Bài 27 : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

GM Huykid
Xem chi tiết
Trang Hoàng Huyền
2 tháng 5 2017 lúc 10:59

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:

Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với 2 ban văn, võ.

(Chúc bạn học tốt nha!!!banhqua)

Bình luận (0)
Nguyen Thi Thu Hoa
3 tháng 5 2017 lúc 20:42

sau khi giành độc lập, Lý Bí đã làm gì ?

Sau khi dành độc lập, Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức ( Đức Trời ), đóng đô ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội ).

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa như thế nào ?

Đặt tên nước là Vạn Xuân vì Lý Nam Đế hy vọng đất nước hòa bình, độc lập lâu dài ( đất nước với hàng vạn mùa xuân ).

Bình luận (0)
Trang Hoàng Huyền
2 tháng 5 2017 lúc 11:02

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện ước muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn, tồn tại qua hàng nghìn mùa xuân>

Bình luận (0)
lương thị thu vân
Xem chi tiết
trần thị hồng nhung
21 tháng 5 2016 lúc 19:24

CHỦ ĐỘNG:

- Biết được quân Hán theo đường thủy bộ vào nước ta, Ngô Quyền chủ động bàn với các tướng về cách đánh giặc và bố trí hậu địa mai phục

SÁNG TẠO, ĐỘC ĐÁO:

-Chọn địa hình hiểm trở, hiểm yếu, nơi thủy chiều lên xuống mạnh

- Bố trí hậu địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

- Kế hoạch đánh địch linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn quân thủy và quân bộ.

Làm bài tốt nhé bnhihi

 

Bình luận (0)
Quốc Đạt
21 tháng 5 2016 lúc 7:04

Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng :

Ngô Quyền bàn với các tướng sĩ rằng: "Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi . Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt, tất phá được ! Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua cũng chưa biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu và bịt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước triều lên tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự khôngkế gì hay hơn kế ấy cả".

Bình luận (0)
GM Huykid
Xem chi tiết
Thu Thủy
5 tháng 5 2017 lúc 21:06

GM Huykid

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :

‐ Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.

‐ Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt ﴾thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...﴿.

‐ Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Về kế sách :

‐ Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...

‐ Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Bình luận (0)
Lê Tuấn Thảo
Xem chi tiết
Nhật Linh
5 tháng 5 2017 lúc 18:31

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Bình luận (0)
Thiện Đinh Văn
30 tháng 4 2019 lúc 13:05

cam coc

Bình luận (0)
Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
23 tháng 5 2016 lúc 20:45

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Bình luận (0)
Love Học 24
23 tháng 5 2016 lúc 20:44

Diễn biến :

 

-  Cuối năm 938,  quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-  Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

-  Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo bị chết.

-  Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.

Bình luận (0)
Ngan Kim
Xem chi tiết
Phạm Thị Minh Trang
5 tháng 5 2017 lúc 7:10

Quân Nam hán xâm lược nước ta lần thứ 2 vì :

+ Chúng vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta

+ Cay cú với thất bại trong lần đánh thứ nhất

+ Nhân cớ việc cầu cứu của Kiều Công Tiễn , quân Nam hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai

Bình luận (0)
lylalalo
5 tháng 5 2017 lúc 7:59

Quân Nam Hán xawaamm lược nước ta lần thứ 2 vì:

+ Chúng luôn nhiều lần lâm le muốn chiếm đoạt nước ta nhưng vì chưa có thời cơ

+Trận đánh lần thứ nhất bị thất bại nặng nề tôn thất không ít.

+Lợi dung thời cơ việc Kiều công Tiễn sang cầu cứu hắn, quân Nam Hán khoái chí sang xâm lược nước ta.

Cũng có giống với câu trả lời bên dưới nhưng vẫn ok có gì ấn đúng cho hai tụi mình nha.lolang

Bình luận (0)
văn nguyên
16 tháng 5 2017 lúc 9:54

*Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai vì :

-Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức tiết độ sứ, được tin Ngô Quyền kiền kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn và bảo vệ nền tự chủ

-Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán

-Năm 938 Nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần 2

Bình luận (0)
Sly Chút Gabi
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Tùng Lâm
4 tháng 5 2017 lúc 12:45

Hoàn cảnh:

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Há

-> Vua Nam Hán nhân cớ đó cho quân sang xâm lược nước ta.

Diễn biến:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền xâm lược của Lưu Hoàng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta.

- Ngô Quyền cử toán thuyền nhẹ ra nhử địch vào trận địa mai phục tiến sâu vào bãi cọc lúc thủy triều đang lên.

- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn.

- Quân Nam Hán bị thua to, Hoằng Tháo bị giết tạo trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

- Nhờ sự chỉ huy tài tình, sáng suốt của Ngô Quyền, đặc biệt trong việc sử dụng nghệ thuật thủy chiến

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

- Đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của quân Nam Hán.

- Trận chiến Bạch Đằng năm 938 thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định lòng yêu nước mạnh mẽ, ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.

Bình luận (2)
anh nguyet
24 tháng 4 2019 lúc 20:04

- cuối năm 938 đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta, lúc này nước triều dâng cao, quân ta ra đánh, nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng.

- khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn bộ lực lượng tấn công, quân Nam Hán rút chạy, thì xô vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trần Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Ý nghĩa: chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền Độc Lập lâu dài của tổ quốc.

Bình luận (0)
Hồ Nguyễn Kiều Trinh
17 tháng 5 2019 lúc 21:21

- Hoàn cảnh mk ko biết

- Diễn biến: Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào của biển nước ta. Ngô Quyền đã cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào của sông Bạch Đằng lúc thủy triều đang dâng lên. Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự ko nổi phải rút chạy ra biển. Đúng lúc thủy triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. Lưu Hoằng Tháo vị thiệt mạng tại trận.

- Nguyên nhân thắng lợi: + Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

- Ý nghĩa: Ý đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp. Mở ra một thời kì độc lập, lâu dài cho tổ quốc. Chấm dứt hẳn thời kì bị phong kiến Trung Quốc đô hộ.

Tick cho mk nha

Bình luận (0)
Khởi My
Xem chi tiết
Khởi My
26 tháng 4 2016 lúc 8:12

help me

ai nhanh minh tick

 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
26 tháng 4 2016 lúc 10:15

Bạn cx định hỏi câu này nhưng bây hỏi rồi thui có lẽ đáp án là:

1.  NGÔ QUYỀN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐÁNH QUÂN NAM HÁN NHƯ THẾ NÀO?

-  Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều công Tiễn giết, Ngơ Quyền kéo quân ra Bắc trị tội  Kiều Công Tiễn.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lấn thứ hai.

-  Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị chống xâm lược: xây dựng trận địa cọc ngầm ở lòng sông Bạch Đằng, gần cửa biển và cho quân mai phục hai bên bờ.

2. CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938.

-  Cuối năm 938,  quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-  Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

-  Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo bị chết.

-  Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.

Bình luận (1)
ncjocsnoev
26 tháng 4 2016 lúc 13:25

- Ngô Quyền chuẩn bị :

+Ngô quyền vào thành Đại La ( Tống Bình ) bắt giết Kiều Công Tiễn , khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược

+Chọn cửa sông Bạch Đằng làm căn cứ trận địa cọc ngầm

+Ngô Quyền dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng

+Lợi dung địa thế và sự chênh lệch của thủy triều xây dựng trận địa cọc ngầm , có quân mai phục ở hai bên bờ

-Cách đánh của Ngô Quyền rất thông minh , chủ động và độc đáo

+Thông minh : Sự dụng sự chênh lệch của thủy triều để xây dựng trận địa cọc ngầm

+Chủ động : đón đánh quân xâm lược

+Độc đáo : Bố trí trận dịa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

Bình luận (0)
Nhật Linh
3 tháng 5 2017 lúc 10:43

Em thích nhân vật Ngô Quyền vì :

Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Bình luận (0)
võ thị Kim Si
Xem chi tiết
Đoàn Thị Linh Chi
8 tháng 5 2016 lúc 10:35

Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón quân Nam Hán

 

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Hoài Mi
8 tháng 5 2016 lúc 12:06

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ để đoạt chức, được tin Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.

- Năm 938, nhà Nam Hán kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2.

- Ngô Quyền vào thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn, rồi sau đó về chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phương Mi
8 tháng 5 2016 lúc 12:08

 

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ để đoạt chức, được tin Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.

- Năm 938, nhà Nam Hán kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ 2.

- Ngô Quyền vào thành Đại La giết chết Kiều Công Tiễn, rồi sau đó về chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng.

Bình luận (0)