Bài 2: Liêm khiết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Xuân Chí

em hiểu thế nào về cần kiệm liêm chính chí công vô tư

Trương Thị Hà Vy
16 tháng 12 2018 lúc 20:05

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ

Duyên Kuti
17 tháng 9 2017 lúc 4:24

-"Cần" tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

-"Kiệm" tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.

-"Liêm" tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân. Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.

-"Chính, nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

-"Chí công vô tư" là khi làm bất cứ việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nghĩ mình nên đi sau; lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Như vậy, thực chất của "chí công vô tư" ở đây chính là thể hiện mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm của mỗi người đối với công việc được giao. "Chí công vô tư" còn là ham làm những gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý.

Phan Quốc Tùng
16 tháng 12 2018 lúc 20:05

CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ


Các câu hỏi tương tự
lê thị tường vy
Xem chi tiết
Lam Ngo
Xem chi tiết
trieunam hai
Xem chi tiết
Sushi hihi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
hân ngô gia
Xem chi tiết
Võ Hoàng Khôi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết