Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Bình nguyên (đồng bằng)

a. Độ cao

- Độ cao tuyệt đối từ 200m → 500m.

b. Đặc điểm hình thái

- Hai loại đồng bằng:

+ Do băng hà bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng.

+ Do phù sa sông, biển bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng.

Đồng bằng sông Hồng do phu sa sông Hồng bồi tụ.

c. Khu vực nổi tiếng

- Bình nguyên do băng hà bào mòn: Châu Âu, Canada.

- Bình nguyên do phù sao sông, biển bồi tụ: Hoàng Hà, sông Hồng, Sông Cửu Long.

d. Giá trị kinh tế

- Trồng cây lương thực →  Nông nghiệp phát triển → Dân cư đông đúc.

- Tập trung nhiều thành phố lớn.

@63655@@30294@

 2. Cao nguyên

a. Độ cao

- Độ cao tuyệt đối trên 500m.

b. Đặc điểm hình thái

- Bề mặt tương đối bằng  phẳng hoặc gợn sóng nhưng có sườn dốc.

Mông Cổ được mệnh danh là đất nước cao nguyên do diện tích đất nước này phần lớn là cao nguyên.

c. Khu vực nổi tiếng

- Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc).

- Cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam).

d. Giá trị kinh tế

- Trồng cây công nghiệp.

Phát triển trồng cây cà phê ở Tây Nguyên, Việt Nam.

- Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh qui mô lớn.

Phát triển chăn nuôi gia súc ở Tây tạng, Trung Quốc.

@30295@@30296@

3. Đồi

a. Độ cao

- Độ cao tương đối dưới 200m.

b. Đặc điểm hình thái

- Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.

- Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.

c. Khu vực nổi tiếng

- Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên (Việt Nam).

Đồi chè Ô Long ở SaPa, Việt Nam.

d. Giá trị kinh tế

- Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.

Trồng chè tại Tân Cương, Thái Nguyên.

- Chăn thả gia súc.

Chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La.

@30298@@30302@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!