Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái đất

Huy Tran
Xem chi tiết

Phạm vi hoạt động của: 

+) Gió Tín Phong: khoảng 30 độ Bắc và Nam đến Xích đạo.

+) Gió Tây ôn đới: khoảng 30 độ Bắc, Nam đến 60 độ Bắc, Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thúy (tina...
20 tháng 2 2021 lúc 12:45

- Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

 

- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).

Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

Bình luận (0)

Gió Tín Phong: Phạm vi hoạt động: Từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc ; từ Xích Đạo đến chí tuyến Nam.

                         Hướng gió: Từ hai đường chí tuyến thổi vào Xích Đạo

Gió Tây ôn đới: Phạm vi hoạt động: Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc; từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

                          Hướng gió: Từ chí tuyến Bắc thổi ra vòng cực Bắc; từ chí tuyến Nam thổi ra vòng cực Nam.

Bình luận (0)
Huy Tran
Xem chi tiết
Ngố ngây ngô
18 tháng 2 2021 lúc 10:46

Câu 2: Nước ta nằm có loại gió nào hoạt động quanh năm:

A.Gió Tín Phong      B. Gió Tây ôn đới         C. Gió Đông cực              D. Cả 3 loại gió.

Bình luận (0)

Câu 2: Nước ta nằm có loại gió nào hoạt động quanh năm:

A.Gió Tín Phong     

B. Gió Tây ôn đới       

C. Gió Đông cực             

D. Cả 3 loại gió.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
18 tháng 2 2021 lúc 10:48

 

A.Gió Tín Phong

 

Bình luận (0)
Đồng Tuấn Dương
Xem chi tiết
Trúc Giang
30 tháng 6 2020 lúc 10:30

1:

- Gió là sự chuyển động của các không khí từ các khu khí áp cao về các khu vực khí áp thấp.

- Trên trái đất có ba loại gió chính là: gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới và gió Đông Cực

2:

Bài 19 : Khí áp và gió trên Trái đất

Bình luận (0)
Vũ Thuỳ Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trâm
16 tháng 4 2020 lúc 21:21

- Không khí tuy nhẹ, nhưng vẫn có trọng lượng và tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất, tạo ra khí áp.

Bình luận (0)
Lý Thuận Hồng Hạnh
17 tháng 4 2020 lúc 20:42

Cảm ơn ạ

Bình luận (0)
nguyễn văn ngọc
Xem chi tiết
ĐỖ CHÍ DŨNG
27 tháng 9 2018 lúc 12:33

Nguyên nhân sinh ra gió

a/ Khí áp

b/ nhiệt độ

c/ độ cao

d/ độ ẩm

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÁ ...

Bình luận (5)
nguyễn văn ngọc
Xem chi tiết
ĐỖ CHÍ DŨNG
18 tháng 9 2018 lúc 10:09

a / khí áp

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÁ NGUYỄN VĂN NGỌC ....

Bình luận (4)
Heocuteee
9 tháng 5 2019 lúc 5:44

Khí áp

Bình luận (0)
Min Yoongi
Xem chi tiết
nguyễn thu thảo
23 tháng 7 2018 lúc 23:07

Hỏi đáp Địa lý

Bình luận (0)
Min Yoongi
Xem chi tiết
nguyễn thu thảo
23 tháng 7 2018 lúc 23:03

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp, trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xem kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Từ xích đạo về hai cực có đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

- Gió Tây ôn đới là gió thổi từ các đai áp ở chí tuyến về các đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60o. Tín phong (Mậu dịch) là gió thổi từ các đai áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo.

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 8:37
- Khí áp trên trái đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo đi về 2 cực Bắc và Nam. - Gió Tín phong: là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. - Gió Tây ôn đới: Là loại gió thổi thường xuyên từ áp cao chí tuyến về áp thấp ở khoảng 66 độ Bắc và 60 độ Nam.
Bình luận (0)
Min Yoongi
Xem chi tiết
nguyễn thu thảo
23 tháng 7 2018 lúc 23:02

Do có sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió.Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu áp thấp.

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 8:38

Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí trên một quy mô lớn. Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió.

Bình luận (0)
Weendy
Xem chi tiết
Thời Sênh
11 tháng 7 2018 lúc 10:30

1. - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

2. Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

3. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

- Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).

- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N).

- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).

- Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

Các loại gió trên Trái Đất:

- Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N (nơi có áp cao) về phía Xích đạo (áp thấp). Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.

- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60° B và N (nơi có áp thấp).

Do sự tự quay của Trái Đất, sinh ra lực Côriôlít làm cho các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

Bình luận (0)
Huỳnh Nguyễn Minh Thư
11 tháng 7 2018 lúc 12:45

1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?
Trả lời:
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.


2: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
Trả lời:
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.


3: Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới.
Trả lời:
a) Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:
- Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi toà ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không khí ở khu vực các vĩ tuyến 30 - 35°B và N)
- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
- Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).
b) - Gió Tín phong (gió Mậu dịch): là loại gió thổi quanh năm theo một chiều từ các vĩ tuyến 30°B và N về phía Xích đạo. Loại gió này được sinh ra do sự chênh lệch giữa áp cao chí tuyến với áp thấp xích đạo.
- Gió Tây ôn đới: là loại gió thổi quanh năm từ vĩ tuyến 30 - 35°B và N (nơi có áp cao) về khoảng các vĩ tuyến 60 (nơi có áp thấp).
Do sự tự quay của Trái Đất, các gió Tín phong và gió Tây không thổi theo phương kinh tuyến mà bị lệnh về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.

Bình luận (0)