Địa lý Việt Nam

Tien Pham
Xem chi tiết
Anh Triêt
27 tháng 4 2017 lúc 10:53

Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam

Bình luận (1)
Lâm Vũ Nhi
Xem chi tiết
nguyen thi nhi
14 tháng 6 2017 lúc 10:01

vì ở vùng đồng bằng và ven biển có :

-điều kiện tự nhiên thuận lợi

-khí hậu mát mẻ

-nguồn nước dồi dào để trồng cây lúa nước

-nguồn nhân công dồi dào

-đi lại thuận lợi

Bình luận (0)
Shuji Kojuro
Xem chi tiết
Yuuta Be
Xem chi tiết
Yuuta Be
26 tháng 4 2017 lúc 10:15

Giúp mình nha

Bình luận (0)
Nguyễn Tâm
26 tháng 4 2017 lúc 12:10

-Nước ta có 3 nhóm đất chính

-đặc tính :

+ nhóm đất feralit: chứa ít mùn, chúa, nhiều set, có màu đồ vàng do nhiều hợp chất sắt và nhôm. thích hợp trong các loại cây công nghiệp.

+nhóm đất mùn núi cao: xốp nhiều mùn, màu xám hoặc đen. trồng rừng.

+ nhóm đất bồi tụ phù xa: tôi, xốp, ít chua , giàu mùn. để canh tác, độ phì nhiêu cao. phù xa sông, phù xa biển. thích hợp trong nhiều loại cây trồng , đồng bằng là cây lúa.

- vì có đất bồi tụ phù xa.

Bình luận (0)
Đừng Tìm
Xem chi tiết
trần thị hà vy
Xem chi tiết
thanh ngọc
8 tháng 9 2016 lúc 19:52

câu 1:

a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông – Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.

*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.

*Khó khăn:

+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.

+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

câu 2:

/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

– Từ tháng XI đến tháng IV

– Nguồn gốc: cao áp lạnh Siberi

– Hướng gió Đông Bắc

– Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)

– Đặc điểm:

+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.

Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu  thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)

– Từ tháng V đến tháng X

– Hướng gió Tây Nam

+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).

c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:

– Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

Bình luận (0)
trần thị hà vy
8 tháng 9 2016 lúc 19:50

giúp với các bạn ơi!!

Bình luận (0)
Ngô thừa ân
20 tháng 9 2016 lúc 8:59

tớ bó tay rồi bucminh

Bình luận (0)
Ung Chiêu Tường
Xem chi tiết
Trọng Chi Ca Vâu
22 tháng 4 2017 lúc 20:38

đặc tính của đất mùn núi cao là: tơi xốp,nhiều mùn,có màu đen hoặc nâu.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
22 tháng 4 2017 lúc 21:07

– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11% diện tích đất tự nhiên nước ta
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

Bình luận (0)
Phạm Thị Hải Yến
2 tháng 4 2018 lúc 19:39

đặc tính của đất mùn núi cao là: nhiều mùn, xốp và có màu đen nâuhihi

Bình luận (0)
Nguyễn Lộc
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 4 2017 lúc 21:40

– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
22 tháng 4 2017 lúc 17:54

Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có đặc tính:

+ Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

+ Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
20 tháng 4 2017 lúc 21:57

- Địa hình cao nguyên bad an :

- Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

- Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.



Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 17:27

- Địa hình các – xtơ nhiệt đới :

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :

CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

- Địa hình cao nguyên bad an :

- Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

- Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.

- Địa hình đê sông, đê biển:
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình... để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định... để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều...


Bình luận (0)
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 4 2017 lúc 15:59

Bắc Bộ

– Lũ kéo dài 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), cao nhất tháng 8.
– Lũ lên nhanh, kéo dài.

Trung Bộ

– Lũ lên nhanh và đột ngột.
– Lũ tập trung cao vào tháng 9 đến tháng 12

Sông ngòi Nam Bộ

– Lũ từ tháng 7-11.

Bình luận (0)