Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần thị hà thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
18 tháng 4 2018 lúc 17:54

Tháng 8-1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu về Trung Quốc, rồi sang Thái Lan nương náu chờ thời.

Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc nổ ra, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành hàng loạt chính sách dân chủ tiến bộ. Phan Bộ Châu từ Thái Lan quay trở lại Trung Quốc.

Tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), ông tập hợp những người cùng chí hướng còn ở nước ngoài và một số mới từ trong nước sang (khoảng hơn 100 người), tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội. Hội khẳng định tôn chỉ duy nhất là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền An be Xa-rô và những tay sai đắc lực của chúng. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, nhiều người bị bắt và bị giết. Ngày 24-12-1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày khó khăn.

bui duc khanh
Xem chi tiết
Ngọc lan
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc diễm
Xem chi tiết
Phan Tuyen
Xem chi tiết
nguyen thi phuong nga
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 10:55

13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 
Trên danh nghĩa, đây là một phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dựa trên ý thức hệ phong kiến, mang bản chất dân tộc cao. Tức là nó bùng nổ và phát triển nhằm mục đích "phò vua, giúp nước". 
Nhưng thực ra đó chỉ là một cái cớ, trên thực tế, nhân dân ta là một dân tộc có lòng nồng nàn yêu nước, trước vận nước đang lâm nguy và trước tình cảnh lầm than của đồng bào ta, các văn thân, sĩ phu yêu nước đã đứng lên lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc dưới ngọn cờ Cần Vương. 
Sau năm 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đày sang An-giê-ri, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, những người khởi xướng phong trào Cần Vương ấy đều không còn tiếp tục lãnh đạo phong trào nữa, nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của những văn thân, sĩ phu yêu nước khác, họ có lòng yêu nước, thương dân, có tư tưởng tiến bộ như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân....Họ đã chiến đầu không vì một cá nhân, một triều đình, một thế lực phong kiến nào, mà xuất phát từ tâm nguyện muốn giành lại tư do dân chủ cho nước nhà. nhờ vậy mà phong trào Cần Vương vẫn được duy trì, mặc dù đã chuyển trọng tâm địa bàn lên vùng trung du, núi cao. Phong trào Cần Vương đã trở thành phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất cuối thế kỷ XIX.

nguyen thi phuong nga
1 tháng 5 2016 lúc 10:45

rút

 

Nguyễn Ngọc Minh Tuyền
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
4 tháng 5 2016 lúc 11:23

- Giống nhau : Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Khác nhau :

Bài 30 : Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Anh Tina
Xem chi tiết
Takishima Hotaru
7 tháng 3 2017 lúc 19:49

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

Nguyễn Hà Mi
Xem chi tiết
Pham Anh Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
9 tháng 5 2017 lúc 19:31

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

Mơ Mộng
14 tháng 5 2017 lúc 19:47

Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành(1) nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Nǎm sao, rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi , châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường Cứu nước.

Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. ở đây anh được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thếgiới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.

Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

Đỗ Quốc Tiến
5 tháng 4 2018 lúc 20:52

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.