mục đích của hiến pháp 2013
mục đích của hiến pháp 2013
Việc ban hành Hiến pháp năm 2013 là thật sự cần thiết để bảm đảm đổi mới đồng bộ về cả kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
(Trích - MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (HIẾN PHÁP NĂM 2013): PHẦN I - KHÁI QUÁT VỀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM)
Mục đích ra đời | Nội dung cơ bản | Những điểm mới về nội dung |
Mục đích ra đời | Nội dung cơ bản | Những điểm mới về nội dung |
Để thể chế hóa những đường lối , chính sách lớn của Đảng ; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới ; xứng tầm một bản Hiến pháp mang tính ổn định, lâu dài. | Hiến pháp mới rất căn bản , sâu sắc , khẳng định con đường chúng ta đi theo là đúng , được nâng lên tầm cao hơn, tạo điều kiện cho bước phát triển mới của đất nước. |
- Đưa chương Quyền con người , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V ( Hiến pháp năm 1992) lên chương II ( Hiến pháp năm 2013) thể hiện nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước. - Gom các nội dung kinh tế , xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường thành một chương. - Thay đổi tên chương " Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân " thành chương " Chính quyền địa phương". - Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia , Kiểm toán Nhà nước. |
Chủ thể thông qua Hiến Pháp | Nội dung của Hiến Pháp | Phạm vi và mức độ điều chỉnh của Hiến Pháp | Hiệu lực pháp lí của Hiến Pháp |
Chủ thể thông qua hiến pháp | Nội dung của Hiến pháp | Phạm vi và mức độ điều chỉnh của Hiến pháp | Hiệu lực pháp lí của Hiến pháp |
Quốc hội | Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng , phát triển đất nước. | Bản chất nhà nước ; chế độ chính trị ; chế độ kinh tế , xã hội , văn hóa . giáo dục , khoa học , công nghệ và môi trường ; quyền con người , quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; tổ chức bộ máy nhà nước. | Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. |
tại sao nói nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, và vì dân ?
1.Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân chúng ta phải tuân theo pháp luật và buộc phải: “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”
Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đánh dấu một cột mốc quan trọng về trình độ văn minh mà xã hội đã đạt được trên tiến trình dân chủ hóa xã hội. Tiến trình đó hướng tới mục tiêu cao cả, và cũng là điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ”
Trong xã hội nếu mọi công dân đều thực hiện đúng pháp luật thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.
Chúng ta đều hiểu pháp luật với tư cách là các yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật.
Các bản hiến pháp | Hoàn cảnh ra đời | Số chương, điều |
Các văn bản Hiến pháp | Hoàn cảnh ra đời | Số chương, điều |
Hiến pháp năm 1946 | Sau năm 1945 , ngày 9-11-1946 , Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước VN Dân chủ Cộng hòa -Hiến pháp năm 1946 | 7 chương , 70 điều |
Hiến pháp năm 1959 | Năm 1959 , nhiều sự kiện chính trị quan trọng làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước đòi hỏi cần thay đổi hiến pháp năm 1946. | 112 điều, 10 chương |
Hiến pháp năm 1980 | Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đòi hỏi cần thay đổi hiến pháp mới để phù hợp với tình hình mới của đất nước | 147 điều, 12 chương |
Hiến pháp năm 1992 | Sau một thời gian áp dụng , Hiến pháp năm 1980 đã tỉ ra không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nên ngày 15-4-1992 kì họp đã thông qua Hiến pháp năm 1992 | 147 điều , 12 chương |
Hiến pháp năm 2013 | Cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu sửa đổi , bổ sung Hiến pháp năm 1992 . Ngày 28-11-2013 , tại kì họp đã thông quá Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - Hiến pháp năm 2013 | 11 chương, 120 điều |
Hãy nêu một số Hiến pháp, pháp luật và vi phạm Hiến pháp pháp luật vào bảng sau:
Hành vi thực hiện đúng | Hành vi vi phạm |
Hành vi thực hiện đúng | Hành vi vi phạm |
trẻ em có quyến đc khai sinh và có quốc tịch | Không cho trè đc đi học |
Các thành viên trong gđ luôn tôn trọng nhau | luôn phân biệt đối xử giữa các con |
Có ý kiến cho rằng trong quá khứ Việt Nam luôn bị Trung Quốc xâm lược luôn phải cống nạp cho Trung Quốc lúc nào Trung Quốc với Việt Nam có chiến tranh thì Việt Nam sẽ có chiến tranh với Việt Nam hòa bình thì mới được vào vòng trong trường hợp này bằng những kiến thức đã có mặt đã học tập về kiến thức về quá trình truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên
- Từ khi Bác Hồ tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1945 đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản hiến pháp
- Vì sao cần có sự thay đổi hiến pháp như vậy ?
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là một việc làm hết sức bình thường, không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Bởi lẽ, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp là văn bản luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất – luật cơ bản của Nhà nước – làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, một chế độ xã hội nên khi thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi, đòi hỏi phải tạo ra một thể chế mới hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản của Hiến pháp hiện hành hoặc nhằm cải cách căn bản, toàn diện đất nước hoặc thay đổi bản chất Hiến pháp cũ để phúc đáp yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước và nhu cầu của đông đảo nhân dân, các nước đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Có 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013
- Thay đổi để phù hợp với tình hình đất nước
Việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp là một việc làm hết sức bình thường, không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Bởi lẽ, xuất phát từ vị trí của Hiến pháp là văn bản luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất – luật cơ bản của Nhà nước – làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, một chế độ xã hội nên khi thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi, đòi hỏi phải tạo ra một thể chế mới hoặc để ban hành luật vượt ra ngoài giới hạn điều khoản của Hiến pháp hiện hành hoặc nhằm cải cách căn bản, toàn diện đất nước hoặc thay đổi bản chất Hiến pháp cũ để phúc đáp yêu cầu phát triển của thực tiễn đất nước và nhu cầu của đông đảo nhân dân, các nước đều phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Hiến pháp để tạo cơ sở hiến định cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Đến nay, đất nước ta đã có nhiều đổi mới, trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, to lớn và phức tạp, thực tiễn cách mạng trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu cần thiết để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
2. Mối liên hệ giữa hiến pháp bà các văn bản pháp luật khác
- Trước khi ban hành, các luật và văn bản pháp luật khác phải căn cứ vào đâu ?
- Giữa hiến pháp và các văn bản pháp luật có mối liên hệ gì với nhau ?
- Em có nhận xét gì về vai trò, vị trí của hiến pháp ?
- Trước khi ban hành , các luật và văn bản pháp luật khác phải căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mối quan hệ giữa hiến pháp và các văn bản pháp luật là:
Từ Hiếp pháp mới ban hành được các văn bản và các luật khác.
- Nhận xét về vai trò, vị trí của Hiến pháp là:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mục đích ra đời | Nội dung cơ bản | Những điều mới về nội dung |