Địa lý Việt Nam

Pun Cự Giải
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
26 tháng 2 2017 lúc 23:17

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

– Nửa đầu thế kỉ XX nền kinh tế lạc hậu -> sản xuất lương thực là chủ yếu.
– Ngày nay, sản xuất và xuất khẩu ngliệu chiếm vị trí đáng kể.
– Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thời kì khủng hoảng -> mức độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.
– Vấn đề cần quan tâm là bảo vệ môi trường.
=> Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

Bình luận (0)
LIÊN
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 2 2017 lúc 21:12

1.

– Đông Nam Á gồm phần đất liền và hải đảo.
– Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
– Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.
– Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương
=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 2 2017 lúc 21:13

2. Việt Nam , Thái Lan

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 2 2017 lúc 21:14

3. 2 vịnh lớn nhất Biển Đông : vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan

Bình luận (0)
Bảo Ken
Xem chi tiết
Linh Diệu
15 tháng 2 2017 lúc 12:02

a) Phần đất liền nước ta có diện tích là bao nhiêu và tiếp giáp với các quốc gia nào? Nước nào có đường biên giới chung dài nhất nước ta?

-Việt Nam có tổng diện tích là 331.212 km2.

-Tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

-Vùng biển VN tiếp giáp với Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.

-Lào là nước có đường biên giới chung dài nhất nước ta (2100km)

b) Hãy cho biết 1km2 trên đất liền nước ta ứng với bao nhiêu km2 trên biển thuộc chủ quyền nước ta?

1km2 trên đất liền nước ta ứng với khoảng 3 km2 trên biển thuộc chủ quyền nước ta

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 2 2017 lúc 17:11

1.Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331.212 km2. Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km (dài nhất) và đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 2 2017 lúc 17:14

2. 1km2 đất liền ứng với 3,02 km2 tren biển

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Quang
Xem chi tiết
_silverlining
15 tháng 2 2017 lúc 8:25

Cau 3:

a) Diện tích, giới hạn
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.


b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển
Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%.

Bình luận (0)
_silverlining
15 tháng 2 2017 lúc 8:26

Cau 4:

Trả lời
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 2 2017 lúc 9:10

Câu 1:

Việt Nam nằm ở phía Đông Nam của châu Á, nằm gần xích đạo.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Diệp Tử Đằng
5 tháng 2 2017 lúc 7:42

Vị trí địa lí ảnh hưởng tới khí hậu
+ Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao ;
+ Nước ta lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng và khô còn mùa hạ nóng và mưa nhiều;
+ Đặc biệt nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm, vì thế mà khí hậu nước ta ôn hoà và mát mẽ hơn so với nhiều nước cùng vĩ độ.
Vị trí địa lí ảnh hưởng đến tài nguyên
Do nằm trong vùng nhiệt đới với nhiệt ẩm dồi dào nên tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng.
- Nước ta nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá.
- Vị trí địa lí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền (giữa miền Bắc và miền Nam, giữa vùng phía đông và vùng phía tây,…).
Vị trí địa lí mang những điều kiện không thuận lợi
- Vị trí địa lí của nước ta cũng mang lại những điều kiện tự nhiên không thuận lợi như bão, lũ lụt, hạn hán,…

Bình luận (0)
Linh Diệu
4 tháng 2 2017 lúc 20:31

+ kinh tế: -vị trí thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn diện, dễ dàng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới,thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

+thiên nhiên:

-Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.

+khí hậu: - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
4 tháng 2 2017 lúc 20:58

-Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều này thể hiện rõ trong các chỉ tiêu cao về nhiệt ẩm, về sự luân phiên hoạt động gió mùa.Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC đến 25oC, cán cân bức xạ luông luôn dương và đạt 75kcl/cm2/năm, tổng nhiệt độ hoạt động tử 8000 đến 10 000oC, số giờ nắng trong năm từ 1400 đến 3000 giờ /năm. lượng mưa trung bình đạt từ 1500mm đến 3000mm/nămcó nơi đạt từ 3500 đến 4000mm/năm, độ ẩm TB trên 80%. Mỗi năm nước ta có hai mùa, Mùa đông ( Gió mùa đông) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hạ ( gió mùa hạ) từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

- Nhờ nguồn nhiệt ẩm dồi dào nên thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống, khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ với nước ta ở Tây Nam Á, Bắc Phi.

- Nước ta nằm ở vị trí tiệp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên nên có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú: Nằm trên cả hai vành đai sinh khoáng nên có đủ loại khoáng sản, có cả sinh vật của miền nhiệt đới lẫn á nhiệt đới, ôn đới, cả sinh vật dưới nước lẫn trên cạn, lưỡng cư.

- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ cũng tạo ra sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta , giữa phía Bắc với phía Nam, giữa miền núi trung du với đồng bằng, ven biển và hải đảo.

- Mặt khác, vị trí địa lý cũng đặt nước ta vào trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, gây ra nhiều tổn thất cho sản xuất và đời sống, cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

Bình luận (0)
Yến Vy
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 10 2016 lúc 12:06

2.

Chế độ lũ của sông Cửu Long ôn hòa hơn ở ĐBSH. Đồng bằng sông Hồng, lũ chủ yếu và các tháng thuộc mùa mưa, đặc điểm: Nước sông lên nhanh, rút cũng nhanh, phân bố ở vùng ngoài đê . Tuy nhiên nó làm mất đi một diện tích rộng lớn hoa màu, lúa vào mùa mưa gây thiện hại lớn cho người dân.

           Lũ ở đồng Bằng sông Cửu Long: Lên chậm, từ từ. Lũ lên từ từ và phân bố ở tất cả toàn đồng bằng chứ không tập trung ở vùng ngoài đê như ở ĐBSH. Đặc điểm: lũ lên chậm, rút cũng chậm, đây là cơ hội để người dân nơi đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân. Ở ĐBSCL nếu năm nào không có lũ thì năm đó là năm mất màu đói kém của nhân dân.

* Giải  thích

 - Ở ĐBSH: lũ lên nhanh: Vì diện tích nhỏ, hẹp, nước lên nhanh do có đê chắn, nước không thể di chuyển được nên cứ tiếp tục dâng lên. Lưu lượng chủ yếu được cung cấp trong vùng do lượng mưa lướn nên không dduowwjc điều tiết.

 - Ở DBSCL:Lũ lên chậm vì diện tích rộng lớn lại không có vật cản, nước dâng từ từ ở tất cả vùng. Hơn nữa lũ ở ĐBSCL lại được tiết chế từ biển Hồ nên không đột ngột.

Bình luận (0)
Trịnh Long
29 tháng 8 2020 lúc 15:10

1.

Do hướng của địa hình ,ở nước ta hướng núi chủ yếu là Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung ⇒ Sông ngòi cũng chảy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam và vòng cung.

⇒ Ảnh hưởng của địa hình.

Bình luận (0)
Thuy Linh
Xem chi tiết