Chương V. Tiêu hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Thu Ngân

Giải thích câu tục ngữ: "Căng da bụng, chùng da mắt."

Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 12 2016 lúc 15:10

Tất cả chúng ta hầu như đều thế. Ngay khi vừa ăn xong một bữa tiệc, cơn buồn ngủ khủng khiếp kéo đến khiến bạn gần như rất khó mở nổi mắt. Bạn sẽ vẫn ngồi đó với những chiếc đĩa thức ăn đã hết sạch, tự hỏi thức ăn đó là gì mà bạn vừa ăn xong đã khiến bộ não như "đóng băng", buồn ngủ không chịu nổi!

Có phải tại bát cơm vừa ăn khiến cho chúng ta "căng da bụng, chùng da mắt"? Theo trang Scienceabc, thực ra, có một giả thuyết khá phổ biến cho rằng cơm gạo khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ.

Và giờ thì đã đến lúc xem xét các thành phần khác nhau góp phần khiến cơ thể buồn ngủ ngay sau khi ăn xong.

Vì ăn nhiều tinh bột

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về thành phần lớn nhất trong các bữa ăn của chúng ta, đó là các loại thực phẩm dạng tinh bột và ngọt như cơm, bánh mì, khoai tây, nước ngọt….

Trong cơ thể chúng ta, các thực phẩm ngọt và giàu tinh bột làm tăng hàm lượng glucose trong máu của chúng ta. Để đối phó với sự gia tăng glucose trong máu, chất insulin được tiết ra. Về cơ bản, insulin cho phép hấp thụ glucose vào các tế bào trong cơ thể. Bởi vì các tế bào cần có glucose để sản sinh ra năng lượng, nên insulin rất quan trọng với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Vấn đề nảy sinh khi chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn này. Khi bữa ăn của chúng ta chứa nhiều tinh bột, lượng glucose trong máu tăng lên và insulin cũng phải tiết ra thật nhiều để kiểm soát số lượng glucose khổng lồ đó. Do insulin trong tế bào làm giảm nồng độ glucose cao trong máu, nên tế bào lại phát triển một dạng kháng insulin. Kháng insulin này thực sự bất lợi cho cơ thể; vì từ đó, nó khiến việc kiểm soát mức độ glucose trong máu trở nên khó khăn, và năng lượng của chúng ta sẽ bắt đầu giảm, vì insulin không còn kích thích glucose đi vào tế bào nữa.

Cuối cùng, cơ thể đi đến chỗ bắt đầu buồn ngủ. Do lượng đường trong máu cao sau khi ăn no nê một bữa ăn giàu tinh bột (và insulin không thể vào tế bào vì chất kháng insulin), cơ thể bắt đầu chuyển glucose thành chất béo lưu trữ. Quá trình chuyển đổi này làm tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể và vì thế dẫn đến cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn khác nhau cũng gây ra sự thay đổi trong hoạt động của não bộ, bằng cách ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chất hóa học trong não. Chẳng hạn, carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chúng ta các tiền chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hợp chất dẫn truyền thần kinh (serotonin), giúp chúng ta bình tĩnh. Vì thế, ăn một bữa ăn no nê năng lượng sẽ dẫn đến việc thừa hợp chất serotonin, khiến chúng ta "hơi quá bình tĩnh và ù lì", hay còn gọi là "buồn ngủ".

Với những thức ăn giàu protein, như thịt, cá, pho mai, trứng…, chúng chứa axit amin tryptophan, mà cơ thể chúng ta sử dụng như một nguồn tiền chất serotonin khác. Một lần nữa, phản ứng "bình tĩnh" lại xảy ra khiến chúng ta không thể kiểm soát, và chúng ta có thể ngủ gật trước khi món tráng miệng được đưa ra.

Một chất hóa học khác cũng gây buồn ngủ là hormone melatonin. Vai trò chính của hormone này là trực tiếp khiến cơ thể buồn ngủ. Vì vậy, ăn các loại thực phẩm như quả anh đào, loại quả chứa một lượng nhỏ melatonin, có thể khiến chúng ta buồn ngủ.

Ăn chuối, rất đơn giản chỉ cần bóc vỏ và thưởng thức. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết, chuối chứa kali và magiê, cả hai đều đóng một vai trò giúp thư giãn cơ bắp. Cảm giác thư giãn này xảy ra sau khi ăn một quả chuối ngon cũng có thể góp phần tạo ra cơn buồn ngủ cho bạn.

Giờ đây, khi đã biết tất cả thông tin khiến bạn buồn ngủ sau khi ăn, chúc bạn có thể vẫn tỉnh táo nếu cần thiết, và hãy nhớ, bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với cơn buồn ngủ sau bữa tiệc ngon lành.

Dương Hải Băng
9 tháng 12 2016 lúc 21:53
Quá trình tiêu hóa thức ăn khiến máu bị đẩy nhiều hơn xuống dạ dày và ruột để giúp vận chuyển và hấp thu những chất mới được tiêu hóa. Điều đó có nghĩa là máu ở các bộ phận khác sẽ bị ít đi, gây choáng váng hoặc mệt mỏi đối với một số người. các bữa ăn nhiều carbohydrates có chỉ số glycaemic cao (đồng nghĩa với việc chúng giải phóng đường vào trong máu nhanh hơn) có thể làm tăng hàm lượng hormone insulin. Insulin thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose từ máu sau bữa ăn. Đồng thời, điều này cũng cho phép sự xâm nhập của một axit amin đặc biệt được gọi là tryptophan vào não bộ. Trong khi đó, tryptophan được chuyển đổi từ chất hóa học khác trong não được gọi là serotonin, một chất hóa học hoặc chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ, đặc biệt là ở trẻ em. Điều đó nghĩa là, ăn nhiều tinh bột chính là “thủ phạm” dẫn đến phản ứng “chùng cơ mắt” tự nhiên.
Phạm Thị Thu Ngân
10 tháng 12 2016 lúc 21:34

cho mình hỏi nha: "Nghĩa đen của câu thành ngữ này là gì vậy ạ?"

Nơi Này Có Em
15 tháng 1 2017 lúc 20:19

Các nhà khoa học kết luận lượng thức ăn tiêu thụ có ảnh hưởng tới cơn buồn ngủ sau bữa ăn trong nghiên cứu công bố trên tạp chí eLife hôm 22/11, theo International Business Times.

Nhóm nghiên cứu sử dụng ruồi giấm làm mẫu vật và thiết kế một buồng nhựa nhỏ mang tên Activity Recording Cafe (ARC) để theo dõi thời gian ăn, ngủ và loại thức ăn của chúng.

Loài ruồi thường có giấc ngủ ngắn khoảng 20-40 phút sau bữa ăn, những con ăn nhiều hơn có thời gian ngủ dài hơn. Nhóm nghiên cứu kết luận khối lượng thức ăn và lượng muối, protein mà loài ruồi tiêu thụ là nguyên nhân khiến chúng buồn ngủ.

"Mỗi loại thực phẩm đóng vai trò khác nhau đối với sinh lý học của động vật có vú. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tác động tức thời của việc ăn uống đối với giấc ngủ", William Ja, tới từ Viện nghiên cứu Scripps, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Các nhà khoa học đã phân tích mạch thần kinh của ruồi để xác định tác động của chúng tới cơn buồn ngủ sau bữa ăn. Một số mạch cho thấy phản ứng đặc biệt đối với protein, trong khi số khác có liên quan tới đồng hồ sinh học trong cơ thể.

"Việc tìm ra mối liên hệ giữa protein và giấc ngủ là điều đáng chú ý", Ja nói.

ARC là điểm khởi đầu cho nhiều nghiên cứu trong tương lai nhằm xác định các gene và mạch chính xác liên quan tới việc gây buồn ngủ của muối và protein, từ đó lý giải vai trò của giấc ngủ sau bữa ăn đối với động vật tự nhiên.


Các câu hỏi tương tự
Bồ Công Anh
Xem chi tiết
Phong Trần Gia
Xem chi tiết
Lê Minh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Giang Anh
Xem chi tiết
Thùy Trang Lê
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Tuan nguyen
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Sơn
Xem chi tiết