 tháng 10 2016 lúc 20:59

bài nào

tran the khai
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
20 tháng 10 2016 lúc 20:33

2. a) từ

b) cho

3. a) như

b)

4. a) Đ

b) Đ

c) S

d) Đ

e) S

g) S

h) Đ

i) S

5. ta với ta trong bài thơ của bà huyện thanh quan là một mình bà giữa cảnh trời non nước, còn của ông Nguyễn Khuyến là có ông với bạn của ông.

Thuỳ Ninh
Xem chi tiết
Phương Trâm
19 tháng 10 2016 lúc 20:53

Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế mùa hè đã đến! Những tiếng ve rân ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè cũng là khoảng thời gian học sinh được nghỉ sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Mùa hè đến, kỉ niệm trong tôi lại ùa về, sao mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chúng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẻ: " Bay đi! Hãy mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé. "

Nguyễn Thanh Sang
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
20 tháng 10 2016 lúc 20:21

a) Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối

b) Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng

 

phạm ngọc đạt
1 tháng 11 2016 lúc 19:11

a) Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối .

b) Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng . ( hoặc con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng )

Chúc các bạn học tốt .eoeo

Nguyễn minh thư
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Huy
22 tháng 10 2016 lúc 17:57

kiếm ăn về đêm là cú mèo dơi sao biển cóc

kiếm ăn về ngày là còn lại

Musa Fairy Of Music
8 tháng 12 2016 lúc 21:31

Ban ngày: Sư tử, trâu rừng, gà, chim bói cá

Ban đêm: Cú mèo

Trạng vạng tối: Dơi, cóc

Ngày và đêm: Sao biển, giun đất

Chúc bạn hok tốteoeo Cái này là của Vật Lí nha !leu

 

Diễm Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
23 tháng 10 2016 lúc 17:30

a) Bài Bạn Đến Chơi Nhà có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào ?

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

Số câu: 8 câu (bát cú)

Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?

=> Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

=> Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

=> Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

=> Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

=> Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

=> Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả Cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?

=> "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa": đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.

=> "Ao sâu nước cả, khôn chài cá": Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.

=> "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà": Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.

=> "Cải chửa ra cây, cà mới nụ": Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.

=> "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa": bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.

=> "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có": người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.

Tất cả đều có nhưng không dùng được.

d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

=> Hết bài thơ.

 

e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

=> Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

nguyen thi thao duyen
17 tháng 10 2017 lúc 19:38

ban Nguyen anh duy gioi the

Thái Thùy Linh
Xem chi tiết
Thiên thần chính nghĩa
23 tháng 10 2016 lúc 20:59

a) Những câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao trên muốn nói về sự quan trọng của tình bạn.

b) Theo em (nghĩa là theo mk nha bn), một ng bn tốt là người biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu em.(Đấy là suy nghĩ của mk, rất ngắn gọn nhỉ !)

banhqua

Đỗ Hà Thương
23 tháng 10 2016 lúc 21:42

a) Tình bạn hết sức giản dị, cao quý nên chúng ta phải biết trân trọng tình bạn thiêng liêng ấy, phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau thì tình bạn sẽ luôn vững bền.

b)Bạn tốt là người luôn ở bên bạn những lúc bạn vui, bạn buồn, bạn ko thể nào đứng dậy được, chính họ sẽ giúp bạn. Lúc bạn suy sụp, chán nản họ sẽ luôn ở bên động viên giúp đỡ bạn. Một người bạn tốt luôn có mặt bất cứ lúc nào mà bạn cần, họ sẽ sẵn sàng xả thân vì bạn. Lúc vui cũng có nhau mà lúc buồn cũng thế. Họ ko chỉ giúp bạn về mặt tinh thần mà lúc bạn thiếu thốn họ có thể giúp bạn về cả mặt vật chất.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

 

Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
23 tháng 10 2016 lúc 22:10

Bài thơ " Bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật.

Vì bài thơ này được viết theo:

+ 7 tiếng trong một dòng

+ 8 câu trong một bài

Nguyễn Đình Dũng
23 tháng 10 2016 lúc 22:11

Thuộc thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật.Vì:

Số câu : 8 câu

Số chữ: 7 chữ trên dòng

Carthrine Nguyễn
23 tháng 10 2016 lúc 22:11

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, vì :

- Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Bốn câu giữa : Phép đối câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

 

Phạm Thị Trâm Anh
28 tháng 10 2016 lúc 17:21

bn đăng đề thiếu kìa