Bài 37. Tảo

miuka
Xem chi tiết
Hiiiii~
10 tháng 5 2017 lúc 22:18

Trả lời:

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.

Chúc bạn học tốt!ok

Bình luận (0)
Tran Ngoc Hoa
11 tháng 5 2017 lúc 4:54
Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ? Trả lời:

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.
Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
11 tháng 5 2017 lúc 5:12

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.

Bình luận (0)
thiện
Xem chi tiết
Trương Tùng Dương
26 tháng 4 2018 lúc 21:27

Vì tảo chưa có rễ thân lá thực sự và chưa có mạch dẫn.

Bình luận (0)
Lâm &Team 6A
22 tháng 4 2018 lúc 18:40

Vì tảo không có rễ,thân,lá.

Chỉ có chất diệp lục.

Sợ sai

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
20 tháng 4 2018 lúc 14:42

- Tảo xoắn.

- Tảo silic.

- Tảo tiểu cầu.

- Tảo sừng hươu.

- Tảo vòng.

- Tảo spirulina.

- Tảo chlorella.

- Rong mơ.

- Rong sụn.

- Rau cau.

- Rau diếp biển.

- ...

Bình luận (0)
Đoàn Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 20:02

Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ

* Những điểm giống nhau:

- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.

- Đều phân bố trong môi trường nước.

- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.

- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.

- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.

* Những điếm khác nhau:

Tảo xoắn Rong mơ
Phân bố - Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...)
- Môi trường nước mặn (biển)
Cấu tạo

- Có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục.

- Cơ thể có dạng sợi.

- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu.

- Cơ thể có dạng cành cây.

Sinh sản - Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau.
- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 20:03

Bạn tham khảo : http://loigiaihay.com/bai-1-2-trang-125-sgk-sinh-6-c65a17651.html

Bình luận (0)
Đường Yên tỷ #camtuviuon...
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 15:07

a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.

* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

b) Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ

* Những điểm giống nhau:

- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.

- Đều phân bố trong môi trường nước.

- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.

- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí cacbônic.

- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.

* Những điếm khác nhau:



Tảo xoắn Rong mơ
Phân bố - Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...)

- Môi trường nước mặn (biển)
Cấu tạo

- Có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục.

- Cơ thể có dạng sợi.

- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có chất sắc tố phụ màu nâu.

- Cơ thể có dạng cành cây.

Sinh sản Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 15:07

*Bạn tham khảo : http://loigiaihay.com/bai-1-2-trang-125-sgk-sinh-6-c65a17651.html

Bình luận (0)
Đường Yên tỷ #camtuviuon...
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 14:58

Đặc điểm chung của tảo là:

a. Hầu hết sống ở nước.

b. Gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô.

c. Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.

d. Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính.Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 14:58

Bạn tham khảo ở đây : https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-37-tao.1747/

Bình luận (0)
MIULOVE
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
27 tháng 3 2018 lúc 20:19

Đặc điểm chung của tảo là:

a. Hầu hết sống ở nước.

b. Gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô.

c. Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.

d. Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính.Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
* Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
27 tháng 3 2018 lúc 20:09

Một số đặc điểm chung về tảo: Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành than lá rễ và cũng chưa có mô điển hình trong cấu trúc của tản. Màng tế bào bằng xenlulose và pectin, vài nhóm tảo có như tảo silic(BacillariophytaB) hoặc canxicacbonat như tảo đỏ (Rhodophyta)

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
27 tháng 3 2018 lúc 20:20

Rong mơ sống ở nước biển, sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc, chưa có rễ, thân, lá. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu. Rong mơ cũng quang hợp và tự tạo ra chất dinh dưỡng (dinh dưỡng tự dưỡng). Ngoài sinh sản vô tính, rong mơ còn sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

Vai trò của tảo[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp, tảo thải ra khí ôxy giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. Những tảo nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiểu cầu (có nhiều chất dạm và một ít vitamin C, B12), rau câu,... Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm,...

Nhưng tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh làm giảm năng suất thu hoạch của cây.

Bình luận (0)
Giang Vân Nhi Anh
Xem chi tiết
Vu Viet Vinh
26 tháng 3 2018 lúc 22:39

tảo sống ở nước, chưa có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
3 tháng 4 2018 lúc 15:09

Đặc điểm chung của tảo là:

a. Hầu hết sống ở nước.

b. Gồm một hoặc nhiều tế bào, chưa phân hóa mô.

c. Có màu sắc khác nhau nhưng luôn có chất diệp lục.

d. Sinh sản sinh dưỡng hoặc sinh sản hữu tính.Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...),Môi trường nước mặn (biển)

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Thiên Kim
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
1 tháng 2 2018 lúc 18:41

-Rêu thường mọc ở nơi ẩm ướt(chân tường,đầm lầy,....)

-Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời,khô,nóng rêu không phát triển được vì rêu quen thích nghi với môi trường ẩm ướt.

-Cây rêu mang túi bào tử,trong túi bào tử chứa các bào tử.Khi bào tử rơi xuống đất nảy mầm tạo thành nguyên tản,nguyên tản phát triển thành cây rêu con.

Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
1 tháng 2 2018 lúc 18:41

 

Rêu thường mọc ở đâu?

Rêu sống ở môi trường ẩm ướt như : chân tường, trên đá, trên đất ẩm, thân cây to …

Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời, khô, nóng rêu có phát triển được ko?

Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời, khô, nóng rêu không phát triển được,Vì : Rêu chưa có rễ thật, cấu tạo còn khá đơn giản, là và thân có mạch dẫn nhưng chưa hoàn thiện. Vì thế những nói khô, nóng gần mặt trời làm sao mà rêu hút được chất dinh dưỡng đấy. Rêu sẽ đói và chết mất. Khi sống nơi ẩm ướt rêu có điều kiện phát triển và sinh trưởng, bởi lẽ lúc này rễ của rêu có thể hút được chất nhiều hơn cũng như là hút nước.

Quan sát H.38.2, hãy trình bày ngắn gọn các giai đoạn từ cây rêu mang túi bào tử đến cây rêu non?

Cây rêu mang túi bào tử, trong túi bào tử chứa các bào tử. Khi bào tử rơi xuông đất nảy mầm tạo thành nguyên tản, nguyên tản phát triển thành cây rêu con.

 

 

Bình luận (0)
Phạm Nguyễn Chung
24 tháng 2 2019 lúc 16:25

- Rêu mọc ở những nơi ẩm ướt

- Những nơi thường xuyên có ánh nắng mặt trời, khô, nóng rêu không phát triển được vì rêu chưa có rễ thật.

Quan sát H.38.2 SGK, hãy trình bày ngắn gọn các giai đoạn từ cây rêu mang túi bào tử đến cây rêu non

Các giai đoạn từ cây rêu mang túi bào tử đến cây rêu non:

+ Khi chín, các bào tử mở nắp, các bào tử rơi ra ngoài, gặp đất ẩm, nảy mầm, thành cây rêu non

Bình luận (0)
Bích Ngọc
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
1 tháng 5 2017 lúc 11:51

1.Vai trò của tảo trong thiên nhiên
- Tảo có khả năng quang hợp,hút CO2,thải O2 vào nước làm tăng lượng O2 trong nước.
- Tảo tạo ra một lượng hữu cơ rất lớn.
- Có khả năng tự làm sạch môi trường do tảo có khả năng hấp thu khuấy chất trong nước cung cấp O2 cho sinh vật hiếm khí hoạt động.

- Tảo là nguồn thức ăn cho các động vật nhỏ sống trong nước và là nguồn thức ăn của tôm cá,côn trùng…….
-Tảo đa số sống ở nước (ngọt và mặn).Sống trôi nổi ở trên mặt nước làm thành phần chủ yếu và nơi trú ngụ cho bọn sinh vật phù du.
2. Vai trò của tảo trong đời sống của con người
Nhiều tảo làm thức ăn cho con người
như:rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt…
Tảo chứa các chất hữu cơ,khoáng chất như iod, moliden, fluo, kali và nhiều vitamin…,nên có rất nhiều giá trị trong các lĩnh vực: làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng

a. Vai trò trog làm đẹp
- Vì tảo biển chứa nhiều nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể nên thường được sử dụng trong công nghệ chăm sóc da.Tảo phóng thích ra các hoạt chất có tác dụng rất tốt cho da: Dầu tắm, kem dưỡng mặt và toàn thân nhờ lượng Mg, Kali làm săn da, giảm hiện tượng sần da,da vỏ cam.
- Chiết suất làm thuốc đắp mặt nạ, kem ví dụ như tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm giúp chống mụn và gàu.
b.Vai trò trong dinh dưỡng:
làm thức ăn trực tiếp cho con người.

3. Vai trò của tảo trong nông nghiệp:
- Các nhà nông học từ lâu đã cho rằng nếu tận dụng tốt hệ tảo trong ao hồ sẽ nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng. Tảo đơn bào được đưa vào bón ruộng, đã nâng cao sản lượng cây có hạt trung bình 15%. Lượng đạm ở đất sau thời kỳ đất được tưới bón bằng tảo tăng từ 3 - 4 lần so với đối chứng.
- Nhiều loài gia cầm rất thích ăn tảo, trong đó phải kể tới tảo Chlorella. Động vật ăn tảo tăng trọng, tăng lượng trứng và tình trạng sức khỏe của chúng có tốt hơn.
- Tảo được sử dụng không chỉ để nâng cao mức sản xuất của các vực nước, tăng độ màu mỡ cho đất, mà còn để thu hoạch các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và y học.

Bình luận (0)