Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?
A. Cung-cầu, cạnh tranh
B. Nhu cầu của người tiêu dùng
C. Khả năng của người sản xuất
D. Số lượng hàng hóa trên thị trường
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ
A. Thấp hơn
B. Cao hơn
C. Bằng nhau
D. Tương đương
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ
A. Thấp hơn
B. Cao hơn
C. Bằng nhau
D. Tương đương
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Bằng nhau
D. Tương đương nhau
Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể thấp hoặc cao hơn giá trị là do:
A. tác động của người mua.
B. tác động của cung - cầu.
C. tác động của người sản xuất.
D. tác động của người bán.
Giả sử, trên thị trường, hàng hóa A đang bán với giá cả thấp hơn giá trị. Nếu là người sản xuất, để không bị thua lỗ em sẽ
A. thu hẹp sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
B. mở rộng sản xuất.
C. mở rộng tối đa sản xuất.
D. bỏ sản xuất
Từ tháng 10/2019 giá thịt lợn ở Việt Nam tăng đột biến. Theo nội dung quan hệ cung - cầu, giả cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất khi
A. cung nhỏ hơn cầu.
B. cung lớn hơn cầu.
C. cầu tỉ lệ thuận với cung.
D. cung bằng cầu.
Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải
A. vay vốn ưu đãi.
B. hợp lí hoá sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. sản xuất một loại hàng hoá.
D. nâng cao uy tín cá nhân.
Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải:
A. cải tiến khoa học kĩ thuật.
B. đào tạo gián điệp kinh tế.
C. nâng cao uy tín cá nhân.
D. vay vốn ưu đãi.