vị trí phạm vi lãnh thổ và địa hình miền tây bắc và bắc trung bộ
Hỏi đáp
vị trí phạm vi lãnh thổ và địa hình miền tây bắc và bắc trung bộ
tham khảo:Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế. - Giới hạn: thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hịnh việt nam
chời ạ hỏi đúng cái đề cương tui có lun:))
Vì :
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích.
Đồi núi cao trên 2000m chiếm 1%.
- Vì :
+ Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%,
+ Địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông
Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào
Tham khảo
Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang. Điểm cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam có vĩ độ 23°22'59″B và kinh độ 105°20'20″Đ.
Giải thích: Điển cực Bắc của nước ta có tọa độ 23 độ 23’B và 105 độ 20’Đ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
sông ngòi ở Châu Á có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người như thế nào
Sông ngòi ở Châu Á có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người như thế nào ?
- Cung cấp nước cho sản xuất, chăn nuôi và đời sống của con người
- Phục vụ cho việc khai thác thủy điện, giao thông đường thủy và ngành du lịch
- Phục vụ cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Bồi đắp phù sa, hình thành các đồng bằng lớn
phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến khí hậu nước ta
Các tài nguyên biển của vn ta trên bờ biển, mặt biển, đáy biển, lòng biển:
+ Ti tan, cát thủy tinh: nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
+ Vật liệu xây dựng (cát, sỏi...): nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).
- Hải sản (trữ lượng lớn và phong phú) là cơ sở cho ngành khai thác hải sản.
Nêu diện tích giới hạn và đặc điểm khí hậu của vùng biển việt nam Giúp mình với ạ thứ 2 thi rùi 😭
- Diện tích giới hạn: Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 và là một phần của biển Đông.
- Đặc điểm khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
ý nghĩa về mặt vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ việt nam?
* Ý nghĩa về việc hình thành đặc điểm tự nhiên VN :
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên VN là tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
- Tao cho nước ta nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, sinh vật…) vô cùng phong phú.
- Làm cho thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian.
- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…).
* ý nghĩa về việc phát triển kinh tế- xã hội nước ta:
- Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế đất nước cả trên đất liền và biển đảo.
- Thuận lợi cho Việt Nam hội nhập và giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực.
- Biển Đông có vai trò chiến lược về quốc phòng, là khu vực quân sự đặc biệt quan trọn
a) Về tự nhiên:
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
+ Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.
+ Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật ⟶ tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:
- Kinh tế:
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.
⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước
Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam la gi?
- Đa dạng về địa hình: Việt Nam có đa dạng địa hình bao gồm núi cao, đồi, thung lũng, sông ngòi, bờ biển dài, và hồ nước tự nhiên. Điều này tạo ra sự phong phú trong cảnh quan và điều kiện tự nhiên.
- Khí hậu đa dạng: Với hình dạng dài hẹp từ Bắc vào Nam, Việt Nam có nhiều loại khí hậu khác nhau từ bán cực nhiệt đới ở Bắc, mùa mưa cận nhiệt đới ở Trung bộ, đến nhiệt đới ẩm ở Nam. Điều này tạo ra sự đa dạng trong môi trường sống và nông nghiệp.
- Đa dạng sinh học: Việt Nam có một đa dạng sinh học phong phú với nhiều loài động và thực vật. Các khu vực bảo tồn như Vườn quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển UNESCO bảo vệ các loài quý hiếm.
- Nguồn tài nguyên tự nhiên: Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên quan trọng như rừng, than, dầu khí, và khoáng sản, cung cấp nguồn thu nhập và nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế.
- Sự phụ thuộc vào nông nghiệp: Mặc dù đang phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sự phụ thuộc này phản ánh mối quan hệ sâu sắc với tự nhiên và môi trường.
Nêu giá trị kinh tế của khu vực vùng núi và khu vực đồng bằng
Làm ngắn gọn giùm mình .
Khu vực vùng núi và khu vực đồng bằng đều đóng góp vào nền kinh tế của một quốc gia với những giá trị kinh tế đặc biệt của riêng mình. Khu vực vùng núi cung cấp tài nguyên tự nhiên quý báu như khoáng sản và rừng, làm nền tảng cho các ngành công nghiệp quan trọng. Đồng thời, cảnh quan thiên nhiên đẹp của khu vực này thu hút du khách, tạo nguồn thu nhập từ du lịch và ngành dịch vụ.
Trong khi đó, khu vực đồng bằng thường là trung tâm của nông nghiệp và sản xuất thực phẩm, cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho dân số và thị trường xuất khẩu. Hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics phát triển của khu vực này giúp thúc đẩy hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu. Ngoài ra, khu vực đồng bằng cũng tập trung các ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế tổng thể.