Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thùy dương
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
18 tháng 2 2018 lúc 19:38

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian: Phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn: Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng:
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
- Về tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh: chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả: cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
Chúc pạn hok tốt!!!

Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 20:48

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian: Phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn: Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng:
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
- Về tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh: chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả: cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
20 tháng 2 2018 lúc 21:07

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

vinh nguyễn
20 tháng 3 2018 lúc 19:35

- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885. Ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm (từ 1885 đến 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người... Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Vé quy mô : Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng (gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình) với lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...).
- Về thời gian tồn tại : khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu dài (trong 10 năm).
- Nehĩa quân Hươna Khê được đông đảo nhân dân ủng hộ (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào), bước đầu đã có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác nên đã lập được nhiều chiến công

thùy dương
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Diệp
14 tháng 5 2018 lúc 20:59

Xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh: ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, lên án gay gắt tội ác của thực dân Pháp, quan lại phong kiến sâu mọt, chủ trương cải cách đất nước. Sai lầm của Phan Chu Trinh là phán đối bạo dộng, dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến, chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương".

Do hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nên cuối cùng cũng bị thực dân Pháp dập tắt.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển

mạnh, nhiều tổ chức, đảng phái yêu nước xuất hiện như Tâm tâm xã (1923 - 1925), Hội Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926)...

Tổ chức chính trị tiêu biểu nhất cho khuynh hướng tư sản ở Việt Nam là Việt Nam Quốc dân Đảng. Tổ chức này chủ trương đánh đuổi đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nhưng chưa đưa ra được một đường lối chính trị cụ thể, rõ ràng, chưa xây dựng được một hệ thống tổ chức thống nhất. Do vậy, khi tiến hành khởi nghĩa cũng bị thực dân Pháp dìm trong máu lửa.

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc, nhưng cuối cùng đều thất bại. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái biểu hiện sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện sự khủng hoảng, bế tắc của con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX.

Sự thất bại của các khuynh hướng yêu nước đầu thế kỷ XX vì không có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn nhằm giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam; không tập hợp được lực lượng của toàn dân tộc; không có phương pháp tranh thích hợp và thiếu sự lãnh đạo của một đảng chính trị đủ mạnh.

Một yêu cầu cấp thiết đặt ra trước dân tộc Việt Nam là cần phải lựa chọn một con đường cứu nước, giải phóngdân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu của nhân dân Việt Nam.



Le Bảo Thy
Xem chi tiết
nguyen thi vang
27 tháng 2 2018 lúc 15:53

* Hành động của Tôn Thất Thuyết :

- Thẳng tay trừng trị những người thân Pháp

- Đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)

- Tích cực xây dựng lực lượng, khí giới

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885 -> tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ -> Thất bại

=> Cho thấy Tôn Thất Thuyết là người yêu nước, không để đất nước rơi vào tay quân địch một cách dễ dàng.

Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 20:45

* Hành động của Tôn Thất Thuyết :

- Thẳng tay trừng trị những người thân Pháp

- Đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)

- Tích cực xây dựng lực lượng, khí giới

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885 -> tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ -> Thất bại

=> Cho thấy Tôn Thất Thuyết là người yêu nước, không để đất nước rơi vào tay quân địch một cách dễ dàng.

Kieu Diem
29 tháng 1 2019 lúc 20:11

* Hành động của Tôn Thất Thuyết :

- Thẳng tay trừng trị những người thân Pháp

- Đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)

- Tích cực xây dựng lực lượng, khí giới

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885 -> tấn công đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ -> Thất bại

=> Cho thấy Tôn Thất Thuyết là người yêu nước, không để đất nước rơi vào tay quân địch một cách dễ dàng.

Le Bảo Thy
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
26 tháng 2 2018 lúc 20:55

Sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh
=>Điều này cần phải được rèn luyện , khi đó ta sẽ đánh thắng quân địch.

Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 20:48

Sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh
=>Điều này cần phải được rèn luyện , khi đó ta sẽ đánh thắng quân địch.

Kieu Diem
29 tháng 1 2019 lúc 12:47

sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh )
=>điều này cần phải được rèn luyện , khi đó ta sẽ đánh thắng quân địch

Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
8 tháng 3 2018 lúc 20:37

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (7/1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt - phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt - Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31/07/1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc - một ông vua có tư tưởng thân Pháp - và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, cầm đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên.

Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, ngày 27/06/1885, De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.

Ngày 02/07/1885, De Courcy đến Thuận An, lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.

Đêm 04/07/1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất (do Tôn Thất Lệ chỉ huy) có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp. Cánh thứ hai (do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy) sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá.

Biết trước âm mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. Đúng 1 giờ sáng ngày 05/07/1885,trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. Bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Lệnh phát hỏa vừa dứt, đồn Mang Cá bốc cháy, quân ta đột nhập đồn, lính Pháp rối loạn, vài sĩ quan bị thương, bị chết. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính địch bốc cháy dữ dội. De Courcy đối phó cầm chừng, chờ sáng. Trại Mang Cá, lợi dụng quân ta chuyển hướng tấn công sang sứ quán, địch kéo 3 đội quân vào chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành. Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 23/5 Âm lịch làm ngày giỗ chung.

Sáng mùng 5/7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quàng Trị). Tại đây, ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20/09/1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kì đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888)

- Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Sơn thất bại (1896).

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896

Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 20:47

Tại triều đình Huế, sau khi vua Tự Đức mất (7/1883) thì sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành 2 phe rõ rệt - phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu lấy sự tồn tại của đất nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, Tôn Thất Thuyết còn có liên hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp. Tôn Thất Thuyết quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng đồn lũy. Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm 2 đạo quân đặc biệt - Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân. Đây là đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.

Ngày 31/07/1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua Kiến Phúc - một ông vua có tư tưởng thân Pháp - và đưa Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế, cầm đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên.

Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, ngày 27/06/1885, De Courcy (tổng chỉ huy vừa được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.

Ngày 02/07/1885, De Courcy đến Thuận An, lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.

Đêm 04/07/1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất (do Tôn Thất Lệ chỉ huy) có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp. Cánh thứ hai (do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy) sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá. Biết trước âm mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. Đúng 1 giờ sáng ngày 05/07/1885,trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế. Bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Lệnh phát hỏa vừa dứt, đồn Mang Cá bốc cháy, quân ta đột nhập đồn, lính Pháp rối loạn, vài sĩ quan bị thương, bị chết. Đồng thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công, các trại lính địch bốc cháy dữ dội. De Courcy đối phó cầm chừng, chờ sáng. Trại Mang Cá, lợi dụng quân ta chuyển hướng tấn công sang sứ quán, địch kéo 3 đội quân vào chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, tàn sát dân chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành. Quân Pháp đã trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế đã lấy ngày 23/5 Âm lịch làm ngày giỗ chung. Sáng mùng 5/7, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quàng Trị). Tại đây, ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Tại đây, Hàm Nghi lại xuống chiếu Cần Vương lần hai ngày 20/09/1885.

Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.

Mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương, thực tế đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân ta. Trong thời kì này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kì đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 7 năm 1885 và phát triển qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888)

- Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Sơn thất bại (1896).

Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896

Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 21:20

Câu 1 : + Ý đồ sang nhật cầu viện để giành lại độc lập là sai lầm, ấu trĩ vì Nhật Bản về bản chất vẫn là một nước đế quốc như đế quốc pháp, sẽ không bao giờ giúp đỡ các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

+ Hồ Chí Minh đã nhận xét dựa vào Nhật mà đánh Pháp thì chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau".

Phạm Thị Mỹ Duyên
4 tháng 4 2018 lúc 20:09

Câu 1 : + Ý đồ sang nhật cầu viện để giành lại độc lập là sai lầm, ấu trĩ vì Nhật Bản về bản chất vẫn là một nước đế quốc như đế quốc pháp, sẽ không bao giờ giúp đỡ các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

+ Hồ Chí Minh đã nhận xét dựa vào Nhật mà đánh Pháp thì chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau".

Thao Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 1 2019 lúc 19:56

2)Nét chính của phong trào Đông Du:

Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập. Đầu năm 1905, Phan Phội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật Bản chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Tiếp đó, Hội Duy Tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du. Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động rất thuận lợi, số học sinh sang Nhật Bản có lúc lên tới 200 người. Đến đầu tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật. Pháp cho Nhật vào buôn bán ở Việt Nam, còn Nhật không cho các nhà yêu nước Việt Nam trú ngụ, nên nhà cầm quyền Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Đến đây, Phan Bội Châu rút ra bài học: “Đã là phường đế quốc dù da trắng hay da vàng thì chúng đều là một lũ cướp nước như nhau”.

-> Phong trào Đông Du tan rã, Hội Duy Tân ngừng hoạt động.

3)GẶP THỜI THẾ , THẾ THỜI PHẢI THẾ. Điều cụ Phan-Bội-Châu làm cũng không có gì sai lầm vào thời điễm này...và thật tế chứng minh là nếu thành công thì cụ Phan đã đưa dân tộc Việt Nam mình sang một bước rẽ mới...

Thao Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Lợi
27 tháng 4 2018 lúc 22:08

câu 1:

- chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai lầm

-xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mạnh mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính ( dựa vào nhật để đánh pháp, trong khi đó nhật pháp đều là đế quốc, điều đó thể hiện sự ấu trĩ, sai lầm)

câu 2:

đông kinh nghĩa thục là một tổ chức CM, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương

đông kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và ý chí tiến thủ cho quần chúng, truyền bá một nền tư tương, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào đông du, duy tân

đông kinh nghĩa thục chống nền GD cũ, cổ vũ cái mới ( học chữ quốc ngữ), đả phá và lên án phong tục, tập quán lạc hậu

đông kinh thục tố cáo tội ác, thức tỉnh đông bào

Thao Nguyen
Xem chi tiết