Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huyền
Xem chi tiết
Phương Mai
12 tháng 10 2017 lúc 21:33
Rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, là lá chắn ngăn chặn lũ quét, lũ ống…
Hoa Anh Đào
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
14 tháng 10 2017 lúc 11:46

Khác nhau
a. Điều kiện phát triển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên cho khai thác thủy sản:
Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá lộng. Trữ lượng thủy sản ít hơn, không có các ngư trường lớn, chỉ nằm gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang nên có điều kiện phát triển cả nghề lộng và nghề khơi. Vùng biển rất giàu có về tiềm năng thủy sản, có các ngư trường lớn.
+ Tài nguyên cho nuôi trồng thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn Bắc Trung Bộ.
+ Người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ.
- Khó khăn:
Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và hiện tượng phơn về mùa hạ.
Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tình trạng khô hạn khá sâu sắc, nhất là vào mùa khô.
b. Hiện trạng phát triển
- Về quy mô sản lượng:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng trọng điểm thủy sản lớn thứ hai của nước ta (sau Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng thủy sản chiếm gần 18% của cả nước và lớn gấp 2,5 lần Bắc Trung Bộ.
+ Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (gấp 3 lần - năm 2005), nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhỏ hơn (1,3 lần).
+ Tốc độ tăng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhanh hơn: giai đoạn 1995 - 2005 sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng 2,3 lần, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ tăng 1,8 lần.
- Trong cơ cấu ngành thủy sản:
Ở Bắc Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng khá lớn: 26,4% tổng sản lượng thủy sản của vùng (năm 2005) và đang tăng nhanh.
Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 7,8% tổng sản lượng thủy sản của vùng và tăng chậm.

Ngọc Hnue
16 tháng 10 2019 lúc 10:09

Em đang câu hỏi này vào mục hỏi đáp của môn Văn nhé

Chúc em học tốt!

Quỳnh Như
Xem chi tiết
Quyên Bùi
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
28 tháng 10 2017 lúc 15:04

*Thuận lợi :

+ Điều kiện tự nhiên:

– Bờ biển dài 3.260 km và vùng biển rộng lớn. Biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thủy sản.

– Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng được cảng cá.

– Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài … Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp …

– Có 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

– Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

– Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế.

– Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

– Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, trong đó 45% thuộc Cà Mau và Bạc Liêu.

+ Điều kiện kinh tế – xã hội

– Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

– Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

– Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

– Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

– Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản, đang có tác động tích cực tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển mạnh hơn.

*Khó khăn

– Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

– Việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn mang nặng tính chất quảng canh nên năng suất thấp.

– Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất còn thấp.

– Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

– Hoạt động nuôi trồng – đánh bắt – chế biến thủy, hải sản chưa được sự đồng bộ.

– Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

– Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

– Việc đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp việc dùng chất nổ, xung điện…làm suy giảm mạnh nguồn hải sản.

Trang Trần
13 tháng 11 2019 lúc 13:29

- Lợi ích của việc trồng rừng:

+ Kinh tế: Cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; ngành dược,..

+ Xã hội: Ổn định việc làm đem lại thu nhập cho bà con miền núi

+ Môi trường:

- Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay...);

- Bảo tồn nguồn gen, phát triển các hệ sinh thái đa dạng nhiều chủng loại

- Điều hòa môi trường.

⇒ Con người không thể dừng khai thác về những lợi ích của mình tuy nhiên chúng ta vừa khai thác, vừa bào vệ rừng để: Tránh cạn kiệt rừng, Bảo tồn nguồn gen, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, , bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo lợi ích của cả thế hệ hiện tại và mai sau.

https://toploigiai.vn/giai-dia-9-cau-hoi-in-nghieng-trang-36-dia-li-9-bai-9

Khách vãng lai đã xóa
Lợn Lười
Xem chi tiết
Thiên Phong
27 tháng 10 2017 lúc 22:03

Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp
Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái

Bùi Thị Thu Cúc
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
28 tháng 10 2017 lúc 19:03

Cơ cấu:

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

Vai trò:

+Rừng đặc dụng: Bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.

+ Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ, củi,...

+ Rừng phòng hộ: Giữ đất, chống xói mòn, chắn sóng, chắn cát,...

Bùi Thị Thu Cúc
28 tháng 10 2017 lúc 19:00

có ai gúp minh hk mik sắp kt 1 tiết r

Hải Đăng
28 tháng 10 2017 lúc 20:51

+) Cơ cấu:

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

+) Vai trò:

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.

+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ, củi.

+ Rừng phòng hộ: giữ đất, chống xói mòn, chắn sóng, chắn cát,...

Bùi Thị Thu Cúc
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
29 tháng 10 2017 lúc 9:49

Các nhân tố ảnh hưởng :

- VỊ trí địa lí : tự nhiên , kinh tế , chính trị

- Tự nhiên : Khoáng sản , khí hậu - nước , đất rừng , biển

- Kinh tế - xã hội

Nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp vì :

- Chống úng, lụt trong mùa mưa bão.

- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô.

- Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.

- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.

Kết quả là sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng.

Thư Soobin
1 tháng 11 2017 lúc 21:12

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố công nghiệp

Các nhân tố tự nhiên

- Khoáng sản

+ Nhiên liệu

+ Kim loại

+ Phi kim loại

+ Vật liệu xây dựng

- Thủy năng của sông suối

- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển

Các nhân tố kinh tế - xã hội

- Dân cư và lao động

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Chính sách phát triển công nghiệp

- Thị trường (trong và ngoài nước)

Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta bởi vì

Thứ nhất là chống úng, lũ lụt trong mùa mưa bão Thứ hai là nhờ có thủy lợi, việc tưới tiêu cho cây cối trong mùa khô sẽ tiện lợi và đảm bảo hơn Thứ ba, tạo điều kiện để cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng Việc đảm bảo thủy lợi sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao vào tăng sản lượng cây trồng
Khả Hương
Xem chi tiết
Đặng Thị Huyền Trang
2 tháng 11 2017 lúc 20:04

Việt Nam là quốc gia có tài nguyên dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí có nhiều đóng góp quan trọng đối với kinh tế quốc dân. Dầu khí mang lại trên 20% tổng thu ngân sách, đóng góp 16 - 18% GDP trong các năm qua. Về kim ngạch xuất nhập khẩu, dầu thô luôn là một trong bốn mặt hàng có tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam. Trước năm 2005, dầu thô đóng góp tới 23% kim ngạch xuất khẩu và tới nay khi các ngành khác của Việt Nam phát triển hơn (như công nghiệp hóa dầu) thì dầu thô luôn giữ mức đóng góp bình quân 7 - 8% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Ngành công nghiệp dầu khí thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, điều này không chỉ giúp Việt Nam giải quyết khó khăn về vốn đầu tư mà còn giúp nâng cao kỹ năng quản lý và công nghệ trong Ngành Dầu khí, tiến tới cạnh tranh với công ty dầu khí quốc tế và thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với đại diện là Petrovietnam đã đạt được những bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ lọc hóa dầu. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cho dòng sản phẩm năm 2009 đã đánh dấu sự phát triển đồng bộ và toàn diện của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đến nay, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có đủ các hoạt động trong chuỗi giá trị dầu khí, bao gồm tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp khí - điện, chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, với lĩnh vực cốt lõi là tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí. Trong thời gian tới, Ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, Petrovietnam tiếp tục cung ứng sản lượng đáng kể các sản phẩm lọc hóa dầu, đạm, điện cho thị trường trong nước. Mục tiêu đặt ra cho Ngành Dầu khí là tiếp tục đóng góp lớn cho GDP và ngân sách quốc gia. Năm 2016, Petrovietnam dự kiến sẽ gia tăng trữ lượng dầu khí đạt16 - 20 triệu tấn dầu quy đổi, sản xuất 5.690 nghìn tấn xăng dầu các loại, tiến tới đáp ứng 80% nhu cầu xăng dầu trong nước. Trong tương lai gần, Petrovietnam cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò nhằm phát hiện thêm nhiều mỏ nhỏ bù đắp cho sự suy giảm của các mỏ khai thác dầu thô chính hiện nay. Để làm được điều đó cần có sự đầu tư lớn về vốn cho tìm kiếm, thăm dò đặc biệt tại các khu vực tiềm năng dầu khí của đất nước. Ngược lại, đối với lĩnh vực khí, việc phát hiện ra các mỏ khí lớn như mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực khí phát triển trong thời gian tới (dự kiến sau năm 2020). Để tiếp tục duy trì và phát triển, Ngành Dầu khí cần tìm ra và cải tiến những mặt yếu kém, bất cập trong tổ chức sản xuất, quản lý vốn đầu tư, công tác quản lý cán bộ và xây dựng lực lượng lao động, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao. Đồng thời, sự sụt giảm giá dầu trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến Ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng. Đây là thời điểm để rà soát, bổ sung chiến lược phát triển bao gồm quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo hướng thích nghi với tình hình thay đổi nhanh trong lĩnh vực dầu khí. Và cũng chính là giai đoạn cần đặt vấn đề hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống lên trên hết. Làm tốt những khâu này là nhân tố quyết định để Ngành Dầu khí tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình và cũng là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Mint Nhi
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
5 tháng 11 2017 lúc 8:13

1

Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...). Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô. Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng. Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

2

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta là bởi vì:

Đây là những nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu tăng cao về mọi mặt. Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đồng thời là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.

Bích Ngọc Huỳnh
5 tháng 11 2017 lúc 9:16

Thuận lợi :Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

ĐẤT :: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...).

Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô.

Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.

Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

cHÚC BẠN HỌC TỐT !!vuiyeu

vũ tiến đạt
5 tháng 11 2017 lúc 12:24

câu 1:

Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta:

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương,...). Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô. Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng. Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.