Bài 14 : Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo)

Bài 1 (SGK trang 48)

Hướng dẫn giải

Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường là dưới 200m, là nơi thuận lợi cho việc trồng các cây lương thực và thực phẩm.

Có hai loại bình nguyên:

+Bình nguyên do băng hà bào mòn

+Bình nguyên bồi tụ

Gọi là bình nguyên bồi tụ vì:

Các bình nguyên này được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông, biển

(Trả lời bởi Trần Lê Nhật Hạ)
Thảo luận (3)

Bài 2 (SGK trang 48)

Hướng dẫn giải

Xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì chúng thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.

(Trả lời bởi Linh Diệu)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 48)

Hướng dẫn giải

Tuỳ vị trí nơi trường đóng, các em có thể nói về đặc điểm các dạng địa hình của địa phương em với các nội dung sau:

- Nếu là dạng địa hình đồng bằng:

+ Thuộc loại nào (do sông, suối nào bồi tụ nên).

+ Đặc điểm bề mặt (bằng phẳng hay gợn sóng).

+ Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không.

+ Dân cư đông đúc hay không.

- Nếu là dạng địa hình cao nguyên:

+ Thuộc loại cao nguyên nào (do núi lừa hoặc do núi đá vôi tạo nên).

+ Đặc điếm bề mặt (bàng phang hay gợn sóng, có đồi hay không), đặc điểm sườn.

+ Có thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc không. + Dân cư đông đúc hay thưa thớt.

- Nếu là dạng địa hình đồi:

+ Có nhiều đồi hay không, dạng đồi bát úp đơn độc, hay các dãy đồi kéo dài. + Đặc điếm đỉnh, sườn đồi.

+ Thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hay không.

+ Dân cư có đông đúc hay không.



(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)

Câu C1 (SGK trang 47)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

So sánh bình nguyên và cao nguyên, ta thấy những điểm giống nhau và khác nhau như sau:

Dạng địa hình

Đồng bằng

Cao nguyên

Giống nhau

Bề mặt tương đối bằng phẳng.

Khác nhau

- Độ cao tuyệt đối dưới 200m.

- Không có sườn.

- Độ cao tuyệt đối trên 500m.

- Sườn dốc nhiều khi dựng đứng thành vách so với xung quanh.

- Là dạng địa hình miền núi.



(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Thảo luận (3)