Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácLà lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm 2 quá trình: phong hoá các loại đá và xâm thực (do nước chảy, gió).
- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
- Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động.
- Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.
+ Hiện nay trên Trái Đất có khoảng trên 500 núi lửa hoạt động.
+ Vùng ven bờ lục địa quanh Thái Bình Dương có gần 300 núi lửa còn hoạt động.
- Cấu tạo của núi lửa:
- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội.
+ Gây thiệt hại lớn về: người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình xây dựng, của cải,...
- Để đo các chấn động của động đất người ta dùng thang RICHTE ( 9 bậc).
Tác hại của một trận động đất.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!