Cho câu chủ đề sau :
" Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp "
a, Viết tiếp câu trên thành 1 đoạn văn diễn dịch
b, Sau đó chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp
Cho câu chủ đề sau :
" Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp "
a, Viết tiếp câu trên thành 1 đoạn văn diễn dịch
b, Sau đó chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp
*** Đoạn văn diễn dịch:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Sống thì âm thầm nghèo đói, cô đơn; chết thì quằn quại đau đớn. Tuy thế lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu trong sạch, tự trọng.....Lão Hạc đã tìm đến cái chết mặc dù trong tay vẫn còn mấy chục đồng bạc, không kể mảnh vườn đáng giá mà không ít người nhòm ngó. Bất đắc dĩ lão phải bán chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó". Ba sào vườn lão gửi lại nguyên vẹn cho con trai như 1 lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta....của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và gửi lại 30 đồng cho hàng xóm. Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền mà lão cậy ông giáo cầm giúp đó.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành dụm bằng nhịn ăn, nhịn tiêu của lão, để nhờ ông giáo đưa ra nói với bà con hàng xóm lo giúp cho khi lão chết. Khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cung, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má,... nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu là rất thân tình. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, 1 kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện tạo nên 1 sự đối xứng đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc_1 lão nông chân quê đáng trọng. Lão Hạc dù nghèo đói vẫn quyết sống bằng bàn tay lao độngcủa mình trong khi ở xã hội đó có nhiều người đã bị ngã quỵ trước bản năng (cái đói và miếng ăn) như Chí Phào, Binh Tư, Lang Rận,... Với cái chết đau đớn và dữ dội mà lão Hạc tự chọn, ra đi vẫn giữ được tâm hồn thanh thản, nhân cách trong sạch, lão Hạc đã trở thành 1 vị thánh. Là 1 lão nông cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện 1 khí tiết cao quý, có nhân phẩm rất cao. Lão là con người của câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm", "thà thác còn hơn sống đục". Đó cũng là 1 nhân cách đáng trọng của người lao động nghèo.
*** Đoạn văn quy nạp:
Lão Hạc đã tìm đến cái chết mặc dù trong tay vẫn còn mấy chục đồng bạc, không kể mảnh vườn đáng giá mà không ít người nhòm ngó. Bất đắc dĩ lão phải bán chó; bán xong rồi, lão đau đớn, lương tâm dằn vặt "thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa 1 con chó". Ba sào vườn lão gửi lại nguyên vẹn cho con trai như 1 lời nguyền đinh ninh: "Cái vườn là của con ta....của mẹ nó tậu thì nó hưởng". Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo mảnh vườn cho con và gửi lại 30 đồng cho hàng xóm. Lão thà nhịn đói chứ không tiêu xu nào vào món tiền mà lão cậy ông giáo cầm giúp đó.Với lòng tự trọng cao độ và nhân cách hết sức trong sạch, lão Hạc không muốn hàng xóm nghèo phải phiền lụy về cái xác già của mình, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành dụm bằng nhịn ăn, nhịn tiêu của lão, để nhờ ông giáo đưa ra nói với bà con hàng xóm lo giúp cho khi lão chết. Khi đã đem gửi hết đồng tiền cuối cung, lão chỉ còn ăn uống đói khát qua bữa, bằng khoai ráy, củ chuối, rau má,... nhưng lại kiên quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác, kể cả sự giúp đỡ của ông giáo mà chắc lão hiểu là rất thân tình. Nam Cao đã tinh tế đưa nhân vật Binh Tư, 1 kẻ "làm nghề ăn trộm" ở phần cuối truyện tạo nên 1 sự đối xứng đặc sắc, làm nổi bật tấm lòng trong sạch, tự trọng của lão Hạc_1 lão nông chân quê đáng trọng. Lão Hạc dù nghèo đói vẫn quyết sống bằng bàn tay lao độngcủa mình trong khi ở xã hội đó có nhiều người đã bị ngã quỵ trước bản năng (cái đói và miếng ăn) như Chí Phào, Binh Tư, Lang Rận,... Với cái chết đau đớn và dữ dội mà lão Hạc tự chọn, ra đi vẫn giữ được tâm hồn thanh thản, nhân cách trong sạch, lão Hạc đã trở thành 1 vị thánh. Là 1 lão nông cùng khổ, lão Hạc đã thể hiện 1 khí tiết cao quý, có nhân phẩm rất cao. Lão là con người của câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm", "thà thác còn hơn sống đục". Đó cũng là 1 nhân cách đáng trọng của người lao động nghèo. Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp.
bcuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ." Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp "
a)" Dù phải sống trong hoàn cảnh túng quẫn nhưng Lão Hạc vẫn luôn là người nông dân có 1 nhân cách cao đẹp ". Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
Viết một đoạn văn khoảng 10-15 dòng chủ đề tự chọn trong đó có sửa dụng ít nhất 2 câu đơn mở rộng thành phần, 2 câu ghép(ghép đẳng lập và ghép chính phụ) và 4 kiểu câu theo mục đích nói
Ôi, Lạnh quá!
Thời tiết vào đông, bầu trời trở lên u ám, gió thổi mạnh mang theo những hơi lạnh run người. Tôi đang đi về trên con đường quen thuộc nhưng hôm nay sao xa quá. Cỏ cây bên đường cũng trở lên xơ xác. Tôi khó nhọc đạp từng bước nặng nề trên con xe đạp cọc cạch ngược chiều gió. Thời tiết mùa đông này thật khiến người ta chùn bước. Thế nên, tôi yêu mùa hè hơn. Mùa hè mùa tràn đầy hi vọng của tôi. Nghĩ thế, tôi liền lấy hết sức đạp thật nhanh về nhà, quên hết cái lạnh đang phải hứng chịu.
Trời trong xanh không một gợn mây, gió đến mà lòng tôi như nhẹ bớt cái gì từ sâu thẳm trong trái tim... Nó làm cho tôi nhớ lại khoảng thời gian ngày nào còn ngồi trên mái trường cấp 2 thân yêu. Thế đó, nó lưu giữ trong tim tôi bao kỉ niệm nên tôi không thể nào xóa đi kí ức đó. Bạn bè, thầy cô, hay là những lúc bị điểm kém. Tôi đã cho rằng , quãng thời gian ấy chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời mà tôi phải trải qua, nhưng cho dù biết thế , lòng tôi vẫn nặng trĩu như có cái gì níu kéo. Có lẽ , một kí ức dù là nhỏ bé thôi, tôi cũng phải lưu lại, để lòng thêm ấm, thêm nhiều kỉ niệm, rồi khi về già, tự ngẫm nghĩ lại, thấy mình ra sao! Và chính bây giờ, giường như cái kỉ niệm, cái quá khứ đã ngự trị trong trái tim tôi, nó đe dọa hay nhẹ nhàng mách bảo tôi rằng không được quên, không bao giờ được quên, vì nó làm tôi vững vàng tiếp bước trên chặng đường tiếp theo.
đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
a) đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? của ai
b) trong đoạn thơ trên có một từ sai , chỉ ra và sửa từ sai đó
c) xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối
đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
a) đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? của ai=> Đây là bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên
b) trong đoạn thơ trên có một từ sai , chỉ ra và sửa từ sai đó=> Từ sai: "một" sửa thành "mỗi"=>"Nhưng mỗi năm mỗi vắng"
c) xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối=> Biện pháp nhân hóa
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Nhưng mỗi năm một vắng
Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? của ai
b) Trong đoạn thơ trên có một từ sai , chỉ ra và sửa từ sai đó
c) Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối
Làm:
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ " Ông Đồ" của Vũ Đình Liên.
b) Trong đoạn thơ trên có một từ sai, là từ: "một", chỉ ra và sửa từ sai: "Mỗi".
c) Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ cuối
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng...
>>>>>> Chúc Bạn học tốt <<<<<<
a) Trích trong bài thơ Ông đồ của vũ Đình Liên
b) Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
=> một -> mỗi
c)biện pháp tu từ chủ yếu là nhân hóa.
Biện pháp nhân hóa " buồn, đọng " thể hiện nỗi buồn thê lương của ông đồ khi ko còn chút lưu luyến trong lòng người khiến cảnh tượng ông đồ càng trở nên thê lương, ảm đạm vô cùng. Ông đồ nay còn đâu giấy đỏ bút mực tươi rói, thơm phức của mùa xuân ngày nào mà nay chỉ còn nỗi buồn thời gian, nỗi buồn của nhân thế.
1) Toám tắt văn bản " Tôi đi học "
2) Tình yêu của cậu bé Hống được thể hiện ở những chi tiết nào trong bài ( văn bản " trong lòng mẹ ")
1)
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
2)
Bé Hồng – một tâm hồn, một sức sống:
* Bé Hồng, một trái tim thiết tha yêu thương: (Trong cuộc nói chuyện với người cô)
- Sống với người cô luôn ghét mẹ mình, sống trong sự gièm pha nói xấu, bé Hồng không vì thế mà không còn yêu thương mẹ. Chú đã muốn nói có ngay sau khi bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không; rồi chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin: “Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.
- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.
-Khi bà cô ngân dài hai tiếng “em bé”, thì nỗi đau đớn,phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi, nước mắt chú bé”ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”.Không phải vì bé Hồng đau đớn tủi cực vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì thương mẹ và căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải sinh nở một cách giấu giếm.Bé Hồng chẳng những không kết án mẹ vì đẻ em bé khi chưa đoạn tang chồng mà trái lại chú lại càng thương mẹ hơn. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”
- Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.
- Tình yêu thương mẹ của bé Hồng đặc biệt vì nó luôn bị thử thách trong cảnh ngộ éo le. Nó giản dị, chân thành, hầu như không vì mong được đền đáp: “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Và cũng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ :“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn với phép so sánh đặc sắc, bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết.
* Bé Hồng – ngọn lửa không khi nào tắt đi trong trái tim khát khao hạnh phúc bên mẹ hiền :(Trong lòng mẹ)
- Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ là tình thương mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm khi bé gặp mẹ và sống trong lòng mẹ
-Trên đường đi học về,thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng cuống quýt đuổi theo và bối rối “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!....” Điều đó cho thấy hình ảnh người mẹ luôn luôn thường trực trái tim chú bé. Chú bé lúc nào cũng nhớ mong và yêu thương mẹ vô cùng. Trong bé Hồng, cảm giác khi nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là điều tủi cực ghê gớm cho chú bé “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.
-Chú bé thở hồng hộc, chán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe “rúi cả chân lại” biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay và xoa đầu hỏi thì chú “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà.Tiếng khóc của chú bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ.
- Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc đắm mình trong tình mẫu tử. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.Chú cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc bên con của người mẹ.
- Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ,cảm giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lại thường”.
- Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lạị và lăn vào lòng một người mẹ,áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
- Lúc ấy, bé Hồng như quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi“bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống,tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng, không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hanh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.
Bé Hồng là hình ảnh một tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim thương yêu sâu sắc, để lại ấn tượng xúc động trong lòng người đọc.
(2) Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ.
- Thứ nhất là phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô và một vài người họ hàng khác. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì. Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô.
Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ. Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng.
- Thứ hai là tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ được thể hiện trong thời điểm người mẹ trở về. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh dẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”. Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết...
1) Một bức tường dài 10m. dày 22cm đc xây trên một nền đất chịu đc áp suất tối đa là 100000 N/ m^2. Tìm chiều cao tối đa của tường biết rằng trọng lượng riêng tb của gạch và vữa là d=12500N/m^3
Sao bạn đăng ở câu hỏi văn vậy ?
Bài này là Lý chứ có phải văn đâu
Bài làm
Diện tích bức tường là :
\(10.0,22=2,2\left(m^2\right)\)
Trọng lượng của bức tường là :
\(ADCT:p=\dfrac{f}{s}\leftrightarrow F=p.s=100000.2,2=220000\left(N\right)\)
Thể tích của bức tường là :
\(ADCT:d=\dfrac{P}{V}\leftrightarrow V=\dfrac{P}{d}=\dfrac{220000}{12500}=17,6\left(m^3\right)\)
\(\rightarrow\) Chiều cao của bức tường là :
\(\dfrac{17,6}{2,2}=8\left(m\right)\)
Vậy .........
1) Viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn.
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
~ Bn tham khảo ! Good luck~
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ mãi .Là bạn thì phải luôn sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt .Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
~ Chúc bn học tốt!~Ghi sổ đầu bài làm như thế nào nhỉ?
Có kiếm điểm 9,10 ghi vào sổ đầu bài đi~.~
Tội sẽ giảm hơn 1 chút đó<3
Sổ đầu bài bn chỉ đc ghi ngày tháng vs môn học còn mấy thứ kia thầy cô ghi
hè lu các bạn. Hôm nay mình đã trở lại và lọi hại hơn xưa.
Mong các bạn giúp đỡ thêm cho mình
Đọc đoạn văn sau : (Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng làm liều như ai hết ...Một người như thế ấy !...Một người đã khóc vì chót lừa một con chó !...Một người nhiên ăn để tiền lại làm ma , bởi không muốn liên lụy đến làng xóm láng giềng...Con người đáng khinh ấy bây giờ cũng theo gót binh tư để có ăn ư ? Cuộc đời qủa thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ...)
a: tìm phép liên kết câu trong đoạn văn trên ? Đó là phép liên kết nào ?
bài thơ ông đồ gợi cho em những suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc?
Chỉ với bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn, tác giả đã làm sống dậy trong lòng người 1 niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ông đồ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên- một con người có lòng thương người , lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.
Chúc bạn học tốt ^^
Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh ông đồ đội khăn xếp mặc áo the đã khắc ghi sâu vào tâm trí của hàng triệu người dân Việt Nam trong đó có nhà thơ Vũ Đình Liên. Để rồi tác giả viết lên bài thơ 'ông đồ' với 1 niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận ông đồ, cho 1 lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.
Mở đầu bài thơ hình ảnh ông đồ già đã xuất hiện trong dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Cấu trúc mỗi.. lại cho ta thấy ông đồ chính là 1 hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui , náo nhiệt của ngày tết thì hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu được trong bức tranh mùa xuân. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm 1 góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính là trung tâm, ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được ông đồ được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc đối với ông không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài – Bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm 't' cùng xuất hiện trong 1 câu như 1 tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như 1 người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ.Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng câu, từng chữ để mà chia sẻ cái niềm vui, niềm hạnh phúc với người viết ra những câu chữ ấy?. Ở khổ thơ thứ 3 vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ, nhưng mọi thứ đã khác xưa. Không còn đâu bao nhiêu người thuê viết- Tấm tắc ngợi khen tài mà thay vào đó là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Với cảm xúc buồn thương thấp thoáng ở 2 câu thơ trên, giờ đây cái cảm xúc đó được thể hiện trong câu hỏi đầy băn khoăn day dứt:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Cũng là mỗi năm nhưng lại đứng sau từ nhưng- con chữ thường làm đảo lộn trật tự quen thuộc. Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. Để rồi 1 chút hy vọng nhỏ nhoi của ông đồ là góp chút vui cùng mọi người vào mỗi dịp tết đến xuân về cũng dần tan biến và cuộc sống mưu sinh của ông đồ già cũng ngày càng khó khăn. Bằng câu hỏi tu từ hết sức độc đáo, Vũ Đình Liên đã thể hiện 1 nỗi nuối tiếc của 1 thời kì vàng son để rồi đọng lại thành nỗi sầu, nỗi tủi thấm sang cả những vật vô tri vô giác:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là 1 thứ giấy rất mỏng manh chỉ cần 1 chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Vậy mà' GIấy đỏ buồn không thắm'- không thắm bởi lâu nay không được dùng đến nên phôi pha úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy- đó là thứ mực đen thẫm để ông đồ viết chữ, trước khi dùng thì ta phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ. Nhưng nay' Mực đọng trong nghiên sầu' nghĩa là mực đã được mãi từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đnahf đợi chờ trong vô vọng. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vo tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người. Nỗi buồn đó của ông đồ không chỉ thấm vào những đồ dùng mưu sinh hằng ngày mà cảm xúc đó của ông còn lan ra khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật khiến không gian trở nên thật đìu hiu, xót xa:
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Tuy ông đồ già không được người đời yêu mến và kính trọng nữa nhưng ông đã kiên trì, cố gắng ngồi bên lề đường chờ mong sự cưu mang giúp đỡ của người đời. Nhưng đâu có 1 ánh mắt nào để ý đến ông bên lề phố, không một trái tim nào đồng cảm và chia sẻ với ông. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình nhà thơ Vũ Đình Liên đã cho ta thấy 1 khung cảnh thiên nhiên thật xót xa, đìu hiu trước tâm trạng của ông đồ:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Nhưng thật băn khoăn tại sao giờ đang là mùa xuân lại có lá vàng rơi? Phải chăng hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về 1 thời kỳ, 1 lớp người trong xã hội và 1 phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam là chơi câu đối dỏ ngày tết giờ cũng trở thành quá khứ. Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì ong chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng . Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa
Ngoài giời mưa bụi bay
'Giời' chứ không phải là 'trời'- đó phải chăng là cách nói dân gian của những người muôn năm cũ trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của 1 lớp người. Tuy ông đồ đã không còn được người đời yêu mến, trong vọng nữa nhưng đối với nhà thơ thì hình ảnh ông đồ vẫn luôn khắc sâu trong trái tim :
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Mở đầu bài thơ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc bài thơ cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh ồng đồ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người thì háo hức đi chợ sắm tết để chờ mong 1 năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài 1 thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời cứ trôi dần và trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi, hỏi 1 cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi 1 thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của ông đồ, của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lờ tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của 1 thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn 1 màu sắc nhạt phai, tê tái. Với cách sử dụng thành công biện pháp tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông.
Chỉ với bài thơ ngũ ngôn ngắn gọn, tác giả đã làm sống dậy trong lòng người 1 niềm thương của sự luyến tiếc không nguôi. Đọc bài thơ ông đồ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên- một con người có lòng thương người , lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung.
Qua bài thơ '' Ông đồ'' thì ta thấy: Ngày xưa, đối với những người dân miền Bắc thì tục chơi chữ trong những ngày Tết là không thể thiếu. Bởi thế, phong tục này rất được mọi người yêu thích, ưa chuộng. Họ đều cố gắng xin cho gia đình mình một câu đối đỏ từ những ông đồ để về nhà treo với mong muốn gia đình an khang thịnh vượng. Còn ngày nay, tục chơi chữ gần như đã bị lãng quên. Các ông đồ ngày xưa vốn là tâm điểm thì nay cũng bị lu mờ dần bởi những người hiểu biết tiếng Hán ngày càng ít dẫn đến tục treo câu đối đỏ dần bị mất đi.
Quê hương tôi tuy không ở miền Bắc nhưng trong suy nghĩ của tôi thì để có một cái Tết trọn vẹn thì phải cần ba thứ: bánh chưng, câu đối đỏ và hoa đào ( ở miền Nam là hoa mai). Với bánh chưng thì miền Nam cũng có đấy nhưng câu đối đỏ thì không. Vì thế, nó là một trong hai biểu tượng trong ngày Tết ở miền Bắc ( ngoài câu đối đỏ thì còn có hoa đào). Đối với tôi, tuy chưa từng thấy tận mắt những câu đối đỏ nhưng qua bài thơ '' Ông đồ'' thì tôi thấy nó vô cùng có giá trị bởi nó được viết từ những người tri thức - ông đồ. Ngày nay, do công việc quá bận rộn, cuộc sống vẫn phải vật lộn để mưu sinh nên tiếng Hán và thư pháp cũng ít được trau dồi, ít người học tiếng Hán nên cũng kéo theo tục chơi chữ ngày càng bị lãng quên. Cảm giác tiếc nuối và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Một phong tục đẹp như thế rồi một ngày nào đó có thể bị xóa bỏ theo thời gian. Tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông đồ. Nếu như bây giờ ta không làm gì để bảo vệ truyền thống này thì đến một lúc nào đó ta nhận ra cũng đã muộn rồi. Hiện nay, nhà nước có một số chính sách giữ gìn tục chơi chữ. Muốn những câu đối đỏ được treo ở mọi nhà, phong tục chơi chữ được phát triển thì mọi người dân phải có ý thức gìn giữ cũng như phát triển truyền thống này ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay cũng phải hiểu được phong tục có ý nghĩa và giá trị. Xã hội có phát triển được hay không thì công việc trước tiên đó là bảo vệ nét văn hóa của dân tộc.