Bài 30. Di truyền học với con người

Võ Hà Kiều My
Xem chi tiết
Thư Nguyễn
18 tháng 2 2017 lúc 12:34

a/

cặp sinh đôi trên có người biểu hiện bệnh, có người bình thường, vậy kiểu gen của họ khác nhau => đây là trường hợp sinh đôi khác trứng

b/ Bài 30. Di truyền học với con người c/

theo sơ đồ thứ hai trên cặp sinh đôi khác trứng đều có thể cùng mắc bệnh, mặt khác cặp sinh đôi khác trứng có thể có cùng kiểu gen nên có thể cùng biểu hiện bệnh. do đó nếu cặp sinh đôi trên cùng mắc bệnh ta không thể suy ra họ là sinh đôi cùng trứng.

d/Nếu cặp sinh đôi trên cùng giới tính, cùng không mắc bệnh, muốn nhận biết hol là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng thì ta phải dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh kết hợp nghiên cứu cung một lúc một số tính trạng khác nữa:

-nếu nhận thấy chúng có cùng nhóm máu , chiều cao, dạng tóc, màu mắt giống nhau, dễ mắc một loại bệnh nào đó thì là cặp sinh đôi cùng trứng.

-nếu chúng có nhóm máu khác nhau, màu tóc màu mắt khác nhau, chiều cao và thể trạng biến đổi nhiều theo với điều kiện nuôi dưỡng đồng nhất thì là cặp sinh đôi khác trứng

Bình luận (0)
tonghoaithu
18 tháng 2 2017 lúc 12:54

Giống Thư Nguyễn nha bạn !leuleu

Bình luận (2)
Phan Tuấn
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
20 tháng 12 2016 lúc 12:38

1) Cơ sở khoa học của quy định: Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng:

+ Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chông là có cơ sở khoa học và hoàn toàn phù hợp.

 

2) Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau vì:

+ Hôn nhân giữa những người cùng huyết thống gọi là hôn phối gần. Điều này theo luạt hôn nhân gia đình bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện lâu ở trạng thái dị hợp (Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp với nhau tạo thể đồng hợp lặn (aa) biểu hiện kiểu hình gây hại và là nguyên nhân gây suy thoái nòi giống.

+ Ví dụ minh họa: P: Aa (tính trội) x Aa (tính trội) (tính xấu)

Bình luận (2)
Phương Thảo
19 tháng 12 2016 lúc 23:06

lên mạng tra

Bình luận (8)
Kool Kool Tùng
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
30 tháng 12 2016 lúc 21:42

Bạn tham khảo nhé!!!!

- Theo các nhà khoa học thì chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, suy thoái môi trường, xét cho cùng, đều bắt nguồn từ tăng dân số. Thật vậy, dân số tăng dễ dẫn đến khai thác tài nguyên cạn kiệt.. Dân số đông, khó phát triển dân trí và kinh tế, đời sống đói nghèo, lạc hậu.

- Khi sinh từ 1 - 2 con dễ nuôi dưỡng, dạy bảo trong suốt quá trình học tập, phát triển thể chất và tinh thần.

Bình luận (0)
lan
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
12 tháng 12 2016 lúc 22:25

- kết hôn cận huyết trong vòng 4 đời được gọi là hôn phối gần
- những người có quan hệ huyết thống thường có kiểu gen dị hợp nên khi kết hôn và sinh con sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp lại tạo tổ hợp gen lặn xuất hiện tính trạng xấu ở đời con
do đó không nên kết hôn giữa những người có cùng huyết thống trong vòng 4 đời là có cơ sở khoa học

Bình luận (0)
Aki Miya
14 tháng 12 2016 lúc 22:22

Cơ sở khoa học của điều luật quy định: những người có quan hệ huyết thống trong vòng bốn đời không được lấy nhau là: tỉ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh tăng lên rõ rệt ở những cặp kết hôn họ hàng, tác hại này dẫn đến suy thoái nòi giống.

 

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
11 tháng 2 2017 lúc 14:34

Bạn tham khảo nhé!!!!!

+ Hôn nhân giữa những người cùng huyết thống gọi là hôn phối gần. Điều này theo luạt hôn nhân gia đình bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện lâu ở trạng thái dị hợp (Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp với nhau tạo thể đồng hợp lặn (aa) biểu hiện kiểu hình gây hại và là nguyên nhân gây suy thoái nòi giống.

+ Ví dụ minh họa: P: Aa (tính trội) x Aa (tính trội) => \(\frac{1}{4}\)aa(tính xấu)

Bình luận (0)