Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào
Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào
+) NST chứa ADN, ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Người ta đã xây dựng được bản đồ di truyền của các gen trên từng NST của nhiều loài.
+) Những biến đổi về số lượng và cấu trúc NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng. Đại bộ phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST.
- NST có khả năng tự nhân đôi:
Thực chất của sự nhân đôi NST là nhân đôi ADN vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi của NST, kết hợp với sự phân li tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào, đối với các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.
Với những đặc tính cơ bản trên của NST, người ta đã xem chúng là cơ sở vật chất của di truyền ở cấp độ tế bào.
- NST chứa ADN mang gen chứa thông tin di truyền
- NST có khả năng tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân tạo ra các tế bào con có bộ NST giống hệt bộ NST thể của tế bào mẹ
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo giao tử.Đồng thời wa thụ tinh hợp tử lưỡng bội được tạo thành giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền của cơ thể .
Vì NST có chức năng phục vụ cho tế bào nên gọi là cấp độ tế bào còn ADN nằm chủ yếu trong nhân phục vụ cho phân tử (như việc tổng hợp protein cũng nhờ thông tin dt dc sao chép từ ADN sang mARN nên gọi là cấp độ phân tử)
Khi lai gà trống lông không vằn với một gà mái lông vằn được F1 có tỉ lệ 1 trống lông vằn : 1 mái lông không vằn.
a/. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
b/. Khi cho gà F1 giao phối với nhau thì F2 như thế nào/ Cho biết màu lông do 1 gen chi phối
- Có sự di truyền chéo giới → gen quy định tính trạng nằm trên NST X.
Gà trống XX, gà mái XY. Lông vằn (A) trội so với lông không vằn (a). (có thể biện luận ngược lại sẽ thấy không thỏa mãn)
P: XaXa (trống lông không vằn) x XAY (mái lông vằn)
→ F1: XAXa (trống lông vằn) : XaY (mái lông không vằn)
F1 x F1: XAXa x XaY
F2: XAXa (trống lông vằn) : XaXa (trống lông không vằn): XAY (mái lông vằn) : XaY (mái lông không vằn)
Khi lai cá vảy đỏ thuần chủng với cá vảy trắng được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 3 cá vảy đỏ : 1 cá vảy trắng, trong đó cá vảy trắng toàn con cái.
a/. BIện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b/. Khi thực hiện phép lai nghịch với phép lai trên thì sự phân li về kiểu gen và kiểu hình F2 sẽ như thế nào ?
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân và màu sắc hoa do một cặp gen quy định. Cho câu F1 giao phân với 3 cây khác, ở thế hệ lai thu được 3 trường hợp sau.
a/. Trường hợp 1: F2 có 4 kiểu hình : 25% thân thấp, hạt dài.
b/.Trường hợp 2: F2 có 4 loại kiểu hình: 12,5% thân thấp, hạt dài.
c/. Trường hợp 3 : F2 có 4 loại kiểu hình : 6,25% thân thấp, hạt dài.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp ( kiểu di truyền của 3 tính trạng này là như nhau ).
Xét th 3 có 6.25% thấp dài= 1/16
=> F2 có 16 tổ hợp= 4 gtu*4gtu
=> hai cặp gen phân ly độc lập, F1 dị hợp
Quy ước gen A thấp a cao B tròn b dài
=> KG của F1 là AaBb KG cây thứ 3 là AaBb
TH1 25%aabb= 1/4 ab*100%ab
=> cây thứ nhất có Kg aabb
Th3 12,5% aabb=1/4ab*0,5ab
=> KG cây 2 là Aabb hoặc aaBb
Có 4 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần không bằng nhau.
-Hợp tử A nguyên phân tạo ra các tế bào con có tổng số NST dơn gấp 4 lần số NST chứa trong bộ NST lưỡng bội của loài
- Hợp tử B tạo ra số tế bào con bằng 1/3 số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài.
-Hợp tử C và hợp tử D tạo ra tổng số 48 tế bào con, trong đó số tế bào con tạo ra từ hợp tử D gấp hai lần số tế bào con tạo ra từ hợp tử C.
Tổng số NST trong các tế bào con ra từ 4 hợp tử là 1440.
a/. Xác định số NST lưỡng bội của loài.
b/.Xác địnhsố lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
c/. Xác định số thoi vô sắc đã được hình thành trong quá trình nguyên phân của 4 hợp tử nói trên.
Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n.
Số lần nguyên phân của các hợp tử A, B, C, D lần lượt là a, b, c, d.
Theo bài ra ta có:
2a x 2n = 4x2n
2b=(1/3)x2n
2c + 2d = 48
2d=2x2c
(2a+2b+2c+2d)x2n=1440
Giải ra: a = 2; b = 3; c = 4; d = 5; 2n = 24.
Số thoi vô sắc đã được hình thành: (20+21) của hợp tử A + (20+21+22) của hợp tử B + (20+21+22+23) của hợp tử C + (20+21+22+23+24) của hợp tử D = 56.
Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm?
Nguyên nhân là hình thức phân chia thông thường và phổ biến nhất của mọi tế bào của cơ thể (trừ tế bào sinh dục) trong cơ thể đa bào (kể cả tế bào thực vật và động vật) đảm bảo cho cơ thể lớn lên.
Quá trình nguyên phân trải qua 5 kì:
a) Kì trung gian
Mỗi NST ở dạng mảnh tự tổng hợp nên một NST mới, giống hệt nó tạo thành một NST kép đính nhau ở tâm động. Trung thể cũng tự nhân đôi chuẩn bị cho sự phân chia.
b) Kì đầu
Các NST xoắn lại, co ngắn và hiện rõ. Nhân con và màng nhân biến mất. Hai trung thể con tách nhau ra và tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành, nối giữa 2 trung thể ở 2 cực.
c) Kì giữa
Các NST kép tập trung về mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, NST xoắn chặt, co lại đến mức ngắn nhất và có hình dạng đặc trưng cho từng loài (đa số có hình chữ V). Chúng đính vào các thoi vô sắc ở tâm động.
d) Kì sau
Các NST đơn trong từng NST kép tách nhau ra ở tâm động, dàn thành 2 nhóm tương đồng. Sau đó, mỗi nhóm trượt về một cực theo các sợi của thoi vô sắc.
e) Kì cuối
Tại mỗi cực, các NST tháo xoắn và duối ra dưới dạng sơi mảnh như ở kì trung gian. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện tạo thành 2 nhân mới có số NST bằng nhau và bằng NST của bế bào mẹ.
Lúc này, ở tế bào động vật, chất nguyên sinh cũng phân chia bằng cách thắt dần ở phần giữa của tế bào mẹ để tạo thành 2 tế bào con; còn ở tế bào thực vật thì xuất hiện một vách ngăn trong chất nguyên sinh để chia thành 2 tế bào con với màng xenlulozơ bao ngoài.
Nhờ cơ chế tự nhân đôi của NST và phân chia đều đặn về 2 cực nên bộ NST đặc trưng cho loài vẫn được ổn định
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn thành sợi mảnh, dài và nhân đôi thành NST kép-
- Kì đầu: hình thành thoi phân bào, màng nhân và nhân con tiêu biến. NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn đính vào các tơ vô sắc của thoi phân bào.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: NST kép gồm 2 sợi crômatit tách nhau ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện. Hình thành vách ngăn. NST duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh.
Tuy bạn Lê Nguyên Hạo trả lời trước nhưng bạn chưa làm nổi bật được đặc điểm cuả quá trình nguyên phân mà chỉ nêu ra diễn biến 4 kì của nguyên phân. Câu trả lời của bạn Võ Đông Anh Tuấn đầy đủ hơn.
NST có đặc điểm gì khiến người ta nói rằng nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ Tế bào?
NST có đặc điểm gì khiến người ta nói rằng nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ Tế bào?
+ NST chứa ADN, ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Người ta đã xây dựng được bản đồ di truyền của các gen trên từng NST của nhiều loài.
+ Những biến đổi về số lượng và cấu trúc NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng. Đại bộ phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST.
- NST có khả năng tự nhân đôi:
Thực chất của sự nhân đôi NST là nhân đôi ADN vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi của NST, kết hợp với sự phân li tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào, đối với các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.
Với những đặc tính cơ bản trên của NST, người ta đã xem chúng là cơ sở vật chất của di truyền ở cấp độ tế bào.
NST là cấu trúc mang gen:
+ NST chứa ADN, ADN mang thông tin di truyền, gen phân bố trên NST, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Người ta đã xây dựng được bản đồ di truyền của các gen trên từng NST của nhiều loài.
+ Những biến đổi về số lượng và cấu trúc NST sẽ gây ra những biến đổi về các tính trạng. Đại bộ phận các tính trạng được di truyền bởi các gen trên NST.
- NST có khả năng tự nhân đôi:
Thực chất của sự nhân đôi NST là nhân đôi ADN vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
- Sự tự nhân đôi của NST, kết hợp với sự phân li tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào, đối với các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.
Với những đặc tính cơ bản trên của NST, người ta đã xem chúng là cơ sở vật chất của di truyền ở cấp độ tế bào.
Vẽ hình và chú thích NST đơn, NST kép, cặp NST tương đồng ( 2 chiếc ‡), bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội của 1loài có 2n=4.
So sánh NST của ruồi giấm đực và cái về số lượng và hình dạng?
4 cặp NST:
- 1 cặp NST hình hạt.
- 2 cặp NST hình chữ V.
- 1 cặp NST giới tính:
-- O con đực:1 hình que, 1 hình móc.
-- Ở con cái: 1 cap hình que.
- ở ruồi giấm cái: bộ nhiễm sắc thể gồm:
+1 cặp hình hạt
+1 cặp hình que
+2 cặp hình chữ V
+1 cặp nhiễm sắc thể giới tính XX
-ở ruồi giấm đực:
+2 cặp chữ V
+1 cặp hình hạt
+1 cặp gồm hình que và hình móc
Tại sao nói 2 hoạt động cơ bản của nhiễm sắc thể là nhân đôi và phân li là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tế bào con sinh ra trong quá trình giảm phân có nhiếm sắc thể đơn bội n
- Cuối kì TG trước GP I, mỗi NST đơn tự nhân đôi 1 lần tạo các NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau đính với nhau tại tâm động. Kì sau GPI , các NST kép phân li độc lập về 2 cực tế bào. Kì sau GPII, mỗi NST kép chẻ dọc tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
- Từ 1 tế bào mẹ 2n đơn. Kết thúc GPI tạo 2 tế bào con có bộ NST n kép. Kết thúc GPII tạo 4 tbào con có bộ NST n đơn giảm 1 nửa so với tế bào ban đầu.
- Nhân đôi 1 lần và phân li 2 lần .(hiểu đơn giản là 1x2/2/2 = 1/2)