Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Hiiiii~
6 tháng 4 2017 lúc 21:18

Câu 1:

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt Nguyễn Ánh.

Câu 2:

Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.

Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung - là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị vua giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của vua Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn...

Đại Việt là một nước nhỏ giáp với những nước láng giềng quy mô, trình độ phát triển khác nhau, từ đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành trướng đến những nước nhỏ nhưng cũng có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lý chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối đối ngoại thích hợp được thực tế kiểm chứng để tồn tại và phát triển.

Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.

Câu 3:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.

Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.

Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.

Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.

Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.

Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.

Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

Chúc bạn học tốt!ok


Võ Dương
Xem chi tiết
Quách Khả Ái
7 tháng 4 2017 lúc 12:43

lộn môn rồi bạn ơi !

Huỳnh Lê Như Ngọc
7 tháng 4 2017 lúc 16:39

cái này mà là môn lịch sử á batngo

Buithihavi
13 tháng 4 2018 lúc 20:48

N M P

Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Dương
12 tháng 4 2017 lúc 22:19

12-1788: Nguyễn Huệ lên ngôi đặt niên hiệu là Quang Trung; tiến quân ra Bắc; vừa đi vừa mộ quân; duyệt binh lớn tại Nghệ An

Sau đó mở tiệc khao quân và hẹn ngày 7-1 (âm lịch) gặp nhau ở Thăng Long

Chia làm 5 đạo quân đồng loạt tiến về các đồn của địch(từ 30 tết năm kỉ dậu- 1789)

Nhanh chóng tiêu diệt các đồn địch

Tướng Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử

Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy

Quân giặc rút lui

Quân ta đại thắng

Zye Đặng
8 tháng 4 2017 lúc 14:55

Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long, đêm 30 tết, ta vượt sông Gián Khẩu, bất ngờ tiêu diệt đồn điền tiêu.

Đêm mùng 3 tết, bao vây tấn công Hà Hồi

Sáng mùng 5 tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, Đống Đa thắng lợi

Khởi My
Xem chi tiết
Đậu Hà Phước
11 tháng 3 2018 lúc 20:07

1.Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt.

Chúc bạn học tốt!haha

Park Chanyeol
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Dương
10 tháng 4 2017 lúc 22:21

Trong 17 năm chiến đấu liên tục, phong trào Tây Sơn đã làm được những việc sau:

Lật đổ 3 tập đoàn phong kiến: Nguyễn, Trịnh, Lê

Đánh đuổi 2 giặc ngoại xâm: Xiêm, Thanh

Chấm dứt chia cắt đất nước, bảo vệ lãnh thổ

Các bn nhớ tặng mk 1 tick nhéok

Trần Quang Vũ
Xem chi tiết
Thành Niệm
Xem chi tiết
duyên
Xem chi tiết
Khưu Thị Bích Ngọc
8 tháng 5 2017 lúc 9:10

Chủ trương của Quang Trung:

-Quân đội:

+ Thi hành chế độ Quân dịch.

+ Quân đội gồm có: Bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, có thuyền chiến lớn.

-Ngoại giao:

Thi hành chính sách mềm dẻo đối với nhà Thanh nhưng cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia.

nhok hanahmoon
14 tháng 4 2017 lúc 21:44

- Chủ trương của Quang Trung:

+ Về quân sự: Củng cố quân đội, cho xây dựng những chiến thuyền lớn.

+ Về ngoại giao: Quan hệ mềm dẻo nhưng kiên quyết với nhà Thanh.

- Lên kế hoạch tiêu diệt Nguyễn Ánh.

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
le tran nhat linh
13 tháng 4 2017 lúc 19:07

Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt.

Chúc bn học tốtok

Ducanhdeptraibodoi
18 tháng 4 2019 lúc 14:00

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

Dương nguyễn hà ly
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
13 tháng 4 2017 lúc 10:13

Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.

Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1789)

Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã, các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương thực của cải trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ thuế được tuyến bố bãi bỏ, nhữung người bị giam cầm trong nhà ngục được giải phóng. Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới đã sớm tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía nam, liên tục các năm 1776, 1777, 1778, 1782, 1785, 5 lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định. Cả 5 lần quân Nguyễn đều thất bại, lực lượng bị tan rã phải chạy trốn ra các hải đảo sang sống lưu vong bên đất Xiêm. Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ. Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.

Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.

Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hoá và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1.000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Chúc bn hx tốt!