Bài 2: Liêm khiết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Kim
Xem chi tiết
Trang
14 tháng 9 2017 lúc 16:15

Người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Trần Kim Chi
19 tháng 9 2017 lúc 9:53

sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt dẹp hơn(câu 2/ghi nhớ)

HH SS
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
15 tháng 9 2017 lúc 22:39

Em có nhận xét gì các hành vi sau:

a, Chú cảnh sát giao thông không nhận tiền của người vi phạm Luật Giao thông.

-> Em thấy chú cảnh sát giao thông rất tôn trọng lẽ phải, không vì vật chất (tiền) mà đánh mất đức tính con người.

b, Hùng hay tặng quà cho lớp trưởng để mong bạn sẽ không ghi sổ mỗi khi Hùng đi học muộn.

-> Em thấy Hùng là một người không thật thà nhận khuyết điểm của bản thân và làm xấu đi đức tính con người học sinh.

c, Mai nhặt đc tiền của Nam bị rơi và đã đem trả lại.

-> Em thấy Mai là một người rất thật thà vì bạn đã nhặt được của rơi trả lại người mất nên em đánh giá cao đức tính của bạn.

Vũ Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo My My
5 tháng 9 2017 lúc 16:20

1, Tình huống này ta cần xử lí hai trường hợp như sau:

- Về phía mẹ: mẹ là người ta luôn yêu thương kính trọng nhất trên đời, mẹ ốm mà không có tiền mua thuốc thì quả thật người con nào cũng đau lòng. Vậy nên ta cần kiếm thêm một khoản tiền để giúp mẹ mua thuốc.

- Còn về phía người bạn cùng lớp: bạn có ý tốt, tạo điều kiện cho ta có tiền mua thuốc cho mẹ, nhưng điều kiện của bạn là làm giúp bài tập để bạn trả công bằng tiền. Ngẫm kĩ, ta thấy việc làm bài tập giúp bạn để được tiền thật không liêm khiết, trong sạch chút nào.

=> Vậy nên, ở tình huống này, ta muốn là một người liêm khiết thì cần từ chối ngay yêu cầu của bạn. Còn mẹ thì ta nên vay tiền hàng xóm, cô bác để mua thuốc cho mẹ.

2, Trường hợp này cũng có hai trường hợp nhỏ khác xảy ra:

- TH1: Nếu là tiền của mình thì mình nhận.

- TH2: Nếu không phải tiền của mình thì gửi lên ban giám hiệu nhà trường hoặc giáo viện chủ nhiệm để tìm ra bạn nào đó trong trường mất tiền để trả lại.

3, Khi làm bất cứ một việc gì thì mình cũng sẽ nghĩ tới người bạn thân hơn là người bạn bình thường. Nhưng ở trường hợp này cần cân nhắc thật kĩ, bởi nếu ta nói giúp cho Hương thì chẳng khác nào ta tự nhận rằng mình sống không trong sạch, liêm khiết.

=> Vì vậy, ta nên thẳng thắn từ chối yêu cầu của bạn, không thể vì chức lớp phó mà bạn lại mất đi lòng tự tôn của bản thân mình được

thành lê công
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 9 2017 lúc 19:51

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

Vũ Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Nhã Yến
3 tháng 9 2017 lúc 17:08

1.Mặc dù rất cần tiền để mua thuốc cho mẹ, nhưng e sẽ ko làm như vậy. Vì sẽ tiếp tay làm cho bạn mình lơ là cũng như ko nắm vững kiến thức học. Quan trọng là sẽ làm mất đi phẩm chất, lòng tự trọng ,đức tính liêm khiết của chính bản thân.

2.Em sẽ đem tiền đó đưa cho thầy cô giáo, nhờ thầy cô thông báo cho các bạn học sinh để trả lại cho bạn bị đánh rơi.

3.Nếu Hương có những biểu hiện tốt thì e sẽ đánh giá tốt.

la thị ngọc hân
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 8 2017 lúc 18:41

a) Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

b) Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào... Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

c)

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.

Thảo Phương
27 tháng 8 2017 lúc 9:48

a) Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên ?

Trả lời

Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ là những tấm gương đáng để cho chúng ta học tập, noi theo và kính phục.

b) Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ?

Trả lời

Cách xử sự của ba người có điểm chung đó là: họ sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không dòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào... Vì thế, người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

c) Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đc có còn phù hợp nữa không ? Vì sao ?

Trả lời

Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Bởi lẽ, điều đó:

+ Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

+ Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.



Hồng Anh
Xem chi tiết
vothixuanmai
8 tháng 1 2017 lúc 18:47

không nhận quà hối lộ từ người khác
- nhặt được của rơi trả lại người mất
- học sinh không quay bài giờ kiểm tra
- không trộm cắp
- làm việc hết sức bằng tài năng và sức lực, không dựa dẫm người khác

Thanh Đoàn
Xem chi tiết
_silverlining
14 tháng 12 2016 lúc 18:23

Đồng nghĩa:

+ Không tham quan, vụ lợi

+ Không vì lợi ích của bản thân mà làm hại đến nhiều người khác.

Trái nghĩa:

+ Bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình.

+Ăn hối lộ.

Chúc bn hc tốt!leuleu

lê thị tường vy
Xem chi tiết
Trần Văn Thái
3 tháng 1 2017 lúc 20:23

theo em thì thời đại hiện nay học tập tính liêm khiết rất quan trọng đối với con người chúng ta :

- Học tập tính liêm khiết giúp chúng ta có tính tự giác học tập hơn

- Giúp chúng ta biết trình độ học của mình đến đâu để cố gắng hơn

Khánh Hà
30 tháng 1 2017 lúc 20:43

Vệc học tập tính liêm khiết có ý nghĩa là :

- Với cá nhân :

+ Đây là phẩm chất góp phần nâng cao nhân cách phẩm giá con người

+ Người liêm khiết sẽ được người khác tôn trọng , sẵn sàng giúp đỡ

+ Người liêm khiết sẽ thanh thản tâm hồn dễ đạt được niềm hạnh phúc thực sự

- Với xã hội :

+ Góp phần xây dựng xã hội công bằng , tốt đẹp hơn

+ Góp phần đẩy lùi hiện tượng lối sống thực dụng , đẩy lùi theo đồng tiền .

Đặng Xuân Chí
Xem chi tiết
Trương Thị Hà Vy
16 tháng 12 2018 lúc 20:05

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

Duyên Kuti
17 tháng 9 2017 lúc 4:24

-"Cần" tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

-"Kiệm" tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.

-"Liêm" tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân. Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.

-"Chính, nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

-"Chí công vô tư" là khi làm bất cứ việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nghĩ mình nên đi sau; lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Như vậy, thực chất của "chí công vô tư" ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm của mỗi người đối với công việc được giao. "Chí công vô tư" còn là ham làm những gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý.

Phan Quốc Tùng
16 tháng 12 2018 lúc 20:05

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ