Hỏi đáp
Bài tập 1: Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết R = 100Ω ; L = \(\dfrac{2}{\pi}\) ; C = \(\dfrac{10^{-4}}{\pi}\). Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều: u = 220\(\sqrt{2}\) cos \(\pi t\)
a, Tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở của đoạn mạch. b, Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời trong mạch. c, Tính công suất tiêu thụ, hệ số công suất
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x=4cos\left(\pi t\right)\). Tính từ lúc t = 0, quãng đường vật đi được trong giây thứ 2019 là bao nhiêu?
Trong giây thứ 2019 thiệt à?
Vậy thì khó gì, vẽ đường tròn ra và phân tích thôi
\(T=\dfrac{2\pi}{\pi}=2\left(s\right)\) => 1s nó đi được 4+4=8 (cm)
Trong khoảng thời gian từ t=0 đến t=2018 thì vật đi được 2018/2=1009 chu kỳ và trở lại vị trí ban đầu=> Đi được 8(cm)
Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k đặt nằm ngang dao động điều hòa, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. khi thế năng bằng 1/3 động năng thì tỉ số độ lớn giữa lực đàn hồi và lực đàn hồi cực đại là bao nhiêu?
Nhớ biểu thức sau, rất hữu ích khi thi trắc nghiệm
\(W_d=n.W_t\Rightarrow x=\pm\dfrac{A}{\sqrt{n+1}}\)
\(W_d=3W_t\Rightarrow x=\pm\dfrac{A}{\sqrt{3+1}}=\pm\dfrac{A}{2}\)
\(\Rightarrow F_{dh}=k.\Delta l=k.\dfrac{A}{2}=\dfrac{1}{2}kA\left(N\right)\)
\(F_{dh\left(max\right)}=kA\left(N\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{F_{dh}}{F_{dh\left(max\right)}}=\dfrac{\dfrac{1}{2}kA}{kA}=\dfrac{1}{2}\)
Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình \(x_1=4cos\left(\omega t+\dfrac{\pi}{3}\right)\) và \(x_2=3cos\left(\omega t+\varphi_2\right)\) cm. Phương trình dao động tổng hợp \(x=5cos\left(\omega t+\varphi\right)\). Giá trị của cos(\(\varphi-\varphi_2\)) là bao nhiêu?
\(A^2=A_1^2+A^2_2+2A_1A_1\cos\left(\widehat{A_1A_1}\right)\Rightarrow\left(\widehat{A_1A_2}\right)=\dfrac{\pi}{2}\)
Chỗ này đề bài ko cho rõ thì chia làm 2 trường hợp, x1 nhanh pha hơn hoặc x2 nhanh pha hơn, rồi tính được phi 2
Bấm máy là xong luôn pha ban đầu của dao động tổng hợp, biết bấm ko để tui chỉ luôn?
Thôi chỉ luôn đi, mất công hỏi nhiều mệt người
SHIFT Mode , cái nút tròn ở giữa ấy, ấn phía bên dưới, rồi nhấn 3, rồi nhấn tiếp 2
Nhấn tiếp Mode, rồi nhấn số 2
Nhấn SHIFT Mode lần nữa, rồi nhấn số 4 để nó chuyển về radian
Nhập theo mẫu sau: A1 SHIFT (-) phi 1 +A2 SHIFT (-) phi 2 , rồi nhất "=",nó sẽ ra kết ủa y hệt cái phương trình đã cho, từ đó tìm được pha ban đầu của phương trình tổng hợp. Biết phi 2, biết phi, dễ dàng tính được biểu thức
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x = Acos2(\(\pi t+\dfrac{\pi}{3}\)). Động năng và thế năng của con lắc biến thiên tuần hoàn với chu kỳ là bao nhiêu?
Ok cần thì tui làm cho
Trước tiên cậu cần phải biết biểu thức của thế năng
\(W_t=\dfrac{1}{2}kx^2\)
Thay phương trình x đã cho vô:
\(W_t=\dfrac{1}{2}k.A^2.\cos^2\left(2\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)\)
\(\cos^2\left(2\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)=\dfrac{\cos4\left(\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)+1}{2}\)
\(\Rightarrow W_t=\dfrac{1}{4}kA^2.\left[\cos4\left(\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)+1\right]\)
Nhìn vào biểu thức ta kết luận được thế năng trong dao động của con lắc lò xo biến thiên tuần hoàn với chu kỳ là \(T=\dfrac{2\pi}{4\pi}=\dfrac{1}{2}\left(s\right)\)
Tương tự với động năng, ta sử dụng công thức không thời gian:
\(A^2=x^2+\dfrac{v^2}{\omega^2}\Rightarrow v^2=\omega^2\left(A^2-x^2\right)\)
\(\omega^2=\dfrac{k}{m}\Rightarrow m=\dfrac{k}{\omega^2}\)
\(\Rightarrow W_d=\dfrac{1}{2}mv^2=\dfrac{1}{2}.\dfrac{k}{\omega^2}.\omega^2\left(A^2-x^2\right)=\dfrac{1}{2}kA^2\left(1-\cos^2\left(2\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)\right)\)
\(=\dfrac{1}{2}kA^2\left(1-\dfrac{\cos4\left(\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)+1}{2}\right)=\dfrac{1}{4}kA^2\left[1-\cos4\left(\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)\right]\)
Vậy động năng biến thiên tuần hoàn với chu kỳ là: \(T=\dfrac{2\pi}{4\pi}=\dfrac{1}{2}\left(s\right)\)
Nếu như ko sử dụng công thức ko thời gian, cậu có thể đạo hàm phương trình x ra, sẽ ra phương trình vận tốc và biến đổi là xong
\(v=x'=-\omega A\sin\left(\omega t+\varphi\right)=-2\pi.A\sin\left(2\pi t+\dfrac{2\pi}{3}\right)\)
Dạo này chả muốn làm Lý gì nên lười ghé box Lý lắm :( Cậu còn cần ko?
Con lắc đơn dao động điều hòa có S = 4cm, tại nơi có gia tốc trọng trường g = \(\pi^2\) m/s2. Biết chiều dài của dây là l = 1m. Hãy viết phương trình dao động biết lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
\(S=l.\alpha_0\Rightarrow\alpha_0=\dfrac{4}{100}=0,04\left(rad\right)\)
\(\omega=\sqrt{\dfrac{g}{l}}=\pi\left(rad/s\right)\)
\(\Rightarrow\alpha=0,04\cos\left(\pi t-\dfrac{\pi}{2}\right)\left(rad\right)\)
\(S=4\cos\left(\pi t-\dfrac{\pi}{2}\right)\left(cm\right)\)
No la dinh luat bao toan momen dong luong, search tren wiki ra ma :v
Dong nang vat ran cung co tren mang y, chiu kho tra la ra.
\(\omega=\dfrac{2\pi}{T}=\dfrac{2\pi}{3,14}=...\left(rad/s\right)\)
\(A^2=x^2+\dfrac{v^2}{\omega^2}\Rightarrow A=...\left(cm\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{x}{A}=\dfrac{2}{A}\Rightarrow x=...A\)
\(\Rightarrow\cos\varphi=\dfrac{x}{A}\Rightarrow\varphi=...\left(rad\right)\)
thông cảm máy tính ko có ở đây nên bạn tự tính nhé, có gì ko hiểu hỏi tui
Một vật dao động điều hòa với tần số góc 10π rad/s và biên độ √2 cm. Khi vật có vận tốc 10√10 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn bằng : A. 4m/s^2 B. 10m/s^2 C. 2m/s^2 D. 5m/s^2