Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh

Nội dung lý thuyết

1. Sự phát sinh giao tử

- Các tế bào con được tạo thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử đực và giao tử cái có sự khác nhau.

- Sự hình thành giao tử ở thực vật và động vật khác nhau.

- Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật:

Sự phát sinh giao tử đực và cái có sự giống và khác nhau:

+ Giống nhau:

- Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử.

+ Khác nhau:

Phát sinh giao tử cái

Phát sinh giao tử đực

- Noãn bào bậc 1 \(\rightarrow\) GP I\(\rightarrow\) thể cực thứ nhất (nhỏ) và noãn bào bậc 2 (lớn).

- Noãn bào bậc 2 \(\rightarrow\) GPII \(\rightarrow\) thể cực thứ 2 (nhỏ) và 1 tế bào trứng (lớn).

- Kết quả: mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực (n) và 1 tế bào trứng (n).

- Tinh bào bậc 1 \(\rightarrow\) giảm phân I \(\rightarrow\) 2 tinh bào bậc 2.

- Mỗi tinh bậc 2 \(\rightarrow\) GP II \(\rightarrow\) 2 tinh tử \(\rightarrow\) tinh trùng.

- Kết quả: mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n).

 

 @70545@​

2. Thụ tinh

- Khái niệm: thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái.

- Bản chất: là sự kết hợp của hai bộ phận nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố mẹ.

@70542@

3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh

- Giao tử cái (n) x giao tử đực (n) \(\rightarrow\) giao tử lưỡng bội (2n) 

\(\rightarrow\) Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.

- Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và sự kết hợp trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp khác nhau.

\(\rightarrow\) Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.

- Do đó, người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.

 

@70553@