Chương V. Tiêu hóa

Ngọc Ngà
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
20 tháng 12 2016 lúc 10:07

- Đặc điểm của ruột non là :

+ ) Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp .

+ ) Có nhiều lông ruột và lông ruột cức nhỏ làm tăng diện tích bề mắt bên trong của ruôt non gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài .

+ ) Mạng lưới mao mạch và bạch huyết dày đặc .

+ ) Ruột dài ( 2,8 --> 3m ),tổng diện tích bề mặt 500m .

- Giải thích là :

+ ) Ăn chậm nhai kĩ giúp cho thức ăn được nghiền nhỏ , dễ thấm dịch tiêu hóa hơn .

+ ) Ăn đúng giờ , đúng bữa sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuật lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn .

+ ) Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiêu hóa cungxn hư hoạt động co bọp dạ dày và ruột tập trung hơn nên tiêu hóa đạt hiệu quả hơn .

 

Bình luận (0)
Huy Nguyen
28 tháng 1 2021 lúc 6:07

- Đặc điểm của ruột non là :

+ ) Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp .

+ ) Có nhiều lông ruột và lông ruột cức nhỏ làm tăng diện tích bề mắt bên trong của ruôt non gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài .

+ ) Mạng lưới mao mạch và bạch huyết dày đặc .

+ ) Ruột dài ( 2,8 --> 3m ),tổng diện tích bề mặt 500m .

- Giải thích là :

+ ) Ăn chậm nhai kĩ giúp cho thức ăn được nghiền nhỏ , dễ thấm dịch tiêu hóa hơn .

+ ) Ăn đúng giờ , đúng bữa sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuật lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn .

+ ) Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiêu hóa cungxn hư hoạt động co bọp dạ dày và ruột tập trung hơn nên tiêu hóa đạt hiệu quả hơn

Bình luận (0)
Pum Nhố ll xD Saint x
Xem chi tiết
Kid Kudo Đạo Chích
2 tháng 2 2017 lúc 22:02

Tiêu hóa ở khoang miệng ,tiêu hóa ở dạ dày và tiêu hóa ở ruột non là 3 giai đoạn của tiêu hóa,tiêu hóa ở khoang miệng là giai đoạn đầu bằng răng lưỡi và nước bọt tiết ra ở khoang miệng,nghiền nát và trộn lẫn thức ăn trở thành 1 hỗn hợp và được đưa xuống dạ dày bằng 1 hành vi là nuốt, tiêu hóa ở dạ dày là giai đoạn thứ 2, ở đây tiêu hóa bằng 2 cách : cách cơ học là dạ dày bóp thức ăn bằng sự co thắt của dạ dày ,bằng hóa chất là dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, ở giai đoạn này thức ăn đã được tiêu hóa rất nhuyễn , sau đó lại chia thành 2 phần : phần cặn bã thì đưa xuống đại tràng để tống ra ngoài, phần tinh hoa được đưa xuống ruột non trở thành nhũ trương ở đây có mao trạng ruột thẩm thấu và đưa qua thận để lọc và biến thành máu .

Bình luận (0)
Kid Kudo Đạo Chích
2 tháng 2 2017 lúc 22:03

minh boi sinh do nha

100% lun

Bình luận (2)
Thương Yurri
Xem chi tiết
Phạm Văn An
18 tháng 2 2017 lúc 18:25

1.Các tế bào máu

2.Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô

3.Phổi(các phế nang tại phổi)

4.Gây ung thư phổi.Bệnh nhân đầu tiên là những lông rung tại khí quản.(mik chỉ bt thế thôi)

5.Đường đơn glucozo

Bạn tham khảo nha!!!

Bình luận (0)
Thảo Huỳnh
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 22:04

a. ở dạ dày biến đổi lý học mạnh hơn

Nhờ cấu tạo của dạ dày đặc biệt là lớp cơ rất dày, chúng gồm 3 loại cơ : cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo đan kết chằng chịt. Do vậy, khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn thức ăn.

b. ở dạ dày biến đổi hóa học yếu

Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị (tuyến dạ dày) nhưng lượng en zim trong dịch vị không nhiều và các tác dụng yếu. En zim chủ yếu là pepsin được sự hổ trợ của HCL chỉ biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin chuyển prôtêin mạch dài thành prôtêin mạch ngắn có từ 3 đến 10 aminôaxít, các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày.

Bình luận (0)
Chim Sẻ Đi Mưa
18 tháng 12 2016 lúc 20:54

mik chứng mik cấu tạo của nó phù hợp vs chức năng biến đổi lí học

Bình luận (0)
Trường Giang Võ Đàm
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
16 tháng 12 2016 lúc 11:15

Ở miệng: Biến đổi lý học là quan trọng nhất vì thức ăn phải được nghiền nhỏ trước khi xuống dạ dày, biến đổi tinh bột thành đường đôi chỉ được 1 phần tinh bột có trong thức ăn và nhằm mục đích khi đến ruột non sẽ chỉ cần biến đổi đường đôi thành đường đơn.

Ở dạ dày: Biến đổi lý học là quan trọng nhất vì thức ăn ở miệng tuy đã được nghiền nhỏ nhưng chưa được kĩ, cần nhỏ hơn để ruột non có thể hấp thụ, biến đổi hóa học chỉ có prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn chứ chưa biến đổi đến sản phẩm cuối cùng là axit amin, việc biến đổi chỉ để ruột non làm việc nhẹ hơn.

Ở ruột non: Biến đổi hóa học là quan trọng nhất vì thức ăn đã được nghiền nhỏ, chỉ còn việc biến đổi chúng thành các sản phẩm đơn giản để ấp thụ, vì vậy ở ruột non sẽ được hỗ trợ bởi nhiều loại dịch và nhiều enzim khác nhau, chỉ có biến đổi hóa học, sản phẩm cuối cùng được hấp thụ sẽ theo máu và bạch huyết đến khắp cơ thể.

Bình luận (0)
Trịnh Trân Trân
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
14 tháng 12 2016 lúc 18:50

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

Câu 10: Tá tràng là nơi:

A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

Câu 10: Môn vị là:

A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày

Bình luận (2)
Trần Thiên Kim
14 tháng 12 2016 lúc 18:47

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. B

Câu 6. D

Câu 7. C

Câu 8. C

Câu 9. C

Câu 10. A

Câu 11. C

Bình luận (2)
Huy Nguyen
28 tháng 1 2021 lúc 6:09

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. B

Câu 6. D

Câu 7. C

Câu 8. C

Bình luận (0)
Nhung Trần
Xem chi tiết
Huyền Anh
13 tháng 12 2016 lúc 21:54

Các loại emzim ham gia vào quá trình tiêu hóa các chất là : enzim amilaza, emzim pepsin, emzim lipaza, emzim anuclêaza

Bình luận (0)
Nguyễn Tấn Tài
Xem chi tiết
BW_P&A
12 tháng 12 2016 lúc 14:59

Theo mk, thì có 4 lí do

Ngừa ung thư và các bệnh tim mạch. Với bữa sáng gồm ít nhất một phần hoa quả, bạn đã nắm chắc trong tay cơ hội tuân thủ mục tiêu 5 bữa hoa quả mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong khi đó, những người bỏ ăn sáng thường không tiêu thụ đủ số bữa hoa quả yêu cầu, tiến sĩ Gloria Stables thuộc Viện Ung thư Mỹ cho biết. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc ăn nhiều rau quả sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh mạn tính khác. Ngoài ra, một ly nước cam tươi cho bữa sáng sẽ làm tăng lực đáng kể. Với hàm lượng vitamin C cao, nước cam có khả năng tăng cường lượng cholesterol HDL hữu ích và giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Nước cam còn rất giàu kali, một vi chất phòng chống hiệu quả huyết áp cao và đột quỵ.

Củng cố năng lượng. Với một bát ngũ cốc, bạn sẽ có tất cả chất dinh dưỡng cần thiết để khởi động tốt một ngày mới. Phần lớn ngũ cốc đều rất giàu vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả axit folic, giúp ngăn ngừa khiếm khuyết ở thai nhi và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư đường ruột.

Tăng cường chất xơ. Chất xơ là thành phần mà chúng ta thường không hấp thụ đủ. Giới chuyên gia cho rằng cơ thể cần ít nhất 25-30 g chất xơ mỗi ngày. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, những phụ nữ tiêu thụ 23 g chất xơ/ngày - phần lớn lấy từ ngũ cốc - sẽ giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người chỉ nạp khoảng 11 g. Còn với đàn ông, chất xơ sẽ ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim tới 36%.

Giảm béo hiệu quả. Nếu bạn muốn giảm cân thành công, hãy chịu khó ăn sáng với ngũ cốc giàu chất xơ. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội y học Mỹ (thực hiện trên hơn 2.000 người trong vòng 10 năm) cho thấy, những người ăn nhiều chất xơ ít bị tăng cân hơn. Nguyên nhân là chất xơ cung cấp hàm lượng calorie thấp, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm cảm giác đói, thèm ăn.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiếm được thời gian cho bữa sáng. Tốt nhất là bạn nên đặt chuông báo thức sớm hơn 15 phút và thưởng thức bữa ăn với 2 nguyên tắc cơ bản: có hoa quả và thực phẩm chủ yếu phải giàu chất xơ (như bánh mỳ nướng, ngũ cốc, cháo bột yến mạch). Đây là tất cả những gì bạn cần để tăng cường sức khỏe và trí lực mỗi ngày.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
1 tháng 2 2017 lúc 15:38

cơ vòng môn vị nằm ở dạ dày

Bình luận (0)
Phạm Thị Thu Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 15:10

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

Bình luận (1)
Dương Hải Băng
9 tháng 12 2016 lúc 21:53
Quá trình tiêu hóa thức ăn khiến máu bị đẩy nhiều hơn xuống dạ dày và ruột để giúp vận chuyển và hấp thu những chất mới được tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là máu ở các bộ phận khác sẽ bị ít đi, gây choáng váng hoặc mệt mỏi đối với một số người. các bữa ăn nhiều carbohydrates có chỉ số glycaemic cao (đồng nghĩa với việc chúng giải phóng đường vào trong máu nhanh hơn) có thể làm tăng hàm lượng hormone insulin. Insulin thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose từ máu sau bữa ăn. Đồng thời, điều này cũng cho phép sự xâm nhập của một axit amin đặc biệt được gọi là tryptophan vào não bộ. Trong khi đó, tryptophan được chuyển đổi từ chất hóa học khác trong não được gọi là serotonin, một chất hóa học hoặc chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là ở trẻ em. Điều đó nghĩa là, ăn nhiều tinh bột chính là “thủ phạm” dẫn đến phản ứng “chùng cơ mắt” tự nhiên.
Bình luận (0)
Phạm Thị Thu Ngân
10 tháng 12 2016 lúc 21:34

cho mình hỏi nha: "Nghĩa đen của câu thành ngữ này là gì vậy ạ?"

Bình luận (0)