Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngoc Lê
Xem chi tiết
bùi minh tiến
20 tháng 12 2020 lúc 17:49

 Tác động của nội lực làm cho địa hình bề mặt Trái Đất trở trên gồ ghề còn ngoại lực lại làm san bằng hoặc hạ thấp địa hình . ... Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

ミ★ήɠọς τɾίếτ★彡
20 tháng 12 2020 lúc 18:00

nội lực: là những lực đc sinh ra từ bên trong trái đất

tác động:làm cho bề mặt trái đất trở nên gồ ghề,cao lên

ngoại lực:là những lực đc sinh ra ở bên ngoài ,trên bề mặt của trái đất 

tác động: làm cho bề mặt trái đất bị sang bằng ,hạ thấp

 

Lê Minh Hiếu
21 tháng 12 2020 lúc 13:59

 -Nội lực: là lực sinh ra bên trong trái đát làm thay đổi vị trí lớp đá của vá Trái Đất dẫn tối hình thành địa hình như tạo núi, tạo hoạt động núi lửa và động đất => Làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, cao lên (Ví dụ: Uốn nếp các lớp đá tạo ra các dãy núi như Himalaya, Hoàng Liên Sơn,...; Tạo ra các đứt gãy sâu, làm các vật chất nóng chảy tràn ra bề mặt trái đất gây động đất, núi lửa ở các khu vực thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương như In-đo, Nhật Bản,..)

- Ngoại lực: là những lực xẩy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí => San bằng hạ thấp bề mặt trái đất (Ví dụ: Quá trình xói mòn rửa trôi ở thượng nguồn và bồi tụ phù sa ở các khu vực hạ lưu các con sông; Sóng biển với sức đập và sức nén bào mòn các bờ biển, gây hoang mạc hóa bờ biển hoặc với các bờ biển cao tạo ra các ghềnh đá đĩa như ở Phú Yên;...)

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xẩy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

Lê Hoàng Minh
Xem chi tiết
Hỗ Trợ Học Tập
22 tháng 12 2020 lúc 22:57

Bản chất của núi lửa, động đất xảy ra do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hay phun trào núi lửa

Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.

Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.

Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền).

Nguyễn Tiến Nhật
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 12 2020 lúc 20:45

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người cần phải có những biện pháp để phòng tránh. Cụ thể đó là:

Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
bluerose
26 tháng 12 2020 lúc 16:35

để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra chúng ta cần :

+dự đoán trước động đất 

+sơ tán người dân 

+ xây nhà chịu được chấn động lớn

+ tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện 

Quynh Anh
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Anh
25 tháng 12 2020 lúc 20:28

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

 Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 17 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.[1] Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc "thuyết mảng". This type of volcanism falls under the umbrella of "plate hypothesis" volcanism.[2] Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những "điểm nóng", ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mang kiến tạo trược lên nhau.

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sulfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

 

Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian. Từ chấn động cũng được sử dụng cho rung động địa chấn nhưng không gây ra động đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.

Theo định nghĩa chung, trận động đất từ được sử dụng để mô tả bất kỳ sự kiện địa chấn nào dù là tự nhiên hay gây ra bởi con người, người tạo ra sóng địa chấn. Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân. Điểm vỡ của trận động đất ban đầu được gọi là chấn tiêu (hypocenter) hoặc trọng tâm của nó. Tâm chấn là điểm ở mặt đất ngay phía trên chấn tiêu.

 

Nguyen Thao
Xem chi tiết
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:35

Tác động của nội lực và ngoại lực.

- Nội lực: là lực sinh ra bên trong trái đát làm thay đổi vị trí lớp đá của vá Trái Đất dẫn tối hình thành địa hình như tạo núi, tạo hoạt động núi lửa và động đất.

- Ngoại lực: là những lực xẩy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí.

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xẩy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

Nguyen Thao
26 tháng 12 2020 lúc 11:59

vuivuivuivui

Nguyen Thao
26 tháng 12 2020 lúc 12:02

giup minh voi cac ban oi

Ngô Hải Nam
Xem chi tiết
Bui Cong The
27 tháng 12 2020 lúc 16:22

sẽ cùng ba me di chuyển vào vùng an toàn để lánh nạn

 

Lâm Đức Khoa
27 tháng 12 2020 lúc 16:38

di chuyển đến nơi an toàn

Lê Minh Hiếu
28 tháng 12 2020 lúc 11:11

- Đầu tiên là tuyệt đối bình tĩnh không gây hoảng loạn, việc hoảng loạn, sẽ càng làm tình hình trở nên phức tạp.

- Nếu là động đất, có thể chạy nhanh đến khu vực bãi đất trống, hầm trú ẩn, hoặc nấp dưỡi gầm bàn, gầm tủ, các góc của ngôi nhà để phòng trường hợp bị tường hoặc các vật đổ vào gây chấn thương.

- Nếu là núi lửa thì di tản theo sự chỉ đạo của chính quyền.

- đảm bảo thức ăn nguồn nước đủ cho đến khi có cứu trợ.

 

Trí Hải ( WITH THE NICKN...
Xem chi tiết
Eremika4rever
29 tháng 12 2020 lúc 10:33

Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ. Hơn nữa, Khi đã nguội có rất nhiều khoáng sản xung quanh

Chúc bạn học tốt!

Tick mình nha

 
Lê Minh Hiếu
29 tháng 12 2020 lúc 15:02

- Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

Ví dụ: Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

- Mặt khác, ở một số nơi, xung quanh núi lửa sẽ có nhiều mạch nước nóng, suối nước nóng, có vai trò cho sức khỏe con người và du lịch.

- Quanh núi lửa sẽ có nhiều khoáng sản quý hiếm, với áp suất cao, nhiệt độ lớn thuận lợi cho sự hình thành của kim cương tự nhiên, quanh núi lửa cũng có nhiều quặng phi kim như lưu huỳnh,...

👉Vigilant Yaksha👈
30 tháng 12 2020 lúc 10:05

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

My Dinh
Xem chi tiết
Phong Thần
30 tháng 12 2020 lúc 17:26

Núi lửa: Dung nham được phun ra từ núi lửa là một thứ nham thạch nóng chảy đi lên từ đất. Tầng trên của lớp áo trái đất thường có trạng thái sền sệt, chỉ cần nhiệt độ tăng lên chút ít hoặc hạ áp suất xuống thì mắc ma này sẽ biến thành chất lởng (mắc ma lớp áo theo các vết nứt của vở trái đất). Nó nhẹ hơn nhiều lớp đá bao quanh nên dễ bị đẩy lên khởi bề mặt của trái đất. Mắc ma chứa rất nhiều khí thiên nhiên, khi gặp không khí, khí thiên nhiên sẽ bốc cháy tạo thành hiện tượng núi lửa phun. Dung nham ồ từng vùng có thể có độ linh động và lượng khí thiên nhiên khác nhau, do đó có nhiều kiểu phun trào khác nhau. Mắc ma có thể phun được lên trực tiếp từ lốp áo của trái đất hoặc có thể được trữ ở những lò mắc ma, một loại hốc lõm trong vở trái đất.

Động đất: Động đất (hay là hoạt động địa chấn) thường xảy ra ở các vùng có vết nứt lớn. Đá đột nhiên bị di chuyển mạnh gây ra chấn động lớn, lan truyền đi mọi hướng. Phần lớn các vệt đứt gãy của vở trái đất đều di chuyển rất chậm. Nếu ở nơi này sinh ra một sức cản thì năng lượng bị tích tụ hàng năm thậm chí hàng thê” kỷ. Đến một thòi điểm nào đó, đá xung quanh không chịu nổi áp lực nữa thì sẽ xảy ra hiện tượng động đất. Nơi phát sinh ra hiện tượng này được gọi là địa chấn, thường nằm ngay dưới bề mặttrái đất gọi là tâm ngoài, chính nơi đây sẽ phát ra các tín hiệu địa chấn đầu tiên. Tuy nhiên hiện nay các nhà địa, vật lý vẫn chưa dự báo được chắc chắn các hơi sẽ sinh ra động đất.

Hoàng Dự
30 tháng 12 2020 lúc 21:21

Dự báo sơ tán dân

sơ tán người dân,dựng nơi trú ẩn,..

Lâm Đức Khoa
31 tháng 12 2020 lúc 17:18

Sơ tán người dân khi núi lửa xảy ra,xây dựng các trạm nghiên cứu